Chọn thanh dẫn thanh góp 1 Khái niệm chung

Một phần của tài liệu Giáo trình nhà máy điện phần 2 đh bách khoa đà nẵng (Trang 30 - 32)

- Mạng trung tính cách điệ n:

5.9.Chọn thanh dẫn thanh góp 1 Khái niệm chung

3. Sơ đồ BI nối theo kiểu sao hoàn toàn

5.9.Chọn thanh dẫn thanh góp 1 Khái niệm chung

5.9.1. Khái niệm chung

Thanh dẫn là những dây dẫn trần hay một hệ thống dây dẫn được gắn chặt trên sứ, tạo sự liên hệ về điện giữa các phần tử của thiết bị điện.

Trong các thiết bị điện điện áp dưới 35 KV ta thường dùng thanh dẫn cứng, còn các thiết bị điện điện áp từ 35 KV trở lên thì thường dùng thanh dẫn mềm gồm nhiều dây dẫn nhiều sợi bằng nhôm hoặc bằng nhôm lõi thép hay bằng đồng.

Để gắn chặt các thanh dẫn cứng ta dùng sứ đỡ, đối với thanh dẫn mềm ta dùng sứ treo.

Hiện nay trong thiết bị phân phối điện ở các cấp điện áp người ta dùng rộng rãi thanh dẫn nhôm, thanh dẫn đồng chỉ dùng cho vùng ven biển, bụi công nghiệp nhiều. Dây dẫn thép chỉ dùng ở thiết bị dòng điện bé ( 200 ÷ 300 ) A ( vì có hiện tượng từ trể và dòng điện xoáy ).

Trong các thiết bị phân phối điện, người ta dùng các thanh dẫn có tiết diện khác nhau. Hình dáng tiết diện thanh dẫn phải đảm bảo sao cho hệ số hiệu ứng mặt ngoài nhỏ nhất, tản nhiệt tốt, momen chống uốn lớn, lắp ráp đơn giản.

Đối với thanh dẫn cứng ta có các loại sau: - Thanh dẫn tiết diện hình chữ nhật :

Thiết bị phân phối điện trong nhà người ta rất rộng rãi loại thanh dẫn hình chữ nhật. Đối với thanh dẫn này thường tỷ số b/h = (1/5-1/12). Thanh dẫn này có hiệu ứng mặt ngoài nhỏ, momen chống uốn khá lớn, nối các thanh dẫn chữ nhật với nhau và với các thiết bị điện rất đơn giản.

Những ưu điểm này chỉ có ý nghĩa khi tiết diện thanh dẫn bé hơn (120 x 10) mm2, dòng điện cho phép là 2.650A đối với đồng và 2.070A đối với nhôm (khi to = 250C và thanh dẫn được sơn). Vì vậy khi dòng điện làm việc lớn hơn, phải dùng thanh dẫn chữ nhật ghép bằng một số thanh chữ nhật hay dùng thanh dẫn có hình dạng khác.

Khi dòng điện làm việc lớn hơn dùng thanh dẫn ghép, mỗi pha gồm hai thanh dẫn trở lên, giữa hai thanh có thể đặt miếng đệm và bề dày tấm đệm bằng bề dày thanh dẫn. Khi dòng điện lớn hơn (2000 ÷ 3000)A, người ta dùng thanh dẫn rỗng tiết diện vuông hay tròn hoặc thanh dẫn hình máng.

Đối với thanh dẫn chữ nhật ghép thì khoảng cách giữa hai thanh cạnh nhau bằng bề rộng của một thanh. Khi tăng số lượng thanh dẫn trên một pha khả năng tải của thanh dẫn ghép có tăng nhưng không tỷ lệ với số thanh dẫn ghép do có hiệu ứng gần. (các thanh ở giữa mang dòng điện bé hơn các thanh ngoài rất nhiều.Vì vậy dòng điện cho phép của thanh dẫn ghép không tỉ lệ bậc nhất với số thanh đã ghép). Hơn nữa do lực điện động sinh ra trong một pha lớn nên khó đảm bảo ổn định động. Nếu tăng khoảng cách thì sẽ tăng dòng điện cho phép, nhưng lúc ấy thiết bị sẽ cồng kềnh. Vì vậy người ta không ghép quá hai thanh.

b h b b b 0.5 0.5 b b b 0.4 0.2 0.4 b b b 0.4 0.1 0.1 0.4 h H\ d D\ Ghép ba thanh Ghép hai Ghép bốn thanh r c y yo y b y yo y x x h Vuông rỗng Tròn rỗng Hình máng

Đối với loại thanh dẫn hình máng và hình ống thì hiệu ứng mặt ngoài của chúng tương đối nhỏ, momen chống uốn lớn nên độ bền về cơ cao, khả năng trao đổi nhiệt với bên ngoài tăng. Trong thiết bị phân phối điện người ta thường dùng thanh dẫn hình máng gồm hai nữa đối xứng nhau qua trục thanh dẫn, được hàn lại bằng một số mối hàn phân bố đều, tại các mối hàn đặt các tấm đệm, giữa hai mối hàn gần nhau có khe hở. Loại thanh dẫn hình máng bằng nhôm được sử dụng thuận lợi nhất vì lắp ráp dễ dàng.

Chú ý với điện áp lớn hơn hoặc bằng 110 KV không được dùng thanh dẫn hình máng hay hình ống vì hiện tượng vầng quang rất mạnh.

Thanh dẫn cứng được sơn bằng êmy theo các pha tiêu chuẩn: Pha A màu vàng, pha B màu xanh, pha C màu đỏ. Trung tính màu trắng ( nếu là trung tính cách điện) hay màu tím nếu là trung tính trực tiếp nối đất. Dây dẫn mềm chỉ sơn các đầu nắp sứ.

Một phần của tài liệu Giáo trình nhà máy điện phần 2 đh bách khoa đà nẵng (Trang 30 - 32)