Quy trình lựa chọn báo cáo ADR và bệnh án vào nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hình thành tín hiệu và cách xử trí các trường hợp phản vệ từ dữ liệu báo cáo ADR tự nguyện tại việt nam (Trang 29 - 30)

Báo cáo ADR liên quan đến các trường hợp phản vệ (báo cáo phản vệ - case), báo cáo không liên quan đến các trường hợp phản vệ (noncase) và bệnh án liên quan đến các trường hợp phản vệ tương ứng với báo cáo ADR (bệnh án phản vệ) được sàng lọc dựa trên cơ sở dữ liệu báo cáo tự nguyện theo quy trình sau:

*

Báo cáo không liên quan đến ADR: báo cáo ngộ độc, tự sát, báo cáo chất lượng thuốc, báo cáo không liên quan tới thuốc.

**

Thời gian tiềm tàng: Thời gian tính từ lần dùng thuốc cuối cùng đến khi xuất hiện ADR.

Hình 2.1: Quy trình lựa chọn báo cáo và bệnh án vào nghiên cứu

Báo cáo đủ 4 thông tin về tuổi, giới, thuốc nghi ngờ và

biểu hiện ADR

Có hạ huyết áp nghiêm trọng hoặc có biểu hiện trên 2 trong

4 hệ cơ quan (da/niêm mạc, tim mạch, hô hấp, tiêu hóa) Cán bộ y tế mô tả là sốc phản vệ hoặc phản ứng phản vệ

Loại báo cáo thiếu 1 trong các thông tin tuổi/giới/thuốc nghi ngờ/biểu hiện ADR

Không Có

Case

Noncase

Case

Cơ sở dữ liệu báo cáo tự nguyện

Loại báo cáo không liên quan tới ADR*

Cơ sở dữ liệu báo cáo ADR

Xác định báo cáo từ 16 bệnh viện gửi trước 5/7/2014 và có ngày xảy ra ADR từ 1/1/2013

đến 31/5/2014

Báo cáo hồi cứu được bệnh án

Bệnh án phản vệ

Áp dụng tiêu chuẩn xác định các trường hợp phản vệ

Loại báo cáo có thời gian tiềm tàng trên 1 ngày hoặc không có thông tin**

Dựa trên thông tin bệnh viện, ngày gửi báo cáo và ngày xảy ra ADR

Loại báo cáo không hồi cứu được bệnh án Không

22

Theo quy trình này, quá trình lựa chọn báo cáo case và noncase gồm các bước: - Bước 1: Loại khỏi nghiên cứu những báo cáo không liên quan đến ADR

(báo cáo chất lượng, báo cáo ngộ độc tự sát, báo cáo không liên quan đến thuốc) và báo cáo thiếu một trong các thông tin tuổi, giới, thuốc nghi ngờ và mô tả biểu hiện ADR.

- Bước 2: Xác định báo cáo case (báo cáo phản vệ) theo các trường hợp đã trình bày tại mục 2.1.2.

- Bước 3: Loại khỏi nghiên cứu những báo cáo ADR có biểu hiện giống phản vệ nhưng có thời gian xuất hiện ADR tính từ lần dùng thuốc cuối cùng trên 1 ngày hoặc khôngcó thông tin. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các báo cáo ADR còn lại, được xếp vào noncase.

Đối với bệnh án phản vệ tại 16 bệnh viện (đối tương nghiên cứu của mục tiêu 3), quá trình thu thập thông tin được thực theo các bước sau:

- Bước 1: Tổng hợp các báo cáo ADR do 16 bệnh viện gửi tới Trung tâm DI & ADR Quốc gia trước ngày 5/7/2014 có ngày xảy ra phản ứng từ 1/1/2013 đến hết 31/5/2014.

- Bước 2: Gửi danh sách các báo cáo ADR trên theo từng bệnh viện, tiến hành tra mã bệnh án tương ứng tại bệnh viện và rút tất cả bệnh án tương ứng với các báo cáo ADR.

- Bước 3: Xác định các bệnh án phản vệ theo các trường hợp đã trình bày tại mục 2.1.2.

- Bước 4: Thu thập thông tin từ những bệnh án phản vệ được xác định ở bước 3 theo “Bản thu thập các thông tin đánh giá phản vệ” (phụ lục 3)

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hình thành tín hiệu và cách xử trí các trường hợp phản vệ từ dữ liệu báo cáo ADR tự nguyện tại việt nam (Trang 29 - 30)