Xây dựng ý thức nghề nghiệp cho biên tập viên.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN Biên tập xuất bản (Trang 30 - 33)

Y thức nghề nghiệp thể hiện trình độ tự giác (tự ý thức) của cán bộ biên tập trong công tác của mình. ý thức tự giác ấy biểu hiện thống nhất giữa tri thức nghề nghiệp với phẩm chất đạo đức, tình cảm của người cán bộ biên tập. ý thức tự giác nghề nghiệp của biên tập viên thể hiện ở các phương diện cụ thể sau:

4.1. Lòng tự hào nghề nghiệp.

Nghề biên tập trong xã hội hiện đại là một nghề cao quý. Có thể nói xã hội tôn vinh, coi trọng sách như thế nào thì cũng tôn vinh coi trọng nghề làm

sách, nghề biên tập như vậy. Sách là công cụ chứa đựng, bảo tồn và lưu truyền văn hoá thì nghề biên tập chính là nghề truyền bá và kế thừa văn hoá, xây dựng tâm hồn con người, xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội. Biên tập còn là một nghề có tính sáng tạo cao, bởi nó, cùng với tác giả tạo nên các giá trị văn hoá tinh thần, giá trị cơ bản nhất, “linh hồn” của mỗi xuất bản phẩm. Sáng tác mỗi tác phẩm là sự sáng tạo độc đáo của mỗi tác giả, biên tập mỗi tác phẩm cũng là sự tiếp tục sáng tạo, sáng tạo lại của biên tập viên. biên tập viên là độc giả đầu tiên của tác phẩm, đồng thời cũng là người tô điểm, sửa sang cho tác phẩm trở nên hoàn thiện, đẹp đẽ trước khi đến với công chúng. Do vậy, biên tập là một nghề nghiệp đầy sức quyến rũ, cho phép biên tập viên phát huy tối đa tính sáng tạo, khả năng tưởng tượng, khả năng nghiên cứu, khả năng thể hiện trong công tác cụ thể và có thể đem lại cho những người làm nghề này cảm giác thoả mãn, thăng hoa để họ có thể tự hào gắn bó với nghề.

4.2. Ý thức trách nhiệm nghề nghiệp.

Không chỉ là một nghề nghiệp vinh quang, biên tập còn là nghề đòi hỏi ở mỗi cá nhân theo đuổi nghề biên tập một ý thức trách nhiệm vô cùng to lớn. Biên tập góp phần thiết kế, tạo dựng đời sống văn hoá, khai thác và truyền bá các giá trị văn hoá, xây dựng nhân cách con người. Biên tập phát hiện và bồi dưỡng các nhân tài văn hoá. Với nghĩa đó, biên tập viên cũng là những “kỹ sư tâm hồn”, có trách nhiệm vô cùng to lớn đối với đời sống tinh thần của xã hội.

Biên tập nếu không ý thức đầy đủ điều đó, có thể để lại những sai sót ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển ổn định của xã hội, sự thịnh suy của văn hoá, sự lành mạnh của tâm hồn, đến vận mệnh và tương lai của tác giả và độc giả. Một cuốn sách tốt có thể thổi vào dư luận, xã hội những quan điểm, tư tưởng đúng đắn, lành mạnh, là tấm gương đạo đức cho cả một thế hệ trẻ noi theo. Một cuốn sách tồi có thể làm lệch lạc suy nghĩ của cả một bộ phận người trong xã hội, gây ảnh hưởng xấu đến tất cả mọi mặt trong cuộc sống.

Là người trực tiếp làm ra những cuốn sách, hơn ai hết, biên tập viên cần là người hiểu rõ ý thức trách nhiệm của mình.

Trách nhiệm cao cả trước xã hội, trước các tác giả và độc giả đòi hỏi người cán bộ biên tập phải nâng cao năng lực, bản lĩnh nghề nghiệp của mình. Bởi có năng lực nghề nghiệp mới nắm đúng được nhu cầu của xã hội, phát hiện được đề tài đánh gái đúng chất lượng tác phẩm. Có như vậy mới tránh được các sai lầm bỏ sót các nhân tài văn hoá, “chữa lợn lành thành lợn què”, để bạn đọc thưởng thức những món ăn tinh thần còn quá nhiều “cát”, “sạn”. Đó là đòi hỏi cao về ý thức trách nhiệm của người cán bộ biên tập xuất bản.

4.3. Xây dựng lý tưởng nghề nghiệp.

Lý tưởng nghê nghiệp chính là phấn đấu thực hiện đầy đủ mô hình nhân cách nghề nghiệp, là sự cụ thể hoá mỗi nhân cách đó với mỗi cán bộ biên tập ở một lĩnh vực công tác cụ thể. Ngoài phẩm chất về chính trị, về đạo đức, ý thức trách nhiệm trước xã hội, cơ cấu tri thức của người cán bộ biên tập lý tưởng phải gồm các mặt sau:

- Tri thức cơ sở văn hoá: tối thiểu ở bậc đại học một khoa học chuyên ngành (văn học, khoa học kỹ thuật, hoá học, sử học, kinh tế học,...) và một số tri thức văn hóa thiết yếu khác của người biên tập là: ngôn ngữ, ngoại ngữ, tin học.

- Tri thức nghiệp vụ biên tập: Biên tập viên phải nắm vững tri thức thao tác cụ thể của các công đoạn biên tập: chọn đề tài, tổ chức bản thảo, gia công chỉnh lý, đối chiếu kiểm tra bản in thử... tức là phải thành thạo kỹ năng biên tập

-Tri thức chuyên môn sâu liên quan đến phạm vi mà biên tập viên phụ trách, trong một giới hạn nào đó, tri thức đó phải ở trên bậc đại học, ở bậc chuyên gia như những người nghiên cứu sáng tác - ở nước ta phải từ tiến sĩ trở lên.

- Tri thức quản lý kinh doanh xuất bản phẩm: Biên tập viên phải nắm được quy trình sản xuất, biết tính toán giá thành và cách hạ giá thành sản phẩm, biết tiếp thị và phát hành.

- Tác phong công tác nghiêm cẩn, tỉ mỉ là yêu cầu bắt buộc trong nhân cách nghề nghiệp của một biên tập viên lý tưởng. Bởi bất cứ sai sót nhỏ nào trong nghề nghiệp cũng có thể gây ra các tổn thất khó lường, có khi rất lớn trong xã hội.

Lý tưởng nghề nghiệp là mô hình phấn đấu suốt đời của một biên tập viên. Không một khoa nào, một trường đại học nào có thể đào tạo trong một khoá học được ngay một biên tập viên đạt các phẩm chất như vậy. Trong sự nghiệp cán bộ biên tập, chúng ta không thể cầu toàn. Một người biên tập cụ thể không thể tinh thông tất cả những tri thức trong mô hình lý tưởng nghề nghiệp biên tập, song phải phấn đấu để có một tri thức đa dạng, giỏi chuyên sâu về một mặt nào đó và có thể thích ứng với yêu cầu của một số mặt khác. Mặt khác, mô hình nhân cách biên tập lý tưởng cũng luôn luôn phát triển cho phù hợp với sự tiến bộ của thời đại và khoa học công nghệ. Biên tập viên phải luôn tự hoàn thiện mình trong thực tiễn công tác, kết hợp làm biên tập với học tập... Và đó cũng là yêu cầu về phẩm chất lý tưởng của người cán bộ biên tập.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN Biên tập xuất bản (Trang 30 - 33)

w