Hướng giải quyết những khó khăn trên.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN Biên tập xuất bản (Trang 28 - 30)

Sự vất vả trong nghề biên tập là điều không thể tránh khỏi, để vượt qua điều này:

- Người biên tập viên cần có tình yêu thực sự với công việc. Khi đến với nghề biên tập, bạn cần xác định rằng, nghề nghiệp này sẽ cho bạn niềm an vui khi làm công việc mình thích chứ không phải là nghề nghiệp có thể khiến bạn giàu có. Thực tế cho thấy biên tập là ngành nghề có thu nhập thấp so với mặt bằng chung.

- Tuy nhiên, nhà nước và các đơn vị doanh nghiệp cần có những đãi ngộ cần thiết và mức lương đủ sống với người biên tập viên trong điều kiện kinh tế thị trường khó khăn hiện nay. Có câu “Có thực mới vực được đạo”, lại có câu “Cơm áo không đùa với khách thơ”. Người biên tập viên chỉ có thể toàn tâm toàn ý với công việc khi họ được đảm bảo một mức sống nhất định.

Vấn đề trình độ chuyên môn:

- Không chỉ hài lòng với một tấm bằng cử nhân biên tập xuất bản, bạn cần có một bằng đại học chuyên môn về một lĩnh vực nào đó, để có thể phục vụ cho công tác sau này. Sau khi hoàn thành tấm bằng cử nhân xuất bản, bạn có thể theo học hệ văn bằng hai lấy bằng đại học thứ hai về các chuyên ngành cụ thể như văn học, toán học, kinh tế học,...

- Một người cán bộ biên tập không thể giỏi hết các chuyên môn, nhưng cần tập trung sự hiểu biết của mình vào một chuyên môn nhất định, bên cạnh đó cũng cần biết thêm các chuyên môn khác, để khi gặp các đề tài nằm ngoài chuyên môn của mình cũng có thể xử lý ở mức cơ bản nhất.

Vấn đề kinh nghiệm và phông nền văn hoá:

- Đối với những biên tập viên trẻ, cần chú ý đến rèn luyện trong môi trường đại học. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là bạn càn trau dồi kỹ năng sống, tiếp xúc và va chạm với hoàn cảnh nhiều để nâng cao vốn sống, không ngừng trau dồi vốn từ, kiến thức văn hoá ở nhiều vùng miền. Kinh nghiệm và phông văn hoá, cũng như một cái cây, lúc đầy chỉ là hạt mầm nhỏ, nhưng nếu được chăm sóc, tứơi tắm hàng ngày sẽ lớn nhanh thành cái cây cổ thụ theo thời gian.

- Biên tập viên khi xử lý bản thảo gặp phải vấn đề cần chỉnh sửa nhưng nằm ngoài phạm vi kinh nghiệm bản thân thì nên học hỏi từ người đi trước, tra cứu tài liệu, sách vở để biết thêm và xử lý lỗi cho đúng, không nên sửa bừa sẽ gây tổn thất lớn cho cá nhân, nhà xuất bản và độc giả.

Vấn đề ngoại ngữ: Không còn cách nào khác cho vấn đề ngoại ngữ của biên tập viên là phải học. Chỉ có học mới nâng cao vốn hiểu biết và sử dụng thành thạo ngoại ngữ luôn là một lợi thế lớn cho bất kỳ biên tập viên nào.

Vấn đề cạnh tranh giữa xuất bản và các phương tiện truyền thông đại chúng khác:

- Các phương tiện thông tin đại chúng khác có lợi thế so với xuất bản do có sự tiếp cận hình ảnh với công chúng, có các yếu tố nghe, nhìn đa dạng. Mỗi cuốn sách xuất bản cần có hoạt động marketing, quảng bá tới độc giả. Việc mở các triển lãm sách, hội chợ sách nhằm quảng bá hình ảnh nhà Xuất bản, giới thiệu sách mới là rất cần thiết trong hoạt động xuất bản hiện nay.

- Cổ vũ văn hoá đọc, niềm đam mê với sách ở bộ phận giới trẻ hiện nay thông qua các ngày hội đọc sách.

- Mặt khác, người biên tập viên cũng cần vững vàng lý tưởng nghề nghiệp, không dao động trước sự cạnh tranh của các phương tiện truyền thông khác với ngành nghề của mình.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN Biên tập xuất bản (Trang 28 - 30)

w