Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái học của loài râu hùm hoa tía (tacca chantrieri andre, 1901) ở trạm đa dạng sinh học mê linh (Trang 28)

2. 4 Nội dung nghiên cứu

2.5.Phương pháp nghiên cứu

Để Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái học của loài Râu hùm hoa tía (Tacca chantrìerì Andre, 1901) ở Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh,

chúng tôi sử dụng các phương pháp phổ biến đã và đang được áp dụng hiện nay. Các bước tiến hành cụ thể như sau:

Bước 1. Nghiên cứu tài liệu: Kế thừa các kết quả về thông tin, số liệu và những tư liệu, kết quả liên quan đến đề tài mà các công trình nghiên cứu đã báo cáo tổng kết công khai, công bố, đăng tải trên các phương tiện thông tin chính thức, đặc biệt, các thông tin về phân bố, sinh trưởng và phát triển của loài Râu hùm hoa tía.

Bước 2. Điều tra thực đia: Được thực hiện trong các chuyến đi thực địa nhằm thu thập các dữ liệu về phân loại (thu thập mẫu vật, thu thập thông tin về sự phân bố, môi trường sống, quan sát mẫu ở trạng thái sống,...). Để làm tốt công tác điều tra thực địa, chúng tôi tiến hành nghiên cứu theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [20]. Dựa trên hiện trạng của thảm thực

vật, chúng tôi đã phân chia và chọn ra những khu vực nghiên cứu đặc trưng. Các tuyến điều tra sẽ được thiết lập phù hợp vói hiện trạng thảm thực vật. Trên các tuyến, sẽ điều tra và thu thập các loài cây thuốc sẽ nhân trồng.

Điểm 1: N: 21°27’137” Điểm 3: N: 21°23’249” E: 105>42’665” E: 105>42’ 593” Độ cao: 68 m Độ cao: 94 m Điểm 2: N: 21°23’ 197” E: 105>42’ 633” Độ cao: 95m

Để nhận biết ra đối tượng nghiên cứu, chúng tôi căn cứ vào cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật Hạt kín ở Việt Nam của Nguyễn Tiến Bân (1997) [1] và cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh học của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [19]. Việc định loại mẫu vật dựa vào Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ (2001) [9] và các tài liệu về phân loại.

Bước 3. Tiến hành các thí nghiệm

Thí nghiêm 1. Theo dõi khả năng nảy chồi, sinh trưởng và phát triển của các cá thể trong điều kiện trồng tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, ở tọa độ N: 21°37’138”

E: 105)32’662” Độ cao: 61 m

Tiến hành thu thập các cá thể Râu hùm hoa tía tại Trạm Đa dạng Sinh Học Mê Linh. Chúng tôi đã chọn lựa được 140 cá thể đang sinh trưởng khỏe mạnh, không sâu bệnh, sau đó mẫu được xử lý cắt lá và một phần rễ, sát trùng, chống thối bằng tro bếp rồi trồng vào 4 lô thí nghiệm, mỗi lô có diện tích 15 m2, cụ thể như sau:

Lô TN 1: 35 cá thể, bón 4 kg phân hữu cơ hoai mục

Lô TN 2: 35 cá thể, bón 2 kg phân hữu cơ + 1 kg phân vô cơ (NPK) Lô TN 3: 35 cá thể, bón 2 kg phân vô cơ (NPK)

Lô TN 4: 35 cá thể, không bón phân

Sau đó, theo dõi tỷ lệ sống, khả năng nảy chồi, sinh trưởng, phát triển của các cá thể ở các lô thí nghiệm.

Thí nghiêm 2. Theo dõi khả năng sinh trưởng và phát triển của các cá thể trong điều kiện tự nhiên: Để nghiên cứu nội dung này, chúng tôi đã chọn được một quần thể gồm 20 cá thể râu hùm hoa tía ngoài tự nhiên, tại tọa độ:

N: 21°23’249” E: 105)42’ 593” Độ cao: 94 m

Các các thể được đánh dấu và theo dõi số lá/cây, khối lượng củ/cây, số hạưquả.

Bước 4. Phân tích và xử lý số liệu: Được tiến hành trong phòng thí nghiệm, bao gồm việc phân tích mẫu vật, xử lý và tổng hợp số liệu thu thập được, cuối cùng là hoàn thành các nội dung nghiên cứu theo nội dung của đề tài và viết báo cáo theo quy định, số liệu được xử lý bằng các phần mềm toán học; việc mô tả và trình bày các thông tin dựa theo Nguyễn Anh Diệp & al (2007) [6] và Quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam (2008) [3].

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm phân loại loài Râu hùm hoa tía ở Việt Nam

3.1.1 Danh pháp và vị trí phân loại

Râu hùm hoa tía, còn được gọi là Củ dòm, Hoa dơi, Hoa quỷ dữ, Râu hùm hay Mèo đen có tên khoa học là Tacca chantrỉerỉ Andre, 1901; tên đồng nghĩa là Tacca paxiana Limpr. 1928 và Schizocapsa breviscapa Limpr. 1928, thuộc họ Râu hùm (Taccaceae) [7].

về vị trí phân loại, tất cả các tác giả đều thống nhất xếp họ Râu hùm vào lớp Loa kèn, ngành Ngọc lan. Tuy nhiên, bộ nào chứa họ này thì đến nay vẫn còn ý kiến chưa thống nhất. Theo Nguyễn Tiến Bân (1997) [1] và Nguyễn Thị Đỏ (2005) [7], họ Râu hùm thuộc bộ Loa kèn (Liliales); theo Takhtajan (2009) [30], họ Râu hùm nằm trong bộ Củ nâu (Dioscoreales). Để tiện cho việc tra cứu, chúng tôi theo quan điểm của Nguyễn Tiến Bân (1997) và Nguyễn Thị Đỏ (2005) để xác định vị trí và giói hạn của họ Râu hùm ở Việt Nam. Theo quan điểm này, loài Râu hùm hoa tía (Tacca chantrỉerỉ

Andre, 1901) thuộc họ Râu hùm (Taccaceae), bộ Loa kèn (Liliales), lớp Loa kèn (Liliopsida) hay Một lá mầm (Monocotyledonae), ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) hay Hạt kín (Angiospermae).

về quan hệ họ hàng, loài này có họ hàng gần vói loài Ngải rợp Ợacca integrifolia Ker-Gawl. 1812), khác biệt bởi thân rễ dài hơn, lá rộng hơn và lá bắc mỏng hơn [28].

3.1.2. Đăc điểm hình thái

Cây thảo nhiều năm có thân rễ; thân rễ hình trụ, dài tới 10 cm với đường kính tói 1,5 cm, thường phân nhánh, đôi khi tạo thành củ; phần trên mặt đất (kể cả lá) cao tói 50-80 cm (hình 1 ; ảnh ...).

Hình 3.1. Tacca ch an trỉerỉ

Lá đơn, mọc chụm thành hình hoa thị từ đỉnh thân rễ, mỗi cá thể có từ 3-12 lá; phiến lá hình bầu dục đến hình trứng, kích thước cỡ 25-60 X 7- 20 cm, màu xanh đậm ở mặt trên và nhạt hơn ở mặt dưới; chóp có mũi nhọn, mép nguyên, gốc nhọn và thường cân; gân lông chim, gân chính rõ và lõm ở mặt trên, gân bên mờ. Cuống lá dài 10-30(-60) cm (Hình 1; ảnh 1).

Ả nh 3.1. Dạng sống Nguồn: N.T.Q.Mai

Ảnh 3.2. T hân rễ Nguồn: N.T.Q.Mai (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cụm hoa tán, thường mang 1-3 (-25) hoa, có tổng bao gồm nhiều lá bắc xếp thành 3 vòng; 2 lá bắc ngoài cùng màu đỏ, không có cuống, hình tiling đến tam giác, cỡ 2-9 X 0,8-4 cm; 2 lá bắc bên trong thường lớn hơn; những lá bắc trong cùng (thường 6-26) màu xanh đến xanh tím, thường hình sọi, dài tới 25 cm (nên gọi là râu cọp hay râu hùm); cuống cụm hoa dài tói 15 cm (Hình

1; ảnh 3).

Ảnh 3.4. Cụm quả Nguồn: N.T.Q. Mai

Hoa đều, lưỡng tính, màu đỏ đến tím đen. Cuống dài 1,2-4 cm. Bao hoa gồm 6 mảnh hợp thành ống vói 6 thùy ở đỉnh; ống hoa dài 3-7 mm, đường kính cỡ 6-15 nun; 6 thùy xếp lợp thành 2 vòng, dụng ngược khi hoa nở, tồn tại ở quả; 3 thùy vòng ngoài hình trứng hoặc tam giác hẹp, cỡ 3-7 X 6-15 mm; 3 thùy bên trong rộng hơn và có gân nổi lên ở mặt trong. Nhị 6, xếp thành 2 vòng và đính vào ống hoa; chỉ nhị dẹt, phần dính vói ống hoa dài 2-3 mm, phần ròi cỡ 3 nun; bao phấn màu vàng, dài tói 2 mm; 3 nhị vòng ngoài hói

lớn hơn. Bộ nhụy gồm 3 lá noãn hợp thành bầu hạ 1 ô, mỗi ô có nhiều noãn đính bên; vòi nhụy chia thành 3 thùy dài tói 1 mm.

Quả nạc không mở, màu xanh đến đỏ cam, có gờ rõ, cỡ 2-4 X 1-2 cm. Hạt nhiều, hình thận, màu đỏ nâu, kích thước cỡ 3-6 X 1,5-4 mm; vỏ hạt có 9- 14 gờ; nội nhũ lớn, chứa hạt a-lêu-rôn và li-pít; phôi nhỏ. [9], [27], [32], [28]. (Hình 1, Anh ...)

Ảnh 3.5. Q uả và hạt Nguồn: N.T.Q. Mai 3.1.3 Phân bố và sinh thái

Phân bố: Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn (Hòa Thắng, Núi Tiên), Bắc Giang (Lạc Thọ), Vĩnh Phúc (Tam Đảo, Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh), Hà Nội (Ba Vì), Hòa Bình, Ninh Bình (Cúc Phương, Mây Bạc), Nghệ An, Quảng Trị (Làng Khoai), Quảng Nam, Khánh Hòa, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng (Bảo Lộc), Đăk Lăk, Khánh Hòa (Sông cầu), Đồng Nai (Biên Hòa,

Chứa Chan). Còn có ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia. [7], [32], [28].

Sinh thái: Cây ưa ẩm và tối; mọc đơn độc hay thành quần thể với vài chục cá thể; ở ven suối, dưới tán rừng nguyên sinh hoặc thứ sinh; trong điều kiện thổ nhưỡng thay đổi (từ núi đất đến núi đá vôi); ở độ cao tói 1400 m. Thỉnh thoảng được trồng ấy nguyên liệu làm thuốc hay làm cảnh. Tại khu vực nghiên cứu, các cá thể thuộc loài Râu hùm hoa tía mọc dưói tán rừng ở độ cao 94 m. Mùa hoa quả rải rác từ tháng 2 đến tháng 10. Hoa thụ phấn nhờ côn trùng; quả được phát tán bởi động vật nhỏ (động vật gặm nhấm). Nhân giống bằng hạt hoặc bằng thân rễ. [7], [32], [28].

3.1.4 Giá trị tài nguyên

Mặc dù có mặt ở nhiều nơi nhưng số lượng các thể không nhiều. Hiện nay bị khai thác để làm thuốc ở nhiều noi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Thành phần hóa học: Thân rễ chứa Saponin steroid, taccaosid, P- sitosterol, khi thủy phân cho diosgenin hàm lượng 1,2-1,8%, là nguồn nguyên liệu quan trọng để bán tổng hợp các thuốc steroid [10].

Tính vị, tác dụng: Thân rễ có vị cay đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm chỉ thống, lương huyết, tán ứ. Toàn cây có độc.

Ở Thái Lan: Lá non và cụm hoa được dùng làm bột ca-ri; thân rễ được dùng làm thuốc [28].

Ở Trung Quốc: Cây được dùng uống trị lao thương, viêm loét dạ dày và hành tá tràng, viêm gan, huyết áp cao, đau dạ dày, bỏng lửa, lở ngứa [31].

Ở Việt Nam: Thân rễ dùng ngoài chữa thấp khớp (Đơn thuốc: Râu hùm 50g, giã nhỏ, ngâm rượu xoa bóp ngoài) [4][29].

3.2. Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến khả năng sinh trưởng và phát triển

3.2.1. Khả năng sinh trưởng và phát triển của các cá thể hoang dại

Chúng tôi đánh dấu và theo dõi quần thể gồm 20 cá thể Râu hùm hoa tía ngoài tự nhiên tại Trạm Đa Dạng Sinh Học Mê Linh. Các chỉ tiêu theo dõi là: Khối lượng củ và số lá khi ra quả, số hạt trong mỗi quả. Kết quả được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.1 Một số chỉ số sinh trưởng

STT Số lá trên mỗi cá thể Trọng lượng củ Số hạt trên mỗi quả

1 10 120 33 2 16 250 42 3 10 150 38 4 5 50 43 5 9 100 33 6 12 100 35 7 11 30 53 8 8 80 106 9 10 100 103 10 11 670 65 11 10 150 45 12 11 100 44 13 9 60 28 14 5 60 20 15 9 80 12 16 11 80 72 17 11 80 60 18 6 210 37 19 10 140 62 20 8 110 63 Trung bình 10 136 50 Bảng 3.1 cho thấy:

- Số lá trung bình của mỗi cá thể khi ra hoa đạt 10 lá /cá thể. - Khối lượng trung bình trên mỗi củ đạt 136 gr /củ.

- Số hạt trong mỗi quả trung bình đạt 50 hạt /quả.

Qua quan sát và so sánh vói các chỉ số sinh trưởng ở bản mô tả loài Râu hùm hoa tía ở các công trình phân loại (tiểu mục 3.1), chúng tôi nhận thấy các cá thể ở quần thể theo dõi sinh trưởng và phát triển bình thường.

3.2.2. Ảnh hưởng của phân bón đến các cá thể được trồng

3.2.2.1 Ảnh hưởng của phân bón đến tỉ lệ sống của cá thể

Tỷ lệ nảy chồi được theo dõi sau 10 ngày, 20 ngày, 30 ngày, 40 ngày, 50 ngày kể từ khi trồng.

Tỷ lệ sống tính từ khi kết thúc quá trình nảy chồi (thường là không có hạt nào nảy mầm nữa) là 10 ngày, 20 ngày và 30 ngày, 40 ngày, 50 ngày. Sau 50 ngày, số cá thể sống thường là ổn định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các thí nghiệm được triển khai có số cá thể là 35, được trồng vào ngày 6/4/2014. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Khả năng nảy chồi của các lô thí nghiệm

Thòi gian (ngày) sau 10 sau 20 sau 30 sau 40 sau 50

Số củ nảy chồi lô 1 6 20 29 31 31

Ti lệ nảy chồi lô 1(%) 17% 57% 83% 89% 89%

Số củ nảy chồi lô 2 4 15 20 25 26

Tỉ lệ nảy chồi lô 2(%) 11% 43% 57% 71% 74%

Số củ nảy chồi lô 3 3 10 15 18 18

Ti lệ nảy chồi lô 3(%) 9% 29% 43% 51% 51%

Số củ nảy chồi lô 4 5 20 25 29 29

Tỉ lệ nảy chồi lô 4(%) 14% 57% 71% 83% 83%

Qua bảng trên ta thấy:

thấp. Tỷ lệ nảy chồi thấp nhất ở lô thí nghiệm 3 với giá thể bón 2 kg phân vô cơ (NPK) tỉ lệ nảy chồi đạt 9%. Tỉ lệ nảy chồi cao nhất ở lô thí nghiệm 1 đạt 17% vói giá thể bón 2 kg phân hữu cơ (phân chuồng hoai mục). Tỉ lệ nảy chồi ở lô thí nghiệm 2 (bón 1 kg phân vô cơ và 1 kg phân hữu cơ) và lô thí nghiệm 4 (đối chứng) có tỉ lệ nảy chồi lần lượt là 11% và 14%.

- Sau 20 ngày, tỉ lệ nảy chồi trong thí nghiệm đã tăng có lô thí nghiệm đạt >50%(lô 1). Tỷ lệ nảy chồi thấp nhất ở lô thí nghiệm 3 chỉ với 10 củ nảy mầm đạt tỷ lệ 29%. Tỷ lệ củ nảy chồi cao nhất ở lô thí nghiệm lvà 4 với 20 củ nảy chồi đạt tỉ lệ 57%. Tỉ lệ nảy chồi ở lô thí nghiệm 2 là 43%

- Sau 30 ngày theo dõi, tỉ lệ nảy chồi trong thí nghiệm tăng thêm. Tỷ lệ nảy chồi thấp nhất ở lô thí nghiệm 3 chỉ vói 15 củ nảy mầm đạt tỷ lệ 43%. Tỷ lệ củ nảy chồi cao nhất ở lô thí nghiệm 1 vói 29 củ nảy chồi đạt tỉ lệ 83%. Tỉ lệ nảy chồi ở lô thí nghiệm 2 và 4 lần lượt là 57% và 71% tỉ lệ này là tương đối cao.

- Sau 40 và 50 ngày tỉ lệ nảy chồi ở các lô thí nghiệm tương đối ổn định. Tỉ lệ nảy chồi cao nhất ở lô 1 đạt 89%. Tỉ lệ nảy chồi thấp nhất ở lô 3 đạt 51%. Tỉ lệ nảy chồi ở lô 2 và lô 4 lần lượt là 74% và 83%.

Như vậy:

- Các cá thể Râu Hùm đạt tỉ lệ sống cao nhất tại lô thí nghiệm 1 khi bón phân hữu cơ. Tỉ lệ sống thấp nhất tại lô thí nghiệm 3 khi bón phân vô cơ. Tỉ lệ sống tương đối cao tại lô thí nghiệm số 4 là lô thí nghiệm đối chứng ko bón phân. Tỉ lệ sống trung bình tại lô thí nghiệm số 2 khi bón cả phân vô cơ và phân hữu cơ.

■ Tỉ iệ nảy chồi lô 1{%) ■ Tỉ iệ nảy chồi lô 2{%)

Tĩ iệ nảy chồi lô 3{%) ■ Tỉ iệ nảy chồi lô 4{%)

sau 10 sau 20 sau 30 sau 40 sau 50

Bỉểu đồ 3.1. Ảnh hưởng của phân bón đến tì lệ nảy chồi

3.2.2.2 Ảnh hưởng của phân bón đến khối lượng củ

Ảnh hưởng của phân bón đến khối lượng củ trước và sau khi thu hoạch của 4 lô thí nghiệm được chúng tôỉ bố trí thí nghiệm như sau:

Trước khi đem trồng tại 4 lô thí nghiệm chúng tôi đem xử lý cắt bớt lá và rễ, đem cân đếm tất cả các cá thể. Sau khoảng thời gian 14 tháng trồng và chăm sóc khỉ thu hoạch chúng tôi đem cân đếm và so sánh với khối lượng lúc ban đầu và thu được bảng số liệu sau:

Bảng 3.3 Ảnh hưởng của phân bón đến khối lượng củ

STT

Khối lượng cũ Lô l(g r) Khối lượng củ Lô 2(gr) K hối lượng củ Lô 3(gr) Khối lượng củ Lô 4(gr)

Khi trồng Khi thu hoạch Khấỉ lượng tăng Khi trồng Khi thu hoạch Khối lượng tăng Khi trồng Khi thu hoạch Khối lượng tăng Khi trồng Khi thu hoạch Khối lượng tăng 1 340 450 110 10 X X 50 X X 340 440 100 2 134 220 86 10 X X 20 X X 134 230 96 3 60 170 110 15 X X 60 X X 60 150 90 4 70 X X 50 140 90 60 X X 70 165 95

5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 70 150 80 60 145 85 140 200 60 70 155 100 190 90 40 135 95 100 160 60 100 205 40 140 100 40 130 90 30 X 40 135 30 100 70 25 125 100 15 X 30 120 20 95 75 20 110 90 120 205 85 20 100 35 105 70 60 150 90 80 X 35 105 40 105 65 35 X X 30 120 90 40 120 50 110 60 30 120 90 30 X 50 130 160 250 90 30 110 80 30 X X 160 255 30 105 75 25 115 90 35 100 65 30 120 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái học của loài râu hùm hoa tía (tacca chantrieri andre, 1901) ở trạm đa dạng sinh học mê linh (Trang 28)