Cơ cấu tổ chức của Cục Thuế thành phố Hải Phòng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp vận tải hàng hóa bằng đường bộ tại chi cục thuế quận hồng bàng thành phố hải phòng (Trang 49)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Cục Thuế thành phố Hải Phòng

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14 tháng 01 năm 2010 của Bộ Tài chính; cơ cấu tổ chức của Cục Thuế thành phố Hải Phòng, bao gồm:

- Lãnh đạo Cục thuế: Cục Trưởng và 2 Phó cục Trưởng;

+ Cục Trưởng Cục Thuế chịu trách nhiệm trước Tống cục Trưởng Tổng cục Thuế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục Thuế trên địa bàn;

+ Phó cục Trưởng Cục Thuế chịu trách nhiệm trước Cục Trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

- Các phòng chức năng tham mưu giúp việc và các Chi cục Thuế Quận, Huyện trực thuộc:

+ Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế; + Phòng Kê khai và Kế toán thuê;

+ Phòng Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế;

+ Phòng Kiểm tra thuế số 1; Phòng Kiểm tra thuế số 2; + Phòng Thanh tra thuế số 1; Phòng Thanh tra thuế số 2; + Phòng quản lý thuế thu nhập cá nhân;

+ Phòng quản lý các khoản thu từ đất; + Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán + Phòng Kiểm tra nội bộ;

+ Phòng Tổ chức cán bộ;

+ Phòng Hành chính - Quản trị - Tài vụ - ấn chỉ; + Phòng Tin học.

tr

ơ

Sơ đồ dưới đây cho thấy rồ nét về cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý thuế tại Cục thuế thành phố Hải Phòng;

Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Cục thuế Hải Phòng

Giới thiệu chi cục thuế Quận Hồng Bàng.

Chi cục thuế quận Hồng Bàng có cơ cầu tổ chức như sau:

- Chi cục trưởng

Chi cục trưởng là người lãnh đạo cao nhất của chi cục, căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế của huyện để lên kế hoạch, tổ chức quản lý mọi mặt về hoạt động của chi cục. Chi cục trưởng chi cục thuế Hồng Bàng chịu trách nhiệm trước cục trưởng cục thuế thành phố Hải Phòng về toàn bộ hoạt động của chi cục mình quản lý.

- Phó chi cục trưởng

Chi cục có ba chi cục phó và chịu trách nhiệm trước chi cục trưởng về lĩnh vực công tác được phân công trong đó:

Một chi cục phó phụ trách khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, phần nghiệp vụ tính thuế và các đội thuế trên địa bàn.

- Đội tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế

Giúp chi cục trưởng chi cục thuế thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật thuế, hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi chi cục quản lý.

- Đội kê khai kế toán thuế và tin học

Giúp chi cục trưởng chi cục thuế thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế theo phân cấp quản lý; Quản lý và vận hành trang thiết bị tin học, triển khai cài đặt, hướng đẫn các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế.

- Đội kiểm tra thuế

Giúp chi cục trưởng chi cục thuế thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế, giải quyết tố cáo liên quan đến người nộp thuế, chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuộc thẩm quyền của chi cục thuế.

- Đội quản lý nợ và cưỡng chế thuế

Giúp chi cục trưởng chi cục thuế thực hiện công tác quản lý nợ thuế, cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của chi cục thuế.

- Đội nghiệp vụ dự toán

Giúp chi cục trưởng chi cục thuế hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý, chính sách, pháp luật thuế cho cán bộ, công chức thuế trong chi cục thuế; Xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước được giao của chi cục thuế.

- Đội hành chính - nhân sự - tài vụ - ấn chỉ

Giúp chi cục trưởng chi cục thuế thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; Công tác quản lý nhân sự: Quản lý tài chính, quản trị;Quản lý ấn chỉ trong nội bộ chi cục thuế quản lý

- Đội quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác

chuyển quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuế đất, thuế tài sản, phí, lệ phí và các khoản phát sinh trên địa bàn thuộc chi cục quản lý.

- Đội quản lý thuế thu nhập cá nhân:

Giúp chi cục trưởng chi cục thuế quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân có thu nhập thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân thuộc phạm vi chi cục quản lý.

Có thể khái quát bộ máy của chi cục thuế Quận Hồng Bàng qua sơ đồ sau:

Hình 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của chi cục thuế Quận Hồng Bàng – TP Hải Phòng 2.1.3. Đặc trưng của công tác quản lý thuế các doanh nghiệp vận tải hàng hóa

đường bộ tại thành phố Hải Phòng.

- Trên cơ sở hướng dẫn tại công văn số 4930/TCT-TCCB ngày 26 tháng 7 năm 2007 của Tổng cục Thuế, Cục thuế thành phố Hải Phòng đã tham mưu UBND Thành phố ban hành công văn số 188/CV-ƯB ngày 31 tháng 01 năm 2008 về việc phân cấp quản lý thuế đối với các DN ngoài quốc doanh.

Theo đó các phòng thuộc Cục thuế Hải Phòng tập trung quản lý thuế các

Chi cục trưởng

Phó

Chi cục trưởng Chi cục trưởngPhó Phó Chi cục trưởng Đội nghiệp vụ tuyên truyền hỗ trợ Đội quản lý nợ và cưỡn g chế nợ thuế Đội dự toán kê khai Đội kiểm tra thuế số 1 Đội hành chính nhân sự, tài vụ, ấn chỉ Đội kiểm tra thuế số 2 Đội trước bạ và thu khác Đội thuế liên phường

DN nhà nước Trung ương, DN nhà nước địa phương, DN đầu tư nước ngoài và các DN ngoài quốc doanh có vốn điều lệ từ ba tỷ đồng trở lên; DN ngoài quốc doanh có hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khấu hoặc kinh doanh những ngành nghề có nhiều chi nhánh ở các địa phương khác nhau, thường xuyên phát sinh hoàn thuế. Các Chi cục thuế Quận, Huyện được Cục thuế Hải Phòng phân cấp quản lý thuế đối với DN ngoài quốc doanh có vốn điều lệ dưới ba tỷ đồng, DN ngoài quốc doanh hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ không có nhiều chi nhánh ở các địa phương khác nhau, không có hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, không thường xuyên phát sinh hoàn thuế.

Ưu điểm của việc phân cấp quản lý thuế đối với các DN ngoài quốc doanh: Thông qua phân cấp, ngành Thuế Hải Phòng đã thực hiện quản lý tốt được tình hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ cũng như kiểm soát được quá trình chấp hành nghĩa vụ thuế của tất cả người nộp thuế, các tổ chức, DN nói chung và các DN ngoài quốc doanh nói riêng trên địa bàn.

- Cũng như các tổ chức, DN khác, các DN vận tải hàng hóa đường bộ tại thành phố Hải Phòng thực hiện kê khai, nộp ngân sách nhà nước các sắc thuế, khoản thu sau:

+ Thuế Môn bài: Căn cứ Nghị quyết số 473/NQ-HĐNN ngày 10 tháng 9 năm 1991 của Hội đồng Nhà nước về thuế môn bài; Nghị định số 75/2002/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2002 của Chính phủ về việc điều chỉnh mức thuế môn bài. Bộ Tài chính ban hành các Thông tư số 96/2002/TT-BTC; Thông tư số 42/2003/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định sổ 75/2002/NĐ-CP và bổ sung, sửa đổi Thông tư số 96/2002/TT-BTC về thuế môn bài. Theo đó, các tổ chức, DN tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh đều có trách nhiệm nộp thuế môn bài theo các bậc thuế khác nhau, tùy thuộc vào số vốn đăng ký ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư. Số vốn đăng ký trên 10 tỷ đồng có mức thuế môn bài cả năm tương ứng là 3 triệu đồng; số vốn đăng ký từ 5 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng có mức thuế môn bài cả năm tương ứng là 2 triệu đồng; số vốn đăng ký từ 2 tỷ đông đến dưới 5 tỷ đồng có mức thuế môn bài cả năm tương ứng là 1,5 triệu

đồng và số vốn đăng ký dưới 2 tỷ đồng có mức thuế môn bài cả năm tương ứng là 1 triệu đồng. Các cơ sở kinh doanh là chi nhánh hạch toán phụ thuộc hoặc báo sổ, các tổ chức kinh tế khác... không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng không có vốn đăng ký thì thống nhất thu thuế môn bài theo mức 1 triệu đồng/năm.

+ Thuế GTGT: vận tải hàng hóa đường bộ được xác định là loại hình dịch vụ thuộc diện chịu thuế GTGT với mức thuế suất 10%; theo Luật quản lý thuế các tổ chức, DN, người nộp thuế thực hiện kê khai theo tháng; từ ngày 01 tháng 7 năm 2013, theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế thì các tổ chức, DN, người nộp thuế thực hiện khai thuế theo quý nếu đáp ứng điều kiện có tổng doanh thu của hàng hoá, dịch vụ của năm trước liền kề từ hai mươi tỷ đồng trở xuống.

+ Thuế TNDN: thuế suất áp dụng mức thuế suất 25%; theo Luật quản lý thuế các tổ chức, DN, người nộp thuế thực hiện kê khai theo quý; theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNDN (Luật số 32/2013) được Quốc hội thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2013 thì thuế suất thuế TNDN là 22% có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 và chuyến sang áp dụng thuế suất 20% kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016; riêng DN có tổng doanh thu của hàng hoá, dịch vụ của năm trước liền kề từ hai mươi tỷ đông trở xuông áp dụng mức thuế suất 20% được thực hiện ngay từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

+ Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: từ ngày 01 tháng 01 năm 2012, các tổ chức, DN có quyền sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc tổ chức, DN được Nhà nước cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư chính là người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Căn cứ tính thuế là giá tinh thuế và thuế suất; giá tính thuế đối với đất được xác định bằng diện tích đất thực tế sử dụng (x) nhân với giá của 1 m2 đất, trong đó giá là giá theo mục đích sử dụng do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ưcmg quy định, thuế suất sử dụng đất phi nông nghiệp vào mục đích kinh doanh áp dụng mức 0,03%.

tháng 11 năm 2005; Nghị định số 121/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010 hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 142/2005/NĐ-CP. ƯBND thành phố Hải Phòng đã ban hành các Quyết định, các văn bản quy định và hướng dẫn thực hiện về thu tiền thuê đất, thuế mặt nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Theo đó, đơn giá thuê đất hàng năm tính bằng tỷ lệ % (x) nhân với giá đất theo mục đích sử dụng đất do Uỷ ban nhân thành phố công bố có hiệu lực ngày 01/01 hàng năm. Đơn giá thuê đất một năm để dùng vào mục đích sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tính bằng 2% giá đất từng vị trí theo bảng giá đất tại Quyết định ban hành giá các loại đất hàng năm của Uỷ ban nhân dân thành phổ đối với các khu đất đi ra đường phố, tuyến phố, tuyến đường có vị trí lợi thế kinh doanh; đơn giá thuê đất một năm tính bằng 1,5% giá đất từng vị trí đối với đường phố, tuyến đường còn lại theo bảng giá đất tại Quyết định ban hành giá các loại đất hàng năm của Uỷ ban nhân dân thành phố; đơn giá thuê đất một năm tính bằng 1,0% giá đất từng vị trí đối với các tuyến đường, đoạn đường thuộc địa bàn khó khăn, vùng xa, khu đất sử dụng làm mặt bằng sản xuất kinh doanh của dự án thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư, lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư và theo bảng giá đất tại Quyết định ban hành giá các loại đất hàng năm của Uỷ ban nhân dân thành phố.

Ngoài các sắc thuế, khoản thu các DN vận tải hàng hóa đường bộ tại thành phố Hải Phòng thực hiện kê khai, nộp NSNN có tính chất ổn định trên, các DN này còn phải thực hiện kê khai, nộp ngân sách các sắc thuế có liên quan khác như: thuế nhập khẩu trong trường hợp có hoạt động nhập khẩu phương tiện, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ; thuế tiêu thụ đặc biệt trong trường hợp có hoạt động mua, nhập khẩu phương tiện, thiết bị, hàng hoá phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt...

2.2. THỰC TRẠNG CỦA DOANH NGHIỆP VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ CÁC DOANH NGHIỆP VẬN TẢI HÀNG HOÁ ĐƯỜNG BỘ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN HỒNG BÀNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

2.2.1. Thực trạng và đặc điểm của các doanh nghiệp vận tải hàng hóa bằng

đường bộ tại chi cục thuế quận Hồng Bàng thành phố Hải Phòng

Cùng với sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông là việc các chính sách pháp luật cũng được Đảng và Nhà nước ta kịp thời bổ sung, sửa đổi phù hợp, tạo hành lang pháp lý trong quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vận tải nước ta phát triển.

Theo số liệu của Tổng cục Đường bộ được nêu trong bài viết: Đổi mới quản

lý vận tải đường bộ theo hướng hiện đại - Thời báo Tài chính ra ngày 04 tháng 3 năm 2013; “Hiện nay vận tải Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ theo chiều rộng; trong hơn 10 năm qua, số lượng phương tiện kinh doanh đã tăng hơn 10 lần. Cả nước hiện có tới gần 103.000 xe khách và 620.000 xe tải các loại, với 2.681 doanh nghiệp, 586 hợp tác xã và hàng chục ngàn hộ kỉnh doanh cá thể

Hoà nhập cùng tiến trình phát triển của ngành vận tải chung cả nước, thành phố cảng Hải Phòng nói chung và quận Hồng Bàng nói riêng hội tụ đầy đủ những điều kiện thuận lợi để phát triển lĩnh vực kinh doanh vận tải, trong đó ngành nghề kinh doanh vận tải hàng hóa đường bộ, một hoạt động dịch vụ sau cảng biển được xem là thế mạnh của thành phố Hải Phòng.

Bài viết: Kết nối giao thông sau cảng biển tạo thuận lợi khai thác cảng biển hiệu quả - Báo Hải Phòng, số ra ngày 26/12/2012 đã thống kê; Trong tổng số hơn

68.000 xe ôtô ở Hải Phòng, xe sơ mi rơ moóc chiếm tới hơn 10% khoảng 7.000 xe, chiếm 1/4 tổng số loại xe này trong cả nước.

Tuy nhiên thực trạng và đặc điểm của các doanh nghiệp vận tải hàng hóa bằng đường bộ cả nước nói chung, của doanh nghiệp vận tải hàng hóa bằng đường bộ tại quận Hồng Bàng thành phố Hải Phòng nói riêng vẫn tồn tại những hạn chế như về quy mô, tính chuyên nghiệp, sức cạnh tranh cũng như việc chấp hành pháp luật nhà nước...

Để thấy rõ những tồn tại hạn chế đó, ta đi sâu tìm hiểu, phân tích đánh giá về tình hình cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thực tế hoạt động, tình hình phân bố số doanh nghiệp, số đầu xe, tình hình đăng ký thuế cũng như trình độ

chuyên môn của người chủ các doanh nghiệp vận tải hàng hóa bằng đường bộ tại thành phố Hải Phòng.

Bảng 2.1. Số DN vận tải đường bộ mới được thành lập, cấp giấy chứng

nhận đăng ký kinh doanh

Năm Số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh

Tông số Cty cổ phần Cty TNHH DN tư nhân số DN vốn Đ.ký (tỷ VND) Số DN Vốn Đ.ký (tỷ VND) số DN vốn Đ.ký (tỷ Số DNVổn Đ.ký (tỷ VND) 2013 13 32,90 6 19,4 5 11,3 2 2,2

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp vận tải hàng hóa bằng đường bộ tại chi cục thuế quận hồng bàng thành phố hải phòng (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w