Một số kiến nghị đối với Cục thuế Hải Phòng và các cơ quan quản lý nhà nước.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp vận tải hàng hóa bằng đường bộ tại chi cục thuế quận hồng bàng thành phố hải phòng (Trang 100 - 106)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2.4.Một số kiến nghị đối với Cục thuế Hải Phòng và các cơ quan quản lý nhà nước.

nhà nước.

- Ngân Hàng nhà nước nên quy định đơn giản hơn nữa về thủ tục đồng thời nghiên cứu để có thể tiếp tục hạ thấp lãi suất cho vay vốn sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện để mọi tổ chức, DN và cá nhân tiếp cận nhanh nguồn vốn đưa vào sản xuất kinh doanh tạo sản phẩm cho xã hội.

- Các cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, xem xét về luật thuế, luật quản lý thuế để tăng cường hơn nữa các chế tài quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp, của các Ngân hàng và các Tô chức tín dụng; quá trình kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm phải được giao cho ngành hay đơn vị cụ thể nào; sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trên cơ sở đảm bảo pháp luật phải được thực thi một cách nghiêm minh tránh tình trạng luật có quy định nhưng trên thực tế việc thực thi gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc.

- Cục thuế thành phố Hải Phòng triển khai nghiên cứu và trình Tổng cục thuế xem xét thành lập đơn vị chuyên trách về điều tra, xử lý vi phạm pháp luật thuế trực thuộc Cục thuế ; qua đó tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý kịp thời các vi phạm trong lĩnh vực thuế.

- Cục thuế thành phố Hải Phòng nghiên cứu và trình Bộ tài chính, Tổng cục thuế xem xét sửa đổi, bổ sung một số Điều trong Nghị định số 51/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ, qua đó quy định chặt chẽ hơn về phát hành hoá đơn của tổ chức, cá nhân kinh doanh và có những chế tài xử phạt nghiêm minh đối với các trường hợp doanh nghiệp sử dụng hoá đơn bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ cho khách hàng trước thời điểm lập và gửi thông báo phát hành hoá đơn đến cơ quan Thuế; .

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾ

T LUẬN

Công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực vận tải hàng hoá đường bộ thời kỳ hiện tại được đánh giá là chậm đổi mới, mang nặng tính mệnh lệnh hành chính, chưa theo kịp thực tiễn, chưa tạo được thị trường vận tải cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích những đơn vị làm tốt, đào thải những đơn vị yếu kém. Vì vậy chất lượng dịch vụ vận tải hàng hoá thấp, giá cước vận chuyển cao do phải cộng thêm chi phí cho lượt xe chạy rỗng (khảo sát của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) thì tỷ lệ xe chạy rỗng trong vận tải hàng hoá ở Việt Nam là từ 30%-50%). Thêm vào đó là việc đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý vận tải, công tác quản lý thuế tại các địa phương còn hạn chế cả về số lượng và nghiệp vụ chuyên môn; tính tự giác châp hành pháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng của các doanh nghiệp vận tải hàng hoá đường bộ tại Thành phố Hải Phòng còn chưa cao.

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế đó đòi hỏi cần có sự tham gia của nhiều phía, từ Nhà nước, các Bộ, Ngành, địa phương và mỗi người dân. Đối với Nhà nước, các Bộ, Ngành, địa phương cần kịp thời bổ sung, sửa đổi Luật doanh nghiệp, Luật quản lý thuế để tăng cường hơn nữa các chế tài quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp, của các Ngân hàng và các Tô chức tín dụng; sự phối kết hợp hiệu quả giữa các cơ quan quản lý nhà nước. Đối với mỗi cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ chuyên môn cần phải nêu cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, tích cực trau dồi đạo đức nghề nghiệp, trình độ nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước trong thời kỳ nền kinh tế đất nước tham gia hội nhập sâu, rộng với nền kinh tế Thế giới. Đối với các Tổ chức, doanh nghiệp và người nộp thuế cần nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Pháp luật Nhà nước, phát huy cao tính tự tôn dân tộc, phát triển kinh doanh trên quan điểm cạnh tranh lành mạnh, vì lợi ích chung của Quốc gia, địa phương và mỗi cá nhân, Tổ chức, doanh nghiệp...

Vì vậy, đề tài "Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp

Hải Phòng” là hết sức cần thiết, đáp ứng yêu cầu đặt ra là tăng cường hơn nữa

công tác quản lý thuế các doanh nghiệp vận tải hàng hóa đường bộ nói riêng và đối với các tổ chức, doanh nghiệp, người nộp thuế nói chung trong thời kỳ Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước.

Triển khai thực hiện tốt, triệt để các biện pháp trong công tác quản lý thuế các DN vận tải hàng hoá đường bộ tại chi cục thuế Quận Hồng Bàng - thành phố Hải Phòng quản lý đã góp phần giúp Nhà nước hoàn thiện hệ thống văn bản về pháp luật; tăng cường quản lý hiệu quả đối với mọi hoạt động của xã hội. Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ; hoạt động chấp hành pháp luật thuế của các tố chức, DN, người nộp thuế, đề tài đã đề cập nhiều tồn tại, hạn chế trong quản lý thuế đối với các DN vận tải hàng hoá đường bộ nói riêng, trong công tác quản lý thuẽ nói chung, qua đó ngành Thuế có được những giải pháp quản lý bao quát mọi nguồn thu, đảm bảo công bằng trong xã hội, chống thất thu ngân sách nhà nước. Thông qua đề tài cũng đã giúp các tổ chức, DN, người nộp thuế dần ý thức đầy đủ và có trách nhiệm trong thực thi các chính sách, pháp luật nói chung và các chính sách, pháp luật về thuế nói riêng.

Các kết quả của luận án:

- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về công tác quản lý thuế, hệ thống chính sách thuế và các nội dung cải cách hệ thống thuế ở nước ta giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020.

- Đánh giá tổng quan về những lợi thế của Quận Hồng Bàng trong việc phát triển các ngành nghề kinh doanh, dịch vụ liên quan đến vận tải hàng hóa bằng đường bộ.

- Đánh giá thực trạng, đặc điểm hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải hàng hóa đường bộ tại Quận Hồng Bàng thành phố Hải Phòng.

- Đánh giá thực trạng của công tác quản lý thuế các doanh nghiệp vận tải hàng hóa đường bộ tại Chi cục thuế Quận Hồng Bàng thành phố Hải Phòng.

- Đề xuất một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý thuế các doanh nghiệp vận tải hàng hóa đường bộ tại thành phố Hải Phòng.

KIẾ N NGHỊ

Thông qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và trên cơ sở kiến thức học tập kết hợp với tư duy phân tích, đánh giá về đặc điểm, thực trạng các doanh nghiệp và thực trạng công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp vận tải hàng hóa bằng đường bộ tại Quận Hồng Bàng thành phố Hải Phòng, tác giả kiến nghị các vấn đề sau:

Trên tinh thần nhất quán về quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong công cuộc phát triển đất nước; quản lý Nhà nước luôn hướng đến người dân, phục vụ nhân dân; đảm bảo hài hoà lợi ích của xã hội, cộng động và mỗi người dân; từ đó Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương cần kịp thời nghiên cứu bổ sung, sửa đổi các chính sách, pháp luật nói chung, các chính sách, pháp luật thuế nói riêng cho phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển, mỗi thời kỳ lịch sử của đất nước, dân tộc; tạo động lực thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững nền kinh tế - xã hội theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa.

Thành phố Hải Phòng với nhiều lợi thế, ưu đãi từ thiên nhiên ban tặng lại nhận được nhiều sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, sự năng động và đồng thuận của người dân Thành phố cần phát huy tối đa những thuận lợi, vượt lên những khó khăn thách thức phát triển Thành phố “xứng đáng là thành phố cảng, công nghiệp hiện đại; là đô thị trung tâm cấp quốc gia; đàu mối giao thông quan trọng và cửa chính ra biến của các tỉnh phía Bắc...” theo đúng phương hướng, nhiệm vụ của Bộ Chính trị.

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS Vương Toàn Thuyên (1999), Kinh tế cảng biên, Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam;

2. Học viện tài chính (2002), Giáo trình thuế, NXB Tài chính, Hà Nội; 3. Hội nhập kinh tế trong xu thể toàn cầu hóa - vấn đề và giải pháp

(2002), NXB Chính trị quốc gia;

4. Thông tin sơ lược lịch sử ngành thuế Vỉệt Nam - Trang thông tin điện

tử của Tổng cục Thuế www.gdt.gov.vn;

5. Giảo trình pháp luật thuế Việt Nam - http://tailieu.vn/xem tailieu; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày 05/8/2003 của Bộ Chính trị về phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

7. Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chiến lược phát triển giao thông vận tài Việt Nam đến năm 2012 tầm nhìn đến năm 2030;

8. Quyết định số số 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt chương trình cải cách thuế giai đoạn 2011-2020;

9. Các tin đăng trên Báo Hải Phòng ngày 26/9/2012, ngày 26/12/2012; Thời báo Tài chính Việt Nam ngày 04/3/2013; Báo An ninh Hải Phòng ngày 06/5/2013;

10. Báo cáo tổng hợp về quản lý thuế các doanh nghiệp vận tải hàng hóa đường bộ các năm 2010, năm 2011 và năm 2012 của Phòng Tổng hợp, nghiệp vụ, dự toán - Cục thuế thành phố Hải Phòng;

1 l.Báo cáo tổng hợp kết quả thu nội địa NSNN các năm 2010, năm 2011 và năm 2012 của Phòng Tổng hợp, nghiệp vụ, dự toán - Cục thuế thành phố Hải Phòng.

12. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2008), Luật thuế Thu nhập doanh

nghiệp, Hà Nội.

13. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2003), Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt, Hà Nội.

14. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2003) Luật thuế Xuất nhập khẩu, Hà Nội.

15. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2006) Luật Quản lý thuế, Hà Nội.

16. Tỉnh Uỷ tỉnh Quảng Bình (2005), Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng

bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2005-2010).

17. Tổng cục Thuế (2005), Chương trình cải cách và hiện đại hóa ngành

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp vận tải hàng hóa bằng đường bộ tại chi cục thuế quận hồng bàng thành phố hải phòng (Trang 100 - 106)