CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG DOANH THU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HOA SƠN

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng doanh thu tại công ty cổ phần hoa sơn (Trang 60 - 70)

2 Khối lượng

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG DOANH THU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HOA SƠN

CỔ PHẦN HOA SƠN

3.1. Phương hướng mục tiêu và kế hoạch phát triển của Công ty giai doanh (2016-2020)

3.1.1. Mục tiêu phát triển

Trong cơ chế mới, Công ty không ngừng đẩy mạnh và phát triển mạng lưới sản xuất và cung ứng dịch vụ một cách tốt nhất cho khách hàng, “ Phát huy

những thuận lợi cũng như khắc phục mọi khó khăn, hạn chế” là một trong những phương châm hành động của Ban lãnh đạo và toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty. Sau đây là một số mục tiêu phát triển cơ bản của Công ty cổ phần Hoa Sơn:

- Mục tiêu lợi nhuận : Thực hiện chuẩn hóa hệ thống tổ chức và quản lý ( theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2008 ), từng bước đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý nhằm mục tiêu sản xuất kinh doanh có lãi , đảm bảo lợi nhuận tăng đều hàng năm.

- Mục tiêu thị trường : Phát triển mạng lưới phân phối trên thị trường , bảo đảm tăng trưởng đều hàng năm. Xây dựng thương hiệu thành một thương hiệu uy tín trên thị trường nội địa.

- Mục tiêu xã hội : Đảm bảo ổn định và phát triển đời sống cho cán bộ công nhân viên công ty, giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn thành phố. Cam kết hoạt động sản xuất sạch, an toàn, bảo vệ môi trường xung quanh. Từng bước hiện đại hóa quy trình sản xuất nhằm tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu đầu vào. Thực hiện tốt các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3.1.2. Phương hướng phát triển

Trong giai đoạn tới (2016-2020), nền kinh tế thế giới phục hồi, theo đó kinh tế Việt Nam sẽ vượt qua cơn khủng hoảng, các ngành dịch vụ khai thác và chế biến than ngày càng được quan tâm và chú trọng nhiều hơn. Theo Quyết định số 403/QĐ-TTg phê duyệt ngày 14 tháng 03 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển ngành than đến năm 2020, có triển vọng đến năm 2030, quy hoạch đó với nội dung nhằm xây dựng ngành than Việt Nam trở thành ngành công nghiệp phát triển, có sức cạnh tranh cao, có trình độ công nghệ tiên tiến so với khu

vực ở tất cả các khâu thăm dò, khai thác, sàng tuyển, chế biến, sử dụng than; đáp ứng đủ than cho nhu cầu sử dụng trong nước, đặc biệt là than cho sản xuất điện.

Cùng với định hướng chung trong ngành, Ban giám đốc Công ty cổ phần Hoa Sơn đã đưa ra một số kế hoạch và phương hướng phát triển trong giai đoạn tới như sau:

- Phát huy tối đa nội lực (vốn, tài sản, quy trình công nghệ, khả năng thiết kế,..) kết hợp mở rộng hợp tác với các Công ty Than để nghiên cứu, triển khai, ứng dụng công nghệ tiến bộ trong thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng than. Cùng với việc đa dạng hóa việc huy động vốn theo nhiều hình thức khác nhau.

- Theo xu hướng trong năm tới của ngành là đa dạng hóa đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ và phát triển ngành Than theo hình thức BLT ( Build Lease Transfer ), Công ty sẽ lựa chọn góp cổ phần vào một số Công ty Than chủ lực có vốn góp của Nhà nước như: Công ty CP Than Tây Nam Đá Mài –Vinacom, Công ty cổ phần Than Núi Béo – Vinacom,… Mục đích là tạo sự liên kết giữa Công ty với ngành khai thác Than trong nước để Công ty có thể chiếm lĩnh một phần lớn của thị trường trong khu vực.

- Đầu tư hợp lý cho công tác bảo vệ môi trường, an toàn lao động và ứng phó với biến đổi khí hậu , quản trị tài nguyên, quản trị rủi ro trong khi thi công; áp dụng các giải pháp kỹ thuật và quản lý tiên tiến nhằm làm giảm những tổn thất về người và của.

- Công ty mở rộng thêm dịch vụ cung cấp thông qua việc xâm nhập dần vào thị trường vận tải đường bộ : chở thuê hay cho thuê phương tiện vận chuyển cho các ngành nghề khác như vận chuyển xi măng, clinker,…

- Về cơ chế, chính sách giá: Tích cực nghiên cứu xu hướng giá nhiên liệu trong giai đoạn tới để doanh nghiệp chủ động đưa ra chính sách giá kế hoạch và có những biện pháp nhằm đề phòng những biến động khác thường xảy ra.

- Công ty tiếp tục đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến hiện đại để tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, chất lượng dịch vụ tốt nhằm đem lại uy tín và thương hiệu

tốt nhất trong khu vực. Song song với phương hướng đó là luôn luôn đào tạo và nâng cao trình độ của cán bộ quản lý và công nhân lao động nhằm hướng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu công việc một cách tốt nhất.

- Xây dựng doanh nghiệp vững mạnh thông qua chính sách ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống và gia tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên, củng cố tinh thần đoàn kết, tinh thần xây dựng, lòng nhiệt tình sáng tạo để đảm bảo an toàn lao động trong khi làm việc.

3.2. Một số giải pháp tăng doanh thu của Công ty cổ phần Hoa Sơn.

Doanh thu của Công ty cổ phần Hoa Sơn chủ yếu là doanh thu cung cấp dịch vụ bốc xúc vận chuyển trong ngành Than, do vậy sự biến động của ngành Than ảnh hưởng lớn đến tình hình doanh thu của Công ty. Trong năm vừa qua, doanh thu của Công ty bị giảm sút so với các năm trước đó do một số nguyên nhân chủ quan và nguyên nhận khách quan. Để khắc phục tình trạng này, sau đây là một số biện pháp nhằm thúc đẩy doanh thu của Công ty :

3.2.1. Luân chuyển nhanh vòng quay của vốn

Vốn của Công ty có vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của Công ty, thông qua vốn, Công ty có thể thưc hiện những chiến lược kinh doanh khác nhau tùy theo lượng vốn nhiều hay ít. Để đảm bảo hoạt động kinh doanh của Công ty hoạt động một cách phù hợp đòi hỏi vòng quay của vốn phải thực hiện theo một chu trình liên tục, tránh tình trạng ứ đọng vốn quá dài. Để làm được điều đó, Công ty cần thực hiện tốt những tiêu chí sau đây:

- Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định :

+ Đánh giá lại tài sản cố định và thanh lý một số tài sản đã quá cũ hoặc không còn phù hợp với yêu cầu của quá trình kinh doanh. Định kỳ hàng quý Công ty cần phải xem xét đánh giá lại tài sản cố định, điều chỉnh kịp thời sao cho phù hợp với giá cả thị trường. Việc đánh giá đó giúp cho nhà quản lý nắm bắt được tình hình biến

lập kế hoạch khấu hao, thanh lý hay nhượng bán một số tài sản cố định nhằm tiết kiệm những chi phí không cần thiết.

+ Bên cạnh đó, Công ty cần tăng cường đầu tư đổi mới tài sản cố định, chế độ bảo dưỡng và quản lý tài sản cố định hợp lý. Công ty nên mua bảo hiểm cho tài sản cố định để tiết kiệm chi phí khi gặp rủi ro cao.

+ Trong thực tế, khi tài sản cố định, máy móc thiết bị hiện đại thì đòi hỏi trình độ tay nghề của công nhân cao. Vì thế trước khi áp dụng những biện pháp kỹ thuật mới hiện đại cũng như việc đầu tư mới, Công ty cần có những kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách, nâng cao tay nghề cho công nhân. Bên cạnh việc nâng cao trình độ, thì nên giúp họ có ý thức nghiêm túc trong lao động, thực hiện nghiêm chỉnh các nội quy, quy định trong sản xuất.

Bảng 3.1: Đề xuất các khóa đào tạo cho công nhân viên Hình

thức Đối tượng Nội dung khóa học

Các khóa ngắn hạn

Công nhân trực tiếp

Nâng cao trình độ vận hành máy móc máy cẩu trục bánh lốp 25-50-75 tấn.

Nâng cao năng lực lái xe trọng lượng lớn (≥ 16 tấn).

Hiệu quả trong việc bảo trì máy móc và cách xử lý an toàn khi gặp sự cố.

Cán bộ quản lý Nâng cao tổ chức và quản lý nguồn nhân lực.Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

(Nguồn: Đề xuất của tác giả)

- Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu: Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu của Công ty vừa tăng được doanh thu, tận dụng tối đa năng lực sản xuất hiện có vừa đảm bảo tính hiệu quả cao. Thời gian thu hồi nợ càng ngắn thì doanh nghiệp càng

có nhiều tiền để quay vòng vốn. Để rút ngắn thời gian trung bình từ khi bán hàng đến khi thu được nợ từ khách hàng, để làm được điều đó Công ty cần chú ý một số biện pháp sau:

+ Đánh giá khả năng tín dụng của khách hàng nhằm xác định liệu khoản nợ này có được khách hàng thanh toán đúng thời hạn hay không, đặc biệt những khách hàng mới. Trước khi ký kết hợp đồng, Công ty cần tìm hiểu kỹ về khách hàng nhằm tìm được đối tác ổn định và đáng tin cậy. Thái độ uy tín trong kinh doanh của khách hàng cho biết mức độ thanh toán của họ, thông tin này có thể thu được từ khách hàng hay những tổ chức tài chính. Khi nguồn vốn thanh toán chưa chắc chắn Công ty nên đề nghị khách hàng có bảo lãnh thanh toán qua ngân hàng để tránh các khoản nợ rơi vào tình trạng nợ khó đòi.

+ Công ty nên có một bộ phận chuyên trách về quản lý thu nợ và theo dõi công nợ tùy theo khách hàng và giá trị công nợ.

+ Công ty phải theo dõi chặt chẽ các khoản phải thu bằng cách sắp xếp chúng theo thời gian để theo dõi và có biện pháp giải quyết các khoản thu khi đến hạn. Theo dõi kỳ thu tiền bình quân, khi thấy kỳ thu tiền bình quân tăng lên mà doanh thu không tăng có nghĩa là công ty đang bị ứ đọng ở khâu thanh toán, cần phải có biện pháp giải quyết kịp thời.

3.2.2. Đẩy mạnh tăng năng suất lao động

Tăng NSLĐ là sự tăng lên của sức sản xuất hay nói cách khác là sự thay đổi làm rút ngắn thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra nhiều giá trị sử dụng hơn. Tăng NSLĐ không những giúp cho Công ty tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh mà còn góp phần tăng thu nhập cho người lao động, tạo động lực lao động. Như đã phân tích ở phần đánh giá tình hình NSLĐ của Công ty cổ phần Hoa Sơn ta thấy NSLĐ trong những năm gần đây không những không hoàn thành kế hoạch mà còn có xu hướng giảm, điều này đã làm ảnh hưởng lớn đến doanh thu của Công ty. Để khắc phục tình trạng đó, ta có thể thông qua một số các biện pháp sau đây:

- Tổ chức sắp xếp nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian làm việc của công nhân. Hiện nay thời gian nghỉ giữa ca của các công nhân còn quá dài (thời gian nghỉ là 75

phút ) trong khi đó số lao động trong Công ty từ 25-45 tuổi chiếm trên 50% tổng số lao động nên thường có xu hướng làm việc không tích cực, điều này làm cho thời gian làm việc giảm, gây lãng phí thời gian lao động, nên doanh nghiệp có thể rút ngắn thời gian nghỉ giữa ca ( thời gian nghỉ khoảng 30-45 phút) nhưng vẫn đảm bảo tình hình sức khỏe của công nhân để đảm bảo an toàn trong lao động. Để khắc phục vấn đề lãng phí thời gian, Công ty cần có một kế hoạch lao động chính xác, quy định thời gian nghỉ rõ ràng, cần có những chế độ khen phạt phù hợp với từng cá nhân và tập thể để khuyến khích tinh thần làm việc của họ.

Bảng 3.2: Đề xuất bảng phân chia thời gian làm việc cho công nhân viên tại Công ty cổ phần Hoa Sơn

Đối

tượng Thời gian Phân chia cụ thể

Lao động

trực tiếp

Ca sáng (7h - 15h)

7h-7h15’: Nhận bàn giao công việc, điểm danh và phân chia công việc.

7h15 - 11h30: Thực hiện công việc. 11h30 - 12h15: Ăn trưa và nghỉ giải lao. 12h15 - 15h: Thực hiện công việc.

Ca chiều tối (15h-23h)

15h - 15h15: Nhận bàn giao công việc, điểm danh và phân chia công việc.

15h15 - 19h30: Thực hiện công việc. 19h30 - 20h15: Ăn tối và nghỉ giải lao. 20h15 - 23h : Thực hiện công việc.

Ca đêm ( 23h-7h hôm sau )

23h - 23h15: Nhận bàn giao công việc, điểm danh và phân chia công việc.

23h15 - 3h sáng hôm sau: Thực hiện công việc.

3h-3h45 sáng hôm sau: Ăn đêm và nghỉ giải lao.

3h45 - 7h sáng hôm sau: Thực hiện công việc

động gián tiếp

Chiều: 13h30-17h30

(Nguồn: Đề xuất của tác giả)

+ Do điều kiện địa hình nơi làm việc nên khoảng cách giữa nơi thi công công việc và khu nghỉ ngơi cách xa nên cũng ảnh hưởng đến thời gian lao động ( trung bình khoảng cách là trên 10 km). Do đó Công ty có thể sử dụng xe ôtô 45 chỗ để đưa đón công nhân đến công trường thi công để đảm bảo an toàn và trật tự lao động khi đi ra vào công trường, khi đó thời gian lao động sẽ được kiểm soát và quản lý chặt chẽ hơn. Công ty có thể đưa ra tuyến đường xe sẽ đi qua và thời gian mà xe khởi hành từ trụ sở chính của Công ty để các công nhân tùy theo điều kiện của mình mà sắp xếp thời gian và địa điểm đón xe hợp lý.

- Cải thiện điều kiện và môi trường làm việc: Điều kiện và môi trường làm việc có tác động trực tiếp tới sức khỏe của công nhân. Do đặc thù của công việc lao động nặng nhọc, môi trường ô nhiễm,… điều này khiến cho công nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi và gián tiếp ảnh hưởng đến NSLĐ. Để đảm bảo việc năng cao NSLĐ Công ty nên có những biện pháp khắc phục về tiếng ồn, bụi và hơi khí độc, cũng như điều kiện không khí mát mẻ vào những ngày thời tiết nóng. Do đó Công ty nên trang bị cho công nhân một số bảo hộ lao động nhất định như: phương tiện bảo hộ cách âm, trang phục bảo hộ lao động, lắp đặt các hệ thống điều hòa không khí tại khu nghỉ giải lao,…

3.2.3. Nâng cao chất lượng dịch vụ

Nhân tố chất lượng dịch vụ có ảnh hưởng lớn đến tình hình doanh thu của Công ty. Kể từ khi thành lập cho đến nay, Công ty luôn cố gắng nâng cao chất lượng dịch vụ để tạo uy tín cho khách hàng nhằm thu hút nhiều khách hàng hơn mỗi năm. Tuy nhiên trong năm vừa qua, chất lượng của Công ty vẫn còn những bất cập không những ảnh hưởng đến uy tín của Công ty mà còn ảnh hưởng đến tình

hình tài chính. Và sau đây là một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của Công ty là:

- Ban quản lý giám sát công trình thi công cần nghiên cứu chặt chẽ về hồ sơ thiết kế của công trình cùng những thông số kỹ thuật mà quy định trong hợp đồng, để đảm bảo cho việc tổ chức máy móc cũng như phân công lao động một cách phù hợp, tránh tình trạng thi công sai thiết kế để rồi phải chịu cho phí bồi thường.

- Nâng cao ý thức về an toàn lao động cho công nhân: Để đảm bảo về an toàn lao động, Công ty cần quan tâm đến tinh thần và ý thức lao động trong khi làm việc. Ban quản lý cần quy định rõ nhiệm vụ công việc của từng công nhân trong khoảng thời gian nhất định, sau khi hoàn thành thì ban quản lý nên kiểm tra xem có đạt yêu cầu chưa để thực hiện những công việc tiếp theo. Để tránh xảy ra tình trạng tai nạn lao động tại nơi công trường, thì nên có những biển báo đặt những nơi nguy hiểm hay chỗ không được tự do qua lại. Bên cạnh đó ban quản lý cũng nên quan tâm đến sức khỏe của mỗi công nhân để đảm bảo họ có đủ năng lực để làm tốt công việc. Mỗi năm Công ty nên tổ chức một buổi khám sức khỏe cho từng công nhân viên để

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng doanh thu tại công ty cổ phần hoa sơn (Trang 60 - 70)