TỔNG QUAN VỀ CẢNG HẢI PHÒNG, TÂN CẢNG 189 1 Giới thiệu tổng quan về cảng Hải Phòng

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác an toàn lao động trong hoạt động khai thác tân cảng 189 hải phòng (Trang 29 - 34)

c) Phương tiện trang bị cá nhân

2.1 TỔNG QUAN VỀ CẢNG HẢI PHÒNG, TÂN CẢNG 189 1 Giới thiệu tổng quan về cảng Hải Phòng

2.1.1 Giới thiệu tổng quan về cảng Hải Phòng

- Tên giao dịch : Công ty cổ phần cảng Hải Phòng - Tên tiếng anh : Port of Hai Phong

- Loại hình doanh nghiệp : công ty cổ phần

- Địa chỉ liên hệ : số 8A đường Trần Phú, phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.

- Điện thoại : (+84-31) 3859945/3652192

- Fax : (+84-31) 3859973/3652192

- Email : haiphongport@haiphongport.com.vn  Quá trình hình thành

Năm 1874, cảng Hải Phòng được xây dựng phục vụ ý đồ khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.Công trình đầu tiên có quy mô lớn là hệ thống nhà kho gồm 6 kho nên được gọi là Bến Sáu Kho.

Năm 1902, chiều dài của cảng được nới rộng từ 250m lên 880m. Hệ thống nhà kho sau khi hình thành có tổng diện tích 40000m2 và 15000m2 sân bãi lộ thiên để chứa hàng lớn.

Năm 1929, công nhân Bến Sáu Kho đoàn kết đấu tranh đòi bọn chủ cảng phải tăng lương và đảm bảo nước uống. Cuộc đấu tranh đã ghi mốc son chói lọi vào lịch sử vẻ vang của đội ngũ công nhân cảng.

Năm 1955, Hải Phòng giải phóng, người công nhân cảng thực sự làm chủ bến cảng của mình.Cảng Hải Phòng được ghi danh vào bản đồ hàng hải quốc tế với vị trí là thương cảng lớn nhất miền Bắc cả nước.

Năm 1956, Quyết định số 136/CP để thành lập Cục Vận tải đường biển.Cảng Hải Phòng là xí nghiệp trực thuộc.

Năm 1975, sau đại thắng mùa xuân, cán bộ công nhân cảng hăng hái thi đua lao động sản xuất khôi phục kinh tế. Tiếp nhận hàng triệu tấn thiết bị máy móc cho nhiều công trình.

Năm 1978, Quyết định số 300/QĐ thành lập Tổng cục đường biển. Cảng Hải Phòng là đơn vị trực thuộc Tổng cục đường biển.

Năm 1995, Quyết định số 250/TTG thành lập Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.Cảng Hải Phòng là doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.

Năm 2007, Quyết định số 3088/QĐ-BGTVT chuyển cảng Hải Phòng thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trực thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Từ ngày 01/06/2008, cảng Hải Phòng hoạt động theo mô hình công ty TNHH Một thành viên là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước.

Từ ngày 01/7/2014, cảng Hải Phòng hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần.  Quá trình phát triển

140 năm là khoảng thời gian không dài so với lịch sử, nhưng lại đánh dấu cả một chặng đường gian nan, thử thách nhưng rất đáng tự hào của người công nhân Cảng trên mảnh đất cửa biển đầy sóng gió mặn mòi này. Với 6 kho hàng và 3 cầu tàu đầu tiên được xây dựng từ thời thuộc Pháp, đến hôm nay Cảng Hải Phòng đã trở thành Cảng biển hiện đại nhất, đầu mối giao thông, kinh tế, an ninh, đối ngoại và quốc phòng của miền Bắc, là một trong những cảng biển lớn nhất của cả nước.

Năm 1955, thành phố Hải Phòng được giải phóng, bước vào công cuộc khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngày 21/3/1956, Cảng Hải Phòng được Bộ Giao thông và Bưu điện quyết định thành lập trực thuộc Ngành vận tải thủy, với mô hình là doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động trong lĩnh vực Dịch vụ xếp dỡ, vận tải hàng hóa, kinh doanh kho bãi và cung ứng dịch vụ hàng hải. Từ những năm 1970, việc xây dựng cải tạo Cảng Hải Phòng với sự giúp đỡ của Chính phủ Liên Xô đã được triển khai ngay cả khi vừa sản xuất, vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại. Cán bộ công nhân Cảng đã cùng thành phố và ngành giao thông vận tải chiến thắng hai cuộc chiến tranh bao vây phong tỏa Cảng, giữ vững nhiệm vụ chiến lược tiếp nhận hàng nhập khẩu, viện trợ từ nước

ngoài bằng đường biển, góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chi viện cho chiến trường miền Nam.

Khi non sông nối liền một dải, trong bối cảnh vừa thoát khỏi chiến tranh, Cảng Hải Phòng gặp vô vàn khó khăn, đòi hỏi phải tổ chức lại sản xuất, đẩy mạnh đầu tư, tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào sản xuất. Cảng Hải Phòng đã đẩy nhanh công cuộc xây dựng và khai thác cảng, đưa sản lượng hàng hóa thông qua năm 1977 lên 3,4 triệu tấn, tăng 10% so với công suất thiết kế.

Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, chính trị, thị trường Đông Âu chiếm 64% (1989) giảm xuống còn 10,3% (1993). Cán bộ công nhân Cảng đã chung sức đồng lòng, vượt qua từng giai đoạn khó khăn, đưa sản xuất ổn định và tăng trưởng. Vào thời kỳ đổi mới, Cảng Hải Phòng quản lý, khai thác 17 cầu tàu. Năm 1995, sản lượng qua Cảng đạt 4,5 triệu tấn, doanh thu 209,3 tỷ đồng.

Vận dụng sáng tạo đường lối xây dựng nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, Cảng Hải Phòng đã đề ra kế hoạch và biện pháp đồng bộ để xây dựng phát triển hệ thống cầu cảng, đầu tư phương tiện thiết bị. Tháng 7/1996 Cảng Hải Phòng thực hiện dự án cải tạo nâng cấp Giai đoạn I bằng vốn vay ODA Nhật Bản để cải tạo và xây dựng mở rộng bến container Chùa Vẽ, cầu tàu mới theo tiêu chuẩn quốc tế và hệ thống thiết bị chuyên dùng xếp dỡ container. Năm 2002 hoàn thành giai đoạn 1, Cảng Hải Phòng triển khai tiếp Dự án Giai đoạn II, sử dụng vốn vay (ODA) Nhật Bản với tổng mức đầu tư tương đương 126 triệu USD - Xây dựng luồng tàu mới đạt độ sâu -7,2 mét, hoàn thiện 5 bến container Chùa Vẽ, đưa khu vực này thành bến xếp dỡ container hiện đại và lớn nhất khu vực phía Bắc, có công suất xếp dỡ 500.000 Teus container/năm. Tháng 7 năm 2007, Cảng đã tiếp nhận và đưa vào sử dụng toàn bộ kết quả dự án Giai đoạn 2, tạo tiền đề nâng sản lượng hàng hóa năm 2008 đạt xấp xỉ 14 triệu tấn, tổng doanh thu đạt 957,2 tỷ đồng.

Để hiện đại hóa Cảng trong xu thế hội nhập và phát triển, đón trước những vận hội mới, từ năm 2003 Cảng Hải Phòng đã triển khai Dự án Tân Cảng Hải

Phòng tại Đình Vũ, đầu tư xây dựng 07 cầu tàu bằng nội lực từ nguồn vốn tự tích lũy và huy động, tổng chiều dài 1.405 mét. Đến ngày hôm nay, Cảng Hải Phòng đã hoàn thành toàn bộ 7 cầu tàu của Tân Cảng Hải Phòng tại Đình Vũ (trong đó có 02 cầu tàu Công ty CP ĐT và Phát triển Cảng Đình Vũ quản lý do Cảng Hải Phòng nắm giữ 51% cổ phần). Đây là cảng biển đầu tiên tại thành phố Hải Phòng có đủ điều kiện kỹ thuật cho phép tầu 2 vạn tấn đầy tải ra vào làm hàng, với năng lực xếp dỡ đạt trên 15 triệu tấn/năm.

Tính đến năm 2013, Cảng Hải Phòng đang trực tiếp quản lý, khai thác 21 cầu tầu, tổng chiều dài 3.546 mét với sản lượng đạt 18,8 triệu tấn; doanh thu 1.425 tỷ đồng. Cảng Hải Phòng hiện đang sử dụng trên 250 trang thiết bị xếp dỡ hiện đại phù hợp với công nghệ khai thác cảng container như: cần cẩu nổi, cần trục giàn QC, cần trục chân đế, cần cẩu giàn RTG, cần trục bánh lốp, nâng hàng Fork lift, nâng hàng reach stacker… Cảng Hải Phòng có vốn góp vào 12 công ty, trong đó có 2 công ty cổ phần Cảng nắm giữ phần vốn chi phối.

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và Thành phố nói chung và lĩnh vực dịch vụ kinh tế biển nói riêng thì Cảng Hải Phòng đã có những bước phát triển cả về quy mô, trình độ KHKT và sự chuyển đổi về mô hình tổ chức. - Ngày 12/10/2007 Bộ Giao thông vận tải ra quyết định số 3088/QĐ-BGTVT chuyển Cảng Hải Phòng thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Đây là một bước ngoặt đánh dấu sự đổi mới toàn diện của Cảng, tạo điều kiện và tiền đề để Cảng có những thay đổi về chất, phát huy quyền tự chủ trong kinh doanh; nhanh chóng nâng cao năng lực quản lý, điều hành, năng lực cạnh tranh trên thị trường, phù hợp với xu thế phát triển chung của nền kinh tế đất nước.

- Thực hiện quyết định số 276/QĐ-TTg ngày 04/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án tái cơ cấu Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2012 - 2015, bảo đảm Tổng công ty Hàng hải Việt Nam sẽ tập trung vào 3 lĩnh vực chính là vận tải biển, khai thác cảng biển và dịch vụ hàng hải; Cảng Hải

Phòng đã hoàn thành cổ phần hóa doanh nghiệp theo đúng tiến độ đề ra, chính thức mang tên “Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng” từ ngày 1 tháng 7 năm 2014.

Những lợi thế tiềm năng của cảng Hải Phòng

Cảng Hải Phòng là một cảng biển nằm bên bờ sông Cấm cách cửa sông khoảng 10 km, với vị trí địa lý 20o53' vĩ độ Bắc và 106o41' kinh độ Đông, là một trong ba đỉnh của tam giác: Hà Nội - Hải Phòng- Quảng Ninh.

Cảng có nhiều thuận lợi về vị trí địa lý.Từ cảng Hải Phòng bằng các phương thức vận tải khác nhau, hàng hoá dễ dàng được chuyển đến các địa phương, các thị trường trong và ngoài nước. Về vận chuyển trong nước thì theo hệ thống đường sông hàng hoá dễ dàng đến được Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Quảng Ninh... Về vận chuyển đường bộ từ Hải Phòng theo quốc lộ số 5 có thể đi đến Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội, Vĩnh Phúc hoặc theo quốc lộ số 10, 18 đi Thái Bình, Nam Định, Quảng Ninh... đường sắt trong cảng đã được nối với hệ thống đường sắt quốc gia, điều đó tạo ra cho cảng Hải Phòng một miền hậu phương rộng lớn, sản xuất đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ, có nhu cầu xuất nhập khẩu trao đổi hàng hoá, vật tư thiết bị lớn, tạo điều kiện tất yếu cho sự tồn tại phát triển của cảng.

Mục tiêu, định hướng phát triển của cảng Hải Phòng

- Tiếp tục đảm bảo sự ổn định phát triển sản xuất, ổn định việc làm và thu nhập của người lao động, bảo toàn và phát triển vốn, giữ vững và phát triển thị trường.giữ vững lợi thế cạnh tranh.

- Tiếp tục huy động vốn để mở rộng phát triển Cảng và là tiền đề tham gia vào thị trường vốn.

- Khai thác, tận dụng tối đa hệ thống cơ ở hạ tầng và thiết bị hiện có. Tiếp tục phát triển Cảng Hải Phòng theo hướng đi lên hiện đại hóa, nâng cao năng suất và chất lượng dịch vụ của cảng thông qua các chương trình đầu tư chiều sâu, xây dựng mở rộng cảng, cải tiến công nghệ xếp dỡ, thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển nguồn nhân lực và thay đổi, cải tiến tổ chức hoạt động của Cảng theo hướng hiệu quả, bộ máy gọn nhẹ. Dự kiến đến năm 2015 đạt sản

lượng 20,5 triệu tấn, 1.400 Teu container và doanh thu trên 1.500 tỷ đồng. Hướng tới mục tiêu phát triển ổn định và bền vững, Cảng Hải Phòng sẽ xây dựng Tân Cảng Hải Phòng tại Đình Vũ không chỉ là cảng container tiêu chuẩn quốc tế hoàn chỉnh mà còn hướng tới mục tiêu “Cảng biển xanh” trong một tương lai gần.

Phát huy truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo của các thế hệ công nhân Cảng đã được duy trì, hun đúc và phát huy trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, với mô hình sản xuất mới, Cảng Hải Phòng sẽ tiếp tục giữ vững thương hiệu Cảng Hải Phòng - Cảng chủ lực của miền Bắc đất nước, tạo sự ổn định và phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu, tiếp tục đầu tư ra khu vực Lạch Huyện, giữ vai trò là doanh nghiệp Nhà nước nòng cốt hàng đầu trong khai thác cảng biển và dịch vụ hàng hải, góp phần thực hiện thành công Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác an toàn lao động trong hoạt động khai thác tân cảng 189 hải phòng (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w