VỀ CÁC PHƯƠNG ÁN ĐÓNG CỬA KHU ĐẬP CHỨA QUẶNG THẢ

Một phần của tài liệu Khắc phục, giảm thiểu tác động tiêu cực nuôi trồng thủy sản đến ô nhiễm môi trường nước tại tỉnh Quảng Bình (Trang 34 - 35)

- Hoá chất và các chất thải khá Xyanua

5.4.5 VỀ CÁC PHƯƠNG ÁN ĐÓNG CỬA KHU ĐẬP CHỨA QUẶNG THẢ

Khu đập chứa thải là khu vực quan trọng nhất cần được khôi phục và cải tạo. Thải quặng sẽ được tách riêng thành:

1 Thải mỏ và thải từ dây chuyền tuyển trọng lực và tuyển nổi chứa trong đập thải chính chủ yếu là felzit/thạch anh, và

2 Thải quặng có chứa sulphua của dây chuyền ngâm chiết chứa trong đập thải ngâm chiết là hỗn hợp cát felzit/thạch anh chứa khoảng 5% sulphua, sunphat và oxít.

Các yêu cầu về đóng cửa đập chứa thải đã được tính đến ngay từ khi thiết kế đập thải.Một số biện pháp xử lý đã được xem xét gồm: “xử lý và xả”, “xây dựng lớp phủ có độ thấm và bốc hơi thấp” và xây dựng một đầm lầy xử lý - xả thụ động.

Phương pháp xử lý và xả đòi hỏi nhà máy phải có thời gian hoạt động dài và phải có nhân viên kỹ thuật giám sát (chẳng hạn: xây dựng khu xử lý bùn quặng thải bằng sữa vôi đặc). Phương pháp xây dựng lớp phủ có độ thấm và bốc hơi thấp có thể không ngăn cản được quặng thải giàu sulfua bị ô xy hóa, do đó phương pháp xử lý nước thải thích hợp hơn cả là là hệ thống xử lý xả thụ động qua đầm lầy. Hơn nữa, cả hai đập chứa thải đều được xây dựng trong cùng một lưu vực rộng và được sử dụng để chứa nước trong mùa khô. Mực nước trong các đập này sẽ phục hồi trở lại vào mùa mưa.

Nước trong khu đầm lầy của đập thải chính có thể cạn vào mùa khô, tuy nhiên nước trong đập chứa thải ngâm chiết phải luôn ở mức từ 1- 2m vào mọi thời điểm trong năm để đảm bảo rằng lượng sulphua có trong đập không bị ô xi hóa.

Phương pháp xử lý thụ động qua đầm lầy

Phương pháp này gồm các bước sau:

• Xây dựng lớp cách ly có độ thấm thấp phủ lên một phần bề mặt của đập thải chính và đập thải từ quy trình ngâm chiết bằng các loại sét hoặc các loại đất mịn đầm nén được có độ thấm thấp và chừa lại khu ngập nước gần với đập chắn;

• Trải một lớp đất hữu cơ lên trên lớp lót cách ly và trồng các loại cây cỏ tại địa phương;

• Đập tràn được xây dựng kiên cố bằng bê tông;

• Làm ngừng hoạt động hệ thống mương chắn nước quanh đập chứa thải để nước mưa trong lưu vực chảy vào đầm lầy trong khu chứa thải quặng;

• Sẽ xây dựng một đập nước để đảm bảo rằng đập thải luôn bị ngập nước ở độ sâu tối thiểu để vùng đầm lầy vẫn có tác dụng tích cực trong mùa khô.

• Sẽ xây dựng thêm một đầm lầy nhỏ dưới đập thải chính để nước chảy ngấm qua thân đập, qua đập chứa thải được hòa lẫn với nước xả từ đầm lầy trong đập chứa thải

• Thời gian giữ nước trong mỗi khu đầm lầy được xác định sao cho đủ để các kim loại trong nước thải liên kết với các nguyên tố khác tạo thành nhưng hợp chất có độ hòa tan thấp và lắng cùng với bùn xuống đáy hồ, sau đó nước được xả ra Suối Lò và chảy ra sông Bông Miêu.

Đây là biện pháp phục hồi môi trường bền vững, song cần phải tiến hành quan trắc trong thời gian dài. Trước khi đóng cửa mỏ, tính ổn định lâu dài của phương pháp này có thể kiểm chứng bằng các thử nghiệm độ ẩm đại diện của chất thải và xác định chỉ số axít – bazơ (ABA).

Kế hoạch sử dụng đất ở khu đập chứa thải sau khi kết thúc hoạt động sẽ được tham khảo ý kiến của Uỷ ban Nhân dân huyện Phú Ninh và cộng đồng địa phương (Tam Lãnh) trước khi đập chứa thải ngừng hoạt động. Kết quả tham khảo ý kiến sẽ cho phép đưa phương án tốt nhất về sử dụng khu đập chứa thải. Tùy thuộc vào nồng độ hóa chất có trong nước của đập chứa thải mà nguồn nước có thể được dùng làm nước tưới trong suốt mùa khô để tăng sản lượng mùa màng trên những cánh đồng phía dưới hạ lưu của đập.

Một phần của tài liệu Khắc phục, giảm thiểu tác động tiêu cực nuôi trồng thủy sản đến ô nhiễm môi trường nước tại tỉnh Quảng Bình (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w