Ảnh hưởng của nguồn nitơ

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu đặc điểm SINH học của một số CHỦNG VI KHUẨN OXY hóa SULFUR ở VÙNG VEN BIỂN hải PHÒNG để ỨNG DỤNG xử lý KHÍ độc h2s TRONG NUÔI TRỒNG THỦY sản (Trang 49 - 50)

b. Tiến hành thí nghiệm

4.4.5Ảnh hưởng của nguồn nitơ

Các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng có ý nghĩa rất lớn trong quá trình nuôi cấy các chủng vi sinh vật. Hiểu được các nguyên tố, hàm lượng cấu thành tế bào, nguồn gốc các chất dinh dưỡng cũng như chức năng của chúng đối với tế bào vi sinh vật là rất cần thiết trong nghiên cứu tối ưu hóa môi trường nuôi cấy và lên men sản xuất các sản phẩm trong công nghiệp. Nitơ là một nguyên tố đa lượng có ý nghĩa rất lớn trong quá trình nuôi cấy, nó có chức năng xây dựng nên acid amin, nucleotit của axit nucleic và coenzyme. Do đó, em đã sử dụng cả hai nguồn nitơ vô cơ và hữu cơ gồm: NH4Cl, NaNO3, NaNO2 và cao men để tiến hành nghiên cứu. Nghiên cứu được thực hiện trong 5 ngày với nhiệt độ, độ mặn, pH tối ưu.

Bảng 4.12: Kết quả ảnh hưởng của hợp chất nitơ đến khả năng sinh trưởng và oxy hóa các hợp chất khử của lưu huỳnh của các chủng lựa chọn.

Nguồn nitơ Mẫu ĐS-02-3 ĐS-02-4 ĐS-01-7 ĐS-01-9 ĐS-03-11 Cao men DO 0.61 0.65 0.64 0.67 0.69 [SO42-](mg/l) 558.46 555.46 589.59 565.37 576.67 NH4Cl DO 0.41 0.39 0.52 0.50 0.55 [SO42-](mg/l) 482.47 456.57 472.67 452.37 522.48 NaNO3 DO 0.54 0.57 0.53 0.51 0.59 [SO42-](mg/l) 522.47 486.57 542.67 502.37 562.48 NaNO2 DO 0.45 0.36 0.44 0.40 0.50 [SO42](mg/l) 520.83 537.43 508.63 550.63 510.53

Từ bảng 4.11 cho thấy, các chủng vi sinh vật đều có khả năng sinh trưởng và khả năng oxy hóa hợp chất khử lưu huỳnh tốt ở cả 2 nguồn nitơ vô cơ và hữu cơ, tuy nhiên các chủng vi khuẩn có khả năng sinh trưởng và oxy hóa hợp chất khử lưu huỳnh tốt nhất khi bổ sung nguồn nitơ là cao men. Riêng chủng ĐS-03-11 sử dụng nguồn nitơ NaNO3 cũng cho khả năng năng sinh trưởng và oxy hóa hợp chất khử lưu huỳnh tốt. Cao men là nguồn đạm được nhiều loài vi sinh vật ưa thích. Cao men chứa các acid amin, các peptid, các vitamin tan trong nước và các loại hydratcarbon. Tuy nhiên sử dụng cao men để sản xuất trong công nghiệp cũng như bổ sung vào môi trường nuôi cấy khi xử lý ngoài hiện trường là khá đắt. Từ hình cho thấy các chủng vi khuẩn đều sinh trưởng và oxy hóa hợp chất khử của sulfur tốt khi bổ sung nguồn nitơ là muối NaNO3. Trong muối NaNO3 ngoài chứa nguyên tố N cần thiết cho chủng vi khuẩn ngoài ra nó còn chứa nguyên tố Na, natri có chức năng xây dụng nên các cation vô cơ của tế bào, cofactor cho nhiều phản ứng enzyme. Chúng tôi đã chọn NaNO3 là nguồn nitơ tối ưu cho các chủng vi khuẩn sinh trưởng và oxy hóa các hợp chất khử của lưu huỳnh cho mô hình thí nghiệm.

4.5 KHẢ NĂNG XỬ LÝ H2S TRONG MÔI TRƯỜNG Ô NHIỄM.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu đặc điểm SINH học của một số CHỦNG VI KHUẨN OXY hóa SULFUR ở VÙNG VEN BIỂN hải PHÒNG để ỨNG DỤNG xử lý KHÍ độc h2s TRONG NUÔI TRỒNG THỦY sản (Trang 49 - 50)