Ràng buộc toàn vẹn ám chỉ tới một truy vấn đóng phải luôn đúng sau mỗi lần cập nhật CSDL. Các ràng buộc toàn vẹn là không thể thiếu trong việc xác định tính toàn vẹn của một CSDL. Đã có rất nhiều mở rộng, nhƣ phụ thuộc hàm mờ [26,51] và phụ thuộc đa trị mờ [52], cho các CSDLQH mờ. Một mô hình CSDLQH mờ mở rộng phải tính đến các ràng buộc toàn vẹn, đặc biệt là khi có liên quan tới các thông tin không hoàn hảo.
Định nghĩa 7. Gọi IC là ràng buộc toàn vẹn của lƣợc đồ quan hệ mờ mở rộng R. Khi đó, IC là tập các công thức đƣợc thiết lập đúng đắn của R và chứa một công thức đƣợc thiết lập đúng đắn có dạng:
(x1,…, xn, r)P(x1,…, xn, r) A1(x1, r) … An(xn, r) trong đó A1, …, An là các miền trị thuộc tính.
Nhƣ đã trình bày ở phần 3.2.1, ràng buộc miền xác định các giá trị có thể của một vị từ. Phụ thuộc hàm cấu thành lớp ràng buộc toàn vẹn quan trọng nhất. Theo Raju và Majumdar [14], phụ thuộc hàm mờ có thể đƣợc xem nhƣ một dạng cụ thể hoá của một mối quan hệ mờ bởi mệnh đề điều kiện, "IF X là bằng nhau THEN Y là bằng nhau". Sự cụ thể hoá của một quan hệ mờ liên quan tới các luật dịch đƣợc sử dụng cho các mệnh đề mờ điều kiện.
Mở rộng của đẳng thức xấp xỉ từ vị từ đẳng thức chỉ ra rằng phụ thuộc hàm mờ trên CSDLQH mờ mở rộng là nhƣ sau:
Định nghĩa 8. Xét một lƣợc đồ quan hệ mờ mở rộng R(A1, …, An, r). Hai tập các thuộc tính X = (Xi)iI {A1, …, An}, Y = (Yj)jJ {A1, …, An}, trong đó I và J là các tập chỉ số. Gọi r là một quan hệ mờ mở rộng thoả mãn
R, một phụ thuộc hàm mờ mở rộng đƣợc ký hiệu bởi e.f.f.d: 2D(X) r 2D(Y), trong đó 2D(X) và 2D(Y) là các tập giá trị các tập con mờ lần lƣợt xuất hiện trong
X vàY.
Vì các thông tin không hoàn hảo có thể xuất hiện trong CSDLQH mờ mở rộng nên chúng ta sẽ dùng quan hệ giống nhau mờ để mô hình sự xấp xỉ bằng của hai giá trị thuộc tính. Do đó, nghĩa của e.f.f.d là nhƣ sau:
Với hai bộ bất kỳ (t1, r(t1)) và (t2, r(t2)) trong r thoả e.f.f.d, khi đó (t1i)(t2j)((t1i, r(t1i)) (t1, r(t1)) (t2j, r(t2j)) (t2, r(t2)))
Định nghĩa 9. Một ràng buộc tham chiếu tuyển là một biểu thức dạng
(y1, …, yn, r) r(y1, …, yn, r) (z1)s1(x1,r) … (zm)sm(xm,r) trong đó s1, …, sm và r là các tên vị từ; y1, …, yn và z1, …, zm là các biến phân biệt; x1, …, xmlà các bộ của các biến và các ràng buộc.