Những nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KCN THÁI NGUYÊN (Trang 30 - 32)

I. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP

5. Tình hình sản xuất kinh doanh 3 năm trƣớc cổ phần hóa

5.7. Những nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty

Sự phát triển của ngành Xây Dựng, bất động sản nói chung và xây dựng hạ tầng công nghiệp nói riêng phụ thuộc nhiều vào tốc độ tăng trƣởng kinh tế và các chính sách vĩ mô. Với vai trò là ngành hỗ trợ cho sự phát triển của nền kinh tế, tăng trƣởng của ngành xây dựng phụ thuộc vào các yếu tố nhƣ tốc độ đô thị hóa, vốn đầu tƣ FDI, lãi suất cho vay và lạm phát. Bên cạnh đó, xây dựng cũng là lĩnh vực tạo nên nền tảng cho phát triển cho những ngành khác và nền kinh tế nói chung. Do đó, việc chính phủ luôn duy trì một mức giải ngân vào lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng. Ngoài các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ cũng có tác động trực tiếp tới ngành xây dựng. Nhƣ trong giai đoạn 2011-2013, chính sách thắt chặt tiền tệ đã đẩy lãi suất cho vay lên mức trên 20%/năm, khiến cho nguồn vốn đổ vào đầu tƣ xây dựng giảm mạnh. Do đó, chu kỳ của ngành xây dựng cũng chịu tác động mạnh từ chu kỳ của tăng trƣởng kinh tế ƣớc tính kéo dài khoảng 3-10 năm. Ngoài ra, tốc độ tăng trƣởng của ngành sẽ có một độ lệch nhất định so với tốc độ tăng trƣởng GDP.

Xét đến những yếu tố nói trên, với mức lãi suất thấp ở thời điểm hiện tại cùng với mức giải ngân mạnh của chính phủ và các doanh nghiệp FDI, ngành xây dựng Việt Nam đang đi vào 1 chu kỳ tăng trƣởng mới 2015-2018. Tổ chức BMI, cũng đã dự đoán tốc độ tăng trƣởng của Ngành Xây Dựng Việt Nam sẽ đạt trung bình 6,3%/năm trong giai đoạn sắp tới.

Nguồn vốn tƣ nhân không chỉ đóng góp vào sự tăng trƣởng của lĩnh vực xây dựng dân dụng, còn tham gia vào phát triển cơ sở hạ tầng thông qua các hợp đồng BT, BOT, BOO và PPP. Tuy nhiên, khung pháp lý cho các hình thức hợp tác công- tƣ (PPP) còn nhiều hạn chế, nên chƣa thể thúc đẩy mạnh lƣợng vốn đầu tƣ vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Trong những năm tới, khung pháp lý về các hình thức đầu tƣ này sẽ đƣợc hoàn thiện và đƣợc dự đoán theo chiều hƣớng tích cực sẽ giúp cho tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt đƣợc nhiều thuận lợi hơn.

Thông tƣ 36 giảm hệ số rủi ro cho vay đối với bất động sản từ 250% xuống 150%, và Luật kinh doanh BĐS quy định chặt chẽ hơn điều kiện kinh doanh bất động sản, giúp ngành nghề kinh doanh mà công ty đang thực hiện trở nên ổn định, hạn chế rủi ro và dễ dự đoán hơn các diễn biến thị trƣờng.

Xây dựng Công Nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu đầu tƣ xây mới và mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc. Do đó, lực cầu trong xây dựng công nghiệp sẽ biến động theo sức khỏe của nền kinh tế và lƣợng vốn FDI vào Việt Nam. Nhƣ đã phân tích ở phần xây dựng dân dụng, GDP Việt Nam hiện đang tăng trƣởng ở mức 5,98%/năm với tốc độ tăng trƣởng mạnh từ khu vực công nghiệp đạt 7,1%/năm. Trong 2015, GDP sẽ bức phá mạnh hơn với tăng trƣởng dự kiến ở mức 6,2%/năm, do sự hỗ trợ của các yếu tố vĩ mô nhƣ lãi suất và chi phí đầu vào giảm các doanh nghiệp có thể giảm giá sản phẩm hỗ trợ lực cầu tiêu dùng.

Lƣợng vốn FDI đổ vào Việt Nam hàng năm sẽ phụ thuộc nhiều yếu tố bao gồm yếu tố bên ngoài (tình hình kinh tế thế giới, nhu cầu mở rộng của các tập đoàn xuyên quốc gia, xu hƣớng của dòng vốn), và yếu tố trong nƣớc (tăng trƣởng thị trƣờng, thủ tục pháp lý, môi trƣờng kinh doanh, lao động, và hạ tầng).

Theo thống kê của tổ chức FDI Intelligence, có 5 yếu tố chính ảnh hƣởng tới động thu hút vốn FDI bao gồm: Tăng trƣởng thị trƣờng, dễ dàng tiếp cận thị trƣờng, môi trƣờng kinh doanh, nhân lực có trình độ, hạ tầng, và chi phí hoạt động thấp. Theo một khảo sát khác của Standard Chatered, thì nguyên nhân lớn nhất dẫn đến quyết định đầu tƣ ở Việt Nam là thị trƣờng tiêu thụ lớn, chi phí nhân công và hoạt động thấp. Điều này cho thấy nƣớc ta còn rất nhiều hạn chế về các cơ sở hạ tầng, khung pháp lý và các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp FDI.

Tình hình kinh tế chung trên thế giới còn nhiều khó khăn, tuy nhiên nền kinh tế các quốc gia có vốn đầu tƣ FDI lớn vào Việt Nam vẫn đang trên đà hồi phục. Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan, và Hoa Kỳ là các quốc gia có vốn đầu tƣ lớn vào Việt Nam hàng năm. Trong đó, chỉ có Nhật Bản là có tốc độ tăng trƣởng đƣợc dự đoán là sẽ giảm trong những năm tiếp theo. Do đó, triển vọng thu hút FDI vào sản xuất vẫn còn rất khả quan khi các tổ chức nhƣ Samsung, LG và Intel vẫn liên tục đỗ vốn vào nƣớc ta.

Gần đây, các doanh nghiệp lớn trên thế giới nhƣ Nike, Adidas, và Intel đang có xu hƣớng chuyển dịch các nhà máy từ Trung Quốc đến Việt Nam. Theo nhiều doanh nghiệp, nguyên nhân cho sự dịch chuyển này là do các chi phí sản xuất nhƣ nhân công và thuê mặt bằng đã tăng rất cao, cộng thêm tình bất ổn về môi trƣờng kinh doanh khiến cho một số nhà máy phải tạm ngừng hoạt động tại Trung Quốc. Theo khảo sát của Jetro (Nhật Bản), trong năm 2013, mức lƣơng cơ bản của một công nhân ở Việt Nam 162 USD/ tháng, nếu cộng thêm các loại phúc lợi ƣớc đạt mức lƣơng trung bình sẽ là 3.000 USD/năm, chƣa bằng một nửa mức lƣơng tại Trung Quốc (7.503 USD/năm). Và theo nhiều đánh giá, xu hƣớng dịch chuyển này sẽ còn đƣợc hƣởng lợi nhiều từ các chính sách kinh tế và các hiệp định xong phƣơng đƣợc ký gần đây.

Việt Nam đang đàm phán 6 Hiệp định thƣơng mại tự do (FTAs) với các nền kinh tế lớn và sẽ tham gia vào Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN vào năm 2015. Đây là những yếu tố căn bản để Việt Nam thu hút mạnh mẽ đầu tƣ FDI. Bên cạnh triển khai các cam kết của WTO và các Hiệp định thƣơng mại tự do (FTA) đã ký kết, lần đầu tiên Việt Nam tiến hành đồng thời các đàm phán FTA với tất cả các trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới, tạo các nền tảng cho việc xây dựng mối quan hệ lâu dài với các đối tác lớn. Với triển vọng hoàn tất 14 FTAs giai đoạn 2015-2020, Việt Nam sẽ trở thành một mắt xích quan trọng của mạng lƣới liên kết kinh tế rộng lớn với 55 đối tác, trong đó có 15 thành viên G- 20. Bên cạnh đó, với việc hình thành Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN vào năm 2015, Việt Nam sẽ trở thành cửa ngõ quan trọng của tiểu vùng Mekong. Với sự hội nhập sâu rộng, chuỗi cung ứng của các ngành hàng sẽ hoạt động trong phạm vi lớn hơn. Bản thân các doanh nghiệp cũng hoạt động ở quy mô rộng hơn nhờ sự thống nhất trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, dịch vụ, tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi hơn, và đây sẽ là yếu tố quan trọng thu hút vốn FDI vào Việt Nam.

Các nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và môi trƣờng kinh doanh hiện tại cũng sẽ góp phần lớn hỗ trợ thu hút nguồn vốn FDI vào nƣớc ta. Sau nhiều nỗ lực cắt giảm, tổng

Một phần của tài liệu PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KCN THÁI NGUYÊN (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)