Công nghệ hiện đại dang áp dụng, lợi thế công nghệ

Một phần của tài liệu PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KCN THÁI NGUYÊN (Trang 27)

I. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP

5. Tình hình sản xuất kinh doanh 3 năm trƣớc cổ phần hóa

5.6. Công nghệ hiện đại dang áp dụng, lợi thế công nghệ

5.6.1. Trình độ công nghệ

Dịch vụ xử lý nƣớc thải: Công ty cung cấp dịch vụ xử lý nƣớc thải có hệ thống hoạt động đạt 2.000 m3/ngày. Hệ thống xử lý nƣớc thải hiện đang đƣợc áp dụng với nguyên lý nhƣ sau: nƣớc thải từ các nhà máy, cơ sở sản xuất trong KCN đƣợc thu gom về bể gom nƣớc thải. Bể đƣợc trang bị 03 máy bơm, mỗi máy có công suất 80m³/h và lắp 01 thiết bị để xác định mức nƣớc trong bể làm cơ sở để điều khiển mức độ hoạt động của các bơm. Cụm bể xử lý sinh học đƣợc thiết kế gồm 02 module hoạt động theo mẻ liên tục với chu kỳ 4h theo các bƣớc:

- Để bắt đầu hoạt động 1 chu kỳ trong bể C-Tech, nƣớc thải từ bể gom đƣợc bơm lên ngăn đầu tiên của bể Selector. Trƣớc khi vào bể Selector nƣớc thải đƣợc đo pH nhờ thiết bị đo đƣợc lắp trên đƣờng ống, sau đó nƣớc thải đi qua hệ thống van điều khiển trƣớc khi phân chia vào 2 bể C-Tech.

- Khi pH chƣa đạt thì hệ thống định lƣợng trung hòa PH sẽ cung cấp hóa chất axit/kiềm để đƣa PH về giá trị tối ƣu từ 6,5 – 7,5 tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh học phía sau.

- Một mặt, ngăn đầu tiên của bể Selector có nhiệm vụ tiếp nhận và hòa trộn nguồn nƣớc thải đƣa vào hệ thống cùng định lƣợng hồi bùn hồi lƣu đƣa về bằng bơm bùn hồi lƣu lắp đặt trong bể C-Tech. Lƣu lƣợng nƣớc thải xử lý của nhà máy sẽ đƣợc tính thông qua lập trình căn cứ vào thể tích rút nƣớc trong bể C-Tech và thời gian hoạt động của mỗi chu kỳ xử lý sinh học.

- Cuối chu kỳ xử lý, nƣớc trong đƣợc đƣa sang bể khử trùng bằng thiết bị Decanter . Tại ngăn đầu tiên của bể khử trùng, bơm định lƣợng sẽ cấp dung dịch hóa chất để khử trùng nƣớc thải. Sau một thời gian phản ứng trong bể khử trùng, nƣớc thải đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu và tự chảy về hồ sinh thái. Nƣớc sau xử lý đảm bảo luôn đạt tiêu chuẩn môi trƣờng loại B, TCVN 5945-2005 trƣớc khi thải bỏ ra nguồn tiếp nhận.

Nhà máy xử lý nƣớc thải KCN Sông Công bao gồm các hạng mục chính sau:

- Tiền xử lý: Bao gồm bể gom, song chắn rác thô, nƣớc thải đƣợc gom và tách để loại bỏ tạp chất có kích thƣớc lớn tạo điều kiện thuận lợi cho các công đoạn xử lý tiếp theo. - Bể phản ứng sinh học C-Tech: Dùng để oxy hóa COD, BOD đồng thời với quá trình Nitrification và Denitrification. Bể đƣợc lắp đặt hệ thống phân phối khí dƣới đáy để cung cấp khí dạng bọt mịn gián đoạn thông qua van điều khiển.

- Bể khử trùng: Sử dụng hóa chất NaClO để khử trùng nƣớc thải.

và làm đặc bùn. Bùn từ bể này đƣợc bơm lên sân phơi bùn để tách nƣớc ra. Bùn khô đƣợc đƣa đi thải bỏ chôn lấp theo quy định hoặc làm phân bón.

- Máy thổi khí và hệ thống phân phối khí cho các bể Selector, bể C-Tech, bể phân hủy và làm đặc bùn.

- Các bơm bùn hồi lƣu, bùn thải. - Bơm bùn lên sân phơi bùn.

- Hệ thống chuẩn bị hóa chất bao gồm các thiết bị pha trộn hóa chất, thùng chứa. - Bơm định lƣợng hóa chất các loại.

- Hệ thống điều khiển tự động hóa trung tâm: Bao gồm hệ thống điều khiển SLC-500 của Allen Bladley và phần mềm giám sát RSView32.

- Các thiết bị đo tại hiện trƣờng bao gồ: đo mức, đo pH, đo DO.

- Hệ thống đƣờng ống công nghệ bao gồm: Hệ thống đƣờng ống dẫn nƣớc, dẫn bùn, dẫn khí.

- Hệ thống van tay, van một chiều, van điện điều khiển tự động. - Hệ thống điện điều khiển.

- Hệ thống điện động lực. - Nhà điều hành.

- Các thiết bị thí nghiệm.

5.6.2. Hoạt động marketing

Việc quảng bá hình ảnh của công ty, đƣa ra các dịch vụ, tiêu chuẩn, lợi ích đầu tƣ nhằm thu hút, tiếp cận khách hàng. Tỉnh Thái Nguyên đặc biệt khuyến khích và ƣu đãi các Doanh nghiệp đầu tƣ sản xuất vào KCN Sông Công. Ngoài các ƣu đãi của Nhà nƣớc, tỉnh Thái Nguyên còn ƣu đãi cho các nhà đầu tƣ vào KCN Sông Công theo quyết định số: 3296/2000/QĐ-UB ngày 13/10/2000 của UBND tỉnh; 41/2012/QĐ-UBND ngày 15/11/2012 của UBND tỉnh; Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐND ngày 19/7/2012 của hội đồng nhân dân tỉnh; Đề án số 238/ĐA-UBND ngày 28/02/2011 của UBND tỉnh về việc cải thiện môi trƣờng đầu tƣ.

Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc marketing và ảnh hƣởng của hoạt động marketing tới hiệu quả sản xuất kinh doanh; công ty nhận định đây là xu hƣớng phát triển của toàn cầu hóa và mạng internet, tập trung khắc phục hạn chế trƣớc đây về mặt công nghệ. Cụ thể, công ty đã phát triển website của riêng mình tại địa chỉ http://tizd.vn/.

Mặc dù nền tảng công nghệ tin học chƣa đƣợc phát triển mạnh nhƣ những đơn vị khác, song Công ty Phát triển hạ tầng KCN Thái Nguyên trong những năm gần đây không ngừng chú trọng phát triển bổ sung lĩnh vực này, với hi vọng là tiền đề sau cổ phần hóa, có thể giúp ích cho công ty tìm kiến đƣợc nhiều đối tác và bạn hàng khi tham gia sâu rộng hơn vào cơ chế thị trƣờng

5.7.Những nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty

Sự phát triển của ngành Xây Dựng, bất động sản nói chung và xây dựng hạ tầng công nghiệp nói riêng phụ thuộc nhiều vào tốc độ tăng trƣởng kinh tế và các chính sách vĩ mô. Với vai trò là ngành hỗ trợ cho sự phát triển của nền kinh tế, tăng trƣởng của ngành xây dựng phụ thuộc vào các yếu tố nhƣ tốc độ đô thị hóa, vốn đầu tƣ FDI, lãi suất cho vay và lạm phát. Bên cạnh đó, xây dựng cũng là lĩnh vực tạo nên nền tảng cho phát triển cho những ngành khác và nền kinh tế nói chung. Do đó, việc chính phủ luôn duy trì một mức giải ngân vào lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng. Ngoài các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ cũng có tác động trực tiếp tới ngành xây dựng. Nhƣ trong giai đoạn 2011-2013, chính sách thắt chặt tiền tệ đã đẩy lãi suất cho vay lên mức trên 20%/năm, khiến cho nguồn vốn đổ vào đầu tƣ xây dựng giảm mạnh. Do đó, chu kỳ của ngành xây dựng cũng chịu tác động mạnh từ chu kỳ của tăng trƣởng kinh tế ƣớc tính kéo dài khoảng 3-10 năm. Ngoài ra, tốc độ tăng trƣởng của ngành sẽ có một độ lệch nhất định so với tốc độ tăng trƣởng GDP.

Xét đến những yếu tố nói trên, với mức lãi suất thấp ở thời điểm hiện tại cùng với mức giải ngân mạnh của chính phủ và các doanh nghiệp FDI, ngành xây dựng Việt Nam đang đi vào 1 chu kỳ tăng trƣởng mới 2015-2018. Tổ chức BMI, cũng đã dự đoán tốc độ tăng trƣởng của Ngành Xây Dựng Việt Nam sẽ đạt trung bình 6,3%/năm trong giai đoạn sắp tới.

Nguồn vốn tƣ nhân không chỉ đóng góp vào sự tăng trƣởng của lĩnh vực xây dựng dân dụng, còn tham gia vào phát triển cơ sở hạ tầng thông qua các hợp đồng BT, BOT, BOO và PPP. Tuy nhiên, khung pháp lý cho các hình thức hợp tác công- tƣ (PPP) còn nhiều hạn chế, nên chƣa thể thúc đẩy mạnh lƣợng vốn đầu tƣ vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Trong những năm tới, khung pháp lý về các hình thức đầu tƣ này sẽ đƣợc hoàn thiện và đƣợc dự đoán theo chiều hƣớng tích cực sẽ giúp cho tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt đƣợc nhiều thuận lợi hơn.

Thông tƣ 36 giảm hệ số rủi ro cho vay đối với bất động sản từ 250% xuống 150%, và Luật kinh doanh BĐS quy định chặt chẽ hơn điều kiện kinh doanh bất động sản, giúp ngành nghề kinh doanh mà công ty đang thực hiện trở nên ổn định, hạn chế rủi ro và dễ dự đoán hơn các diễn biến thị trƣờng.

Xây dựng Công Nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu đầu tƣ xây mới và mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc. Do đó, lực cầu trong xây dựng công nghiệp sẽ biến động theo sức khỏe của nền kinh tế và lƣợng vốn FDI vào Việt Nam. Nhƣ đã phân tích ở phần xây dựng dân dụng, GDP Việt Nam hiện đang tăng trƣởng ở mức 5,98%/năm với tốc độ tăng trƣởng mạnh từ khu vực công nghiệp đạt 7,1%/năm. Trong 2015, GDP sẽ bức phá mạnh hơn với tăng trƣởng dự kiến ở mức 6,2%/năm, do sự hỗ trợ của các yếu tố vĩ mô nhƣ lãi suất và chi phí đầu vào giảm các doanh nghiệp có thể giảm giá sản phẩm hỗ trợ lực cầu tiêu dùng.

Lƣợng vốn FDI đổ vào Việt Nam hàng năm sẽ phụ thuộc nhiều yếu tố bao gồm yếu tố bên ngoài (tình hình kinh tế thế giới, nhu cầu mở rộng của các tập đoàn xuyên quốc gia, xu hƣớng của dòng vốn), và yếu tố trong nƣớc (tăng trƣởng thị trƣờng, thủ tục pháp lý, môi trƣờng kinh doanh, lao động, và hạ tầng).

Theo thống kê của tổ chức FDI Intelligence, có 5 yếu tố chính ảnh hƣởng tới động thu hút vốn FDI bao gồm: Tăng trƣởng thị trƣờng, dễ dàng tiếp cận thị trƣờng, môi trƣờng kinh doanh, nhân lực có trình độ, hạ tầng, và chi phí hoạt động thấp. Theo một khảo sát khác của Standard Chatered, thì nguyên nhân lớn nhất dẫn đến quyết định đầu tƣ ở Việt Nam là thị trƣờng tiêu thụ lớn, chi phí nhân công và hoạt động thấp. Điều này cho thấy nƣớc ta còn rất nhiều hạn chế về các cơ sở hạ tầng, khung pháp lý và các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp FDI.

Tình hình kinh tế chung trên thế giới còn nhiều khó khăn, tuy nhiên nền kinh tế các quốc gia có vốn đầu tƣ FDI lớn vào Việt Nam vẫn đang trên đà hồi phục. Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan, và Hoa Kỳ là các quốc gia có vốn đầu tƣ lớn vào Việt Nam hàng năm. Trong đó, chỉ có Nhật Bản là có tốc độ tăng trƣởng đƣợc dự đoán là sẽ giảm trong những năm tiếp theo. Do đó, triển vọng thu hút FDI vào sản xuất vẫn còn rất khả quan khi các tổ chức nhƣ Samsung, LG và Intel vẫn liên tục đỗ vốn vào nƣớc ta.

Gần đây, các doanh nghiệp lớn trên thế giới nhƣ Nike, Adidas, và Intel đang có xu hƣớng chuyển dịch các nhà máy từ Trung Quốc đến Việt Nam. Theo nhiều doanh nghiệp, nguyên nhân cho sự dịch chuyển này là do các chi phí sản xuất nhƣ nhân công và thuê mặt bằng đã tăng rất cao, cộng thêm tình bất ổn về môi trƣờng kinh doanh khiến cho một số nhà máy phải tạm ngừng hoạt động tại Trung Quốc. Theo khảo sát của Jetro (Nhật Bản), trong năm 2013, mức lƣơng cơ bản của một công nhân ở Việt Nam 162 USD/ tháng, nếu cộng thêm các loại phúc lợi ƣớc đạt mức lƣơng trung bình sẽ là 3.000 USD/năm, chƣa bằng một nửa mức lƣơng tại Trung Quốc (7.503 USD/năm). Và theo nhiều đánh giá, xu hƣớng dịch chuyển này sẽ còn đƣợc hƣởng lợi nhiều từ các chính sách kinh tế và các hiệp định xong phƣơng đƣợc ký gần đây.

Việt Nam đang đàm phán 6 Hiệp định thƣơng mại tự do (FTAs) với các nền kinh tế lớn và sẽ tham gia vào Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN vào năm 2015. Đây là những yếu tố căn bản để Việt Nam thu hút mạnh mẽ đầu tƣ FDI. Bên cạnh triển khai các cam kết của WTO và các Hiệp định thƣơng mại tự do (FTA) đã ký kết, lần đầu tiên Việt Nam tiến hành đồng thời các đàm phán FTA với tất cả các trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới, tạo các nền tảng cho việc xây dựng mối quan hệ lâu dài với các đối tác lớn. Với triển vọng hoàn tất 14 FTAs giai đoạn 2015-2020, Việt Nam sẽ trở thành một mắt xích quan trọng của mạng lƣới liên kết kinh tế rộng lớn với 55 đối tác, trong đó có 15 thành viên G- 20. Bên cạnh đó, với việc hình thành Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN vào năm 2015, Việt Nam sẽ trở thành cửa ngõ quan trọng của tiểu vùng Mekong. Với sự hội nhập sâu rộng, chuỗi cung ứng của các ngành hàng sẽ hoạt động trong phạm vi lớn hơn. Bản thân các doanh nghiệp cũng hoạt động ở quy mô rộng hơn nhờ sự thống nhất trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, dịch vụ, tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi hơn, và đây sẽ là yếu tố quan trọng thu hút vốn FDI vào Việt Nam.

Các nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và môi trƣờng kinh doanh hiện tại cũng sẽ góp phần lớn hỗ trợ thu hút nguồn vốn FDI vào nƣớc ta. Sau nhiều nỗ lực cắt giảm, tổng thời gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của nƣớc ta đã đƣợc kéo giảm xuống còn 247 giờ. Tuy nhiên, mức này còn rất cao so với các nƣớc trong khu vực, chính phủ hiện tại cũng đang nổ lực để kéo giảm thêm 80 giờ thủ tục thuế trong năm 2015. Ngoài ra, thời gian thông quan của nƣớc ta đang là 21 ngày cao hơn cao hơn mức trung bình 13-14 ngày của các nƣớc ASEAN-6. Tuy nhiên, nếu thực hiện tốt việc triển khai hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS và áp dụng cơ chế hải quan một cửa (NSW), thời gian thông quan hàng hóa sẽ giảm đƣợc 3,5 - 4 ngày và cắt giảm 10-20% chi phí. Điều này sẽ góp phần cải thiện môi trƣờng trƣờng kinh doanh ở Việt Nam đối với các doanh nghiệp FDI.

II. THỰC TRẠNG DOANH NGHIỆP TẠI THỜI ĐIỂM XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP DOANH NGHIỆP

Bảng 3: Giá trị tài sản cố định và đầu tƣ dài hạn (Đơn vị tính: đồng) Chỉ tiêu Số liệu sổ sách kế toán Số liệu xác định lại Chênh lệch I. Tài sản cố định và đầu tƣ dài hạn 139.249.832.145 142.876.376.558 3.626.544.413 1. Tài sản cố định 36.158.063.951 39.721.935.184 3.563.871.233 a. Tài sản cố định hữu hình 36.158.063.951 39.721.935.184 3.563.871.233

b. Tài sản cố định thuê tài

chính - - -

c. Tài sản cố định vô hình

(chƣa gồm GT QSD đất) - - -

2. Bất động sản đầu tƣ - - -

3. Các khoản đầu tƣ tài chính

dài hạn - - -

4. Chi phí xây dựng cơ bản

dở dang 44.654.183.741 44.654.183.741 -

5. Các khoản ký cƣợc, ký

quỹ dài hạn - - -

6. Chi phí trả trƣớc dài hạn

(chƣa gồm GT lợi thế KD) 58.437.584.453 58.500.257.633 62.673.180 7. Các khoản phải thu dài

hạn - - -

8. Tài sản dài hạn khác - - -

(Nguồn:Hồ sơ xác định GTDN – Công ty Phát triển hạ tầng KCN Thái Nguyên)

Máy móc thiết bị

Căn cứ vào Biên bản kiểm kê của doanh nghiệp tại ngày 31/12/2014 có đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán, đƣợc đầu tƣ sau thời điểm 31/12/2011 đƣợc xác định trên cơ sở giá gốc. Căn cứ vào giá bán của tài sản mới trên thị trƣờng hoặc giá bán tài sản tƣơng đƣơng và căn cứ vào chất lƣợng thực tế của tài sản, thời gian sử dụng của tài sản theo quy định và theo thời gian khấu hao thực tế của tài sản này tại doanh nghiệp để đánh giá

nguyên giá và giá trị còn lại. Cụ thể nhƣ sau:

Sau khi đánh giá lại, giá trị của máy móc thiết bị nhƣ sau:

Nguyên giá (VND) Giá trị còn lại (VND) - Máy móc thiết bị Giá trị sổ sách kế toán 2.040.161.000 1.781.785.351 Giá trị đánh giá lại 2.040.161.000 1.041.785.351

Chênh lệch - (740.000.000)

(Nguồn: Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp)

Phƣơng tiện vận tải:

Căn cứ vào Biên bản kiểm kê của doanh nghiệp tại ngày 31/12/2014 có đối chiếu với số liệu sổ sách, nguyên giá của thiết bị quản lý đƣợc đầu tƣ sau thời điểm 31/12/2011 đƣợc xác định giá gốc. Căn cứ vào giá bán của tài sản mới trên thị trƣờng

Một phần của tài liệu PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KCN THÁI NGUYÊN (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)