Nghiên cứu nâng cao khả năng tổng hợp vinblastine và vincristine ở

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuyển gen mã hóa enzyme peroxidase liên quan đến sự tổng hợp alkaloid ở cây dừa cạn (catharanthus roseus (l ) g don ) (Trang 26 - 27)

3. Nội dung nghiên cứu

1.6.1.Nghiên cứu nâng cao khả năng tổng hợp vinblastine và vincristine ở

ở cây dừa cạn bằng phương pháp nuôi cấy mô – tế bào thực vật

Marfori và Alejar (1993) đã nghiên cứu khả năng sản xuất alkaloid của những mô sẹo có nguồn gốc từ rễ, thân, lá và hoa của hai giống

C.roseus, trắng và hồng tím. Nghiên cứu chỉ ra rằng, sự thay đổi hàm lượng

alkaloid trong mô sẹo có nguồn gốc từ lá, rễ và hoa của giống dừa cạn hoa hồng tím và giống hoa trắng phụ thuộc vào nguồn gốc mô sẹo từ lá, rễ hay hoa và hàm lượng alkaloid ở mô sẹo có nguồn gốc từ rễ của giống dừa cạn Hoa hồng tím cao hơn ở giống hoa trắng [18].

Zhao và cs (2001) đã thử nghiệm nhiều chất cảm ứng của nấm nhận được từ 12 loại nấm và ảnh hưởng của chúng lên việc cải thiện sản xuất

indole alkaloid ở huyền phù tế bào cây dừa cạn. Kết quả cho thấy, các chất cảm ứng khác nhau thì kích thích sự tổng hợp khác nhau của các indole alkaloid (ajmalicine, catharanthine và serpentine), cao hơn từ 2 đến 5 lần so với đối chứng [23].

Ở Việt Nam, nghiên cứu về cây dừa cạn bắt đầu được công bố vào năm 2006 với công trình của Bùi Văn Lệ, Nguyễn Ngọc Hồng: “Ảnh hưởng của chất điều hòa tăng trưởng thực vật và đường saccharose lên dịch nuôi cấy huyền phù tế bào dừa cạn Catharanthus roseus” [3]. Năm 2011, Đào

Hùng Cường, Lê Xuân Văn đã tiến hành nghiên cứu thành phần hóa học của cây dừa cạn bằng phương pháp tách chiết Alkaloid. Bằng việc sử dụng phương pháp sắc kí lỏng khối phổ (LC – MS) đã xác định được 2 alkaloid quan trọng là vinblastine và vincristine từ rễ cây dừa cạn hoa hồng [4].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuyển gen mã hóa enzyme peroxidase liên quan đến sự tổng hợp alkaloid ở cây dừa cạn (catharanthus roseus (l ) g don ) (Trang 26 - 27)