Lựa chọn các hoạt động KNKL đem lại hiệu quả và phù hợp với kinh tế xã

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả công tác khuyến nông – khuyến lâm tại xã Minh Khai huyện Thạch An tỉnh Cao Bằng (Trang 46 - 48)

kinh tế xã hội của địa phương

Trong thời gian qua các hoạt động KN-KL được triển khai trên địa bàn xã đã đem lại hiệu quả nhất định, góp phần tăng năng suất sản lượng cây trồng và giúp cho người nông dân lựa chọn được loại cây trồng, vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.

Theo kết quả phỏng vấn các loại cây trồng khuyến nông và chăn nuôi được đánh giá là đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cả so với cây trồng trong hoạt động khuyến lâm bao gồm các loại cây : Lúa, Ngô, Sắn, Thạch đen, đậu tương vì vậy các hoạt động có lien quan đến các loại cây trồng trên sẽ đem lại hiệu quả và phù hợp nhất với điều kiện tại địa phương. Tuy nhiên ở đây ta sẽ chọn mô hình Thạch đen đang được người dân chú trọng để nhân rộng, ta có thể phân tích mô hình như sau:

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên,kinh tế của địa phương, nhu cầu của thị trường và mong muốn phát triển kinh tế của người dân cán bộ khuyến nông đã bàn bạc với xã và các ban nghành có liên quan để xây dựng kế hoạch chi tiết cho sản xuất. Do đây là cây trồng mới đòi hỏi kỹ thuật mới, đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc tỉ mỉ nên chọn một thôn có đủ điều kiện (giao thông đi lại thuận lợi, là nơi đầu nguồn nước nên thuận lợi cho việc tưới tiêu, diện tích đất nông nghiệp lớn và màu mỡ) để xây dựng mô hình là thôn Nà Đoỏng.

Mô hình sẽ được thực hiện với 15 hộ dân với diện tích 4ha.

Bước2: Lựa chọ hộ tham gia:

Cán bộ xã cùng với cán bộ thôn họp để lựa chọn những hộ tham gia, phổ biến đầy đủ quyền lợi và trách nhiệm của người dân khi tham gia xây dựng mô hình.

Các hộ muốn tham gia phải đạt một số chỉ tiêu sau: Có nguyện vọng tham gia mô hình, đưa giống mới vào trong sản xuất, có nguồn lao động, có nguồn vốn, địa điểm đi lại thuận tiện..

Căn cứ vào những tiêu chí trên cũng như điều kiện của từng hộ mà cán bộ và người dân họp bàn để lựa chọn các hộ tham gia.

Bước 3: Lập kế hoạch thực hiện

Cán bộ và người dân tham gia cùng lập kế hoạch thực hiện, thống nhất các vấn đề sau:

Thiết kế địa điểm, phạm vi xây dựng mô hình

Thời gian, địa điểm tập huấn kỹ thuật, người tập huấn, nội dung tập huấn Chuẩn bị dụng cụ, vật tư để xây dựng mô hình

Kế hoạch chi tiết cho từng giai đoạn: Làm đất, xử lý mầm bệnh, thời gian trồng, chăm sóc

Cán bộ khyến nông của trạm khuyến nông, ban nông, lâm nghiệp xã trực tiếp xuống chỉ đạo hướng dẫn người dân từ khâu thiết kế vườn trồng, trồng, chăm sóc phòng chống dịch bệnh,tổ chức quản lý đến khi thu hoạch.

Bước 5: Đánh giá và nhân rộng

Khi cây thạch bắt đầu được thu hoạch, cán bộ nông lâm nghiệp tiến hành hội thảo đầu bờ. Một người dân trực tiếp tham gia vào trong quá trình sản xuất sẽ nêu ra những khó khăn, thuận lợi trong quá trình thực hiện. Cán bộ nông lâm nghiệp đánh giá hiệu quả của mô hình, những điểm đã đạt được, chưa đạt được từ đó rút ra những bài học cho việc thực hiện các mô hình tiếp theo. Đồng thời cán bộ nông lâm nghiệp và các hộ tham gia mô hình sẽ trực tiếp trả lời những khó khăn, thắc mắc của người dân và tìm ra biện pháp khắc phục để mô hình có thể nhân rộng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả công tác khuyến nông – khuyến lâm tại xã Minh Khai huyện Thạch An tỉnh Cao Bằng (Trang 46 - 48)