Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả công tác khuyến nông – khuyến lâm tại xã Minh Khai huyện Thạch An tỉnh Cao Bằng (Trang 33)

- Tìm hiểu thực trang cơ cấu tổ chức và các hoạt động KNKL tại xã

+ Phân tích thực trạng cơ cấu tổ chức đội ngũ cán bộ KNKL

+ Thống kê các hoạt động KNKL chính đã và đang triển khai trên địa bàn

- Phân tích hiệu quả các hoạt động KNKL đã và đang được triển khai tại xã

+ Phân tích các hoạt động KNKL đã và đang được triển khai trên địa bàn

+ Lựa chọn các hoạt động KNKL đem lại hiệu quả và phù hợp với kinh tế xã hội của địa phương

- Phân tích điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và thách thức của công tác KNKL trên địa bàn

- Đề xuất các giải pháp và khuyến cáo các hoạt động KN-KL có hiệu quả

+ Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động KNKL + Khuyến cáo các hoạt động KNKL hiệu quả cho người dân trong xã và các vùng lân cận

3.4.1. Phương pháp ngoại nghiệp

3.4.1.1 Phương pháp kế thừa tại liệu sẵn có như:

- Thu thập kế thừa các số liệu sẵn có ở địa phương như: điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội. Các báo cáo của các phòng ban của xã về các hoạt động khuyến nông khuyến lâm tại địa bàn nghiên cứu.

3.4.1.2 Phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA)

- Điều tra quan sát địa bàn thực tế - Phỏng vấn bán cấu trúc

3.4.1.3 Phương pháp thu thập thông tin

- Dựa vào thông tin do chính quyền địa phương cung cấp kết hợp quan sát, chọn ngẫu nhiên 5 hộ trong 1 thôn của 5 thôn bất kỳ (trong tổng số 11 thôn) để tiến hành phỏng vấn theo phiếu điều tra.

- Đánh giá hiệu quả cũng như tiềm năng và hạn chế trong công tác khuyến nông khuyến lâm đối với hộ gia đình theo các bước:

+ Bước 1: Đến điều tra trực tiếp, thu thập thông tin, lấy phiếu điều tra hộ thông qua phỏng vấn

+ Bước 2: Họp với một số chủ hộ, trưởng thôn, phụ nữ, cán bộ khuyến nông khuyến lâm trong xã cũng như trong thôn để tìm ra những tiềm năng, hạn chế, đánh giá cho điểm đưa ra các tiêu chí xác định giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông khuyến lâm trên địa bàn xã.

- Phỏng vấn CBKN và lãnh đạo xã theo mẫu phiếu điều tra.

3.4.2. Phương pháp nội nghiệp

- Tổng hợp và phân tích số liệu, thông tin thu thập và bảng biểu

- Nghiên cứu và thiết kế mẫu bảng một cách khoa học để tổng hợp số liệu.

* Phân tích SWOT:

Thực hiện bằng cách xem xét những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của địa phương ở hiện tại. Để từ đó có những giải pháp thích hợp phát huy điểm mạnh, tận dụng cơ hội, đẩy lùi điểm yếu và vượt qua thách thức trong tương lai

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

4.1. Thực trạng cơ cấu tổ chức và các hoạt động KN-KL tại xã

4.1.1. Thực trạng cơ cấu tổ chức nhân sự hệ thống KNKL * Cơ cấu tổ chức nhân sự: * Cơ cấu tổ chức nhân sự:

-Cấp tỉnh:

Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của trung tâm khuyến nông – khuyến ngư tỉnh Cao Bằng được thể hiện qua hình sau:

Trung tâm KN quốc gia Sở NN&PTNT tỉnh Cao Bằng TT KN-KN tỉnh Cao Bằng

Hình 4.1 Cơ cấu tổ chức trung tâm KN-KN tỉnh Cao Bằng

(Nguồn: Trung tâm KN-KN tỉnh Cao Bằng)

Phòng thông tin huấn luyện Giám đốc Phó giám đốc Phòng chuyển giao TBKT Phòng kế hoạch tổng hợp

Đội ngũ cán bộ

+ 5 cán bộ lãnh đạo (trình độ chuyên môn Đại học): 1 giám đốc, 1 phó giám đốc và 3 trưởng phụ trách.

+ 10 cán bộ chuyên môn: Vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động nghề nghiệp (trình độ chuyên môn Đại học)

Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật

1 cán bộ phụ trách chuyên môn trồng trọt - cây công nghiệp

1 cán bộ phụ trách chuyên môn trồng trọt - cây lương thực thực phẩm 1 cán bộ phụ trách chuyên môn chăn nuôi - Gia cầm

1 cán bộ phụ trách chuyên môn chăn nuôi - gia súc 1 cán bộ phụ trách chuyên môn lâm nghiệp - cây gỗ

1 cán bộ phụ trách chuyên môn lâm nghiệp - cây ngoài gỗ 1 cán bộ phụ trách chuyên môn thuỷ sản

Thông tin huấn luyện

1 cán bộ phụ trách mảng trồng trọt, chăn nuôi 1 cán bộ phụ trách mảng lâm nghiệp

1 cán bộ phụ trách mảng đào tạo huấn luyện

+ 3 cán bộ hỗ trợ phục vụ: Vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ (trình độ Trung cấp)

1 Kế toán

1 Văn thư -Thủ quỹ 1 Lái xe (Hợp đồng 68)

Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

+ Phòng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật: (1) Tham mưu xây dựng các cơ chế chính sách, các chương trình dự án khuyến nông trồng trọt, chăn nuôi,lâm nghiệp, khuyến công, khuyến ngư. (2) Xây dựng kế hoạch tháng, quý, 6 tháng và kế hoạch hàng năm (3) Tổ chức triển khai thực hiện các chương trình dự

án , mô hình khuyến nông khuyến ngư , kiểm tra, giám sát, nghiệm thu và mở rộng nhân ra toàn tỉnh (4) Tham gia rà soát việc xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, các chương trình khuyến nông để trình Sở NN&PTNT và tỉnh phê duyệt. (5)Tổng hợp báo cáo tiến độ và báo cáo đánh giá mô hình , báo cáo kết quả nhân rộng các chương trình khuyến nông. (6)Biên soạn các quy trình kỹ thuật, phổ biến chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật cho các Trạm khuyến nông khuyến lâm và bà con nông dân. (7)Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm sản xuất trong và ngoài tỉnh (8) Tổng kết đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện các mô hình dự án khuyến nông, lâm ngư, khuyến công.

+ Phòng thông tin huấn luyện: (1) Đề xuất và xây dựng các chương trình, kế hoạch trung, dài hạn hàng năm về đào tạo, thông tin thị trường trong lĩnh vực nông nghiệp (2) Tổ chức thực hiện bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và những kinh nghiệm điển hình trong lĩnh vực ngành cho nông dân. (3)Tổ chức phối hợp đào tạo và đào tạo lại để nâng cao kiến thức, kỹ năng, phương pháp cho cán bộ khuyến nông từ tỉnh, huyện đến cơ sở. (4) Thường xuyên viết tin bài, biên tập và đề nghị xuất bản thông tin khuyến nông khuyến ngư (5) Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong nông,lâm, ngư nghiệp. (6) Tổ chức thực hiện các hội thi, hội thảo...

+ Phòng kế hoạch tổng hợp: (1) Tổng hợp báo cáo tháng, 3 tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng và báo cáo năm (2) Thực hiện công tác tổ chức cán bộ (3) Thực hiện công tác thi đua khen thưởng của đơn vị (4) Theo dõi và đề nghị nâng lương, thôi trả lương, (5) Theo dõi nghỉ phép hàng năm đối với CBVC. (6) Tổng hợp số liệu báo cáo của các huyện thị.

Như vậy hệ thống tổ chức khuyến nông ở Cao Bằng cũng được tổ chức theo kiểu hình tháp giống như hệ thống khuyến nông chung của cả nước, triển khai các hoạt động từ cấp sở xuống đến cấp cơ sở. Hệ thống khuyến nông ở

cấp tỉnh với tổ chức cán bộ đầy đủ về các chuyên ngành khác nhau đã hoạt động một cách hiệu quả, thể hiện trong kết quả triển khai các hoạt động khuyến nông khuyến lâm hằng năm.

- Cấp huyện:

Trạm khuyến nông huyện Thạch An triển khai các hoạt động nông-lâm- ngư nghiệp dưới sự chỉ đạo của trung tâm KN-KN tỉnh Cao Bằng và hướng dẫn chỉ đạo sản xuất, thực hiện chương trình khuyến nông với sự kết hợp cùng các cơ quan trong và ngoài ngành.

Tổng số cán bộ - nhân viên của trạm gồm 8 người: 1 trưởng trạm, 1 phó trạm, 1 kế toán và 5 cán bộ chuyên môn. Trong đó có 1 Th.S Kinh tế, 2 Kỹ sư trồng trọt, 2 Kỹ sư lâm nghiệp, 2 Kỹ sư chuyên ngành nông lâm kết hợp và 1 Kế toán trình độ trung cấp.

Trạm KN huyện không phân bộ phận cụ thể mà giao nhiệm vụ cho cán bộ phụ trách theo xã.

- Cấp xã:

Khuyến nông xã Minh Khai tổ chức triển khai các hoạt động khuyến nông dưới sự chỉ đạo của trung tâm khuyến nông huyện Thạch An, hiện nay ban khuyến nông xã có 1 khuyến nông viên, trình độ trung cấp chuyên ngành khuyến nông, thời gian công tác trên 3 năm. Như vậy, với chỉ 1 CBKN phải phụ trách trải rộng trên toàn địa bàn xã, yêu cầu họ phải có kiến thức chuyên môn đa ngành.

* Thực trạng năng lực cán bộ khuyến nông xã Minh Khai

Điều tra về tự đánh giá năng lực bản thân (kỹ năng, kiến thức chuyên môn, năng lực cá nhân, phẩm chất) CBKN cho rằng:

Họ nắm chắc chuyên môn kỹ thuật, xã hội đời sống nông thôn và pháp luật, đường lối chính sách của nhà nước; trang bị cơ bản đầy đủ về các kỹ năng (lắng nghe, quan sát, phản hồi, thúc đẩy hỗ trợ) cũng như năng lực về tổ chức

và lập kế hoạch, phân tích đánh giá, sáng tạo, truyền đạt thông tin; luôn tự tin vào bản thân, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, không quản ngại khó khăn thử thách, tin tưởng vào người nông dân, tính cách dễ gần với người dân, có lòng yêu thương con người và có tinh thần thái độ cao trong công việc. Tuy nhiên, trong triển khai các hoạt động, CBKN gặp khó khăn về kỹ năng thuyết trình, giảng dạy cho đối tượng người lớn tuổi do chưa được đào tạo một cách bài bản về kỹ năng sư phạm và tâm lý người lớn lớn tuổi. Hơn nữa, CBKN cũng gặp phải khó khăn trong cuộc sống hàng ngày với chế độ lương hợp đồng 0,8% so với mức lương cơ sở tối thiểu và chế độ đãi ngộ kèm theo chưa tốt. Điều này cho thấy để hoạt động khuyến nông – khuyến lâm thật sự đạt hiệu quả cần chú trọng hơn đến vấn đề bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ liên quan và củng cố đội ngũ CBKN.

+ Năng lực CBKN qua cái nhìn của lãnh đạo xã và nông dân tại địa phương

-Đánh giá của lãnh đạo xã

Lãnh đạo xã là đơn vị trực tiếp chỉ đạo, giám sát và quản lý khuyến nông viên. Thường ngày của cán bộ khuyến nông vẫn có các tiêu chí để đánh giá và theo dõi trong suốt quá trình làm việc.

Bảng 4.1. Đánh giá của lãnh đạo xã về năng lực của cán bộ khuyến nông

Xếp loại Số ngƣời đánh giá giỏi Số ngƣời đánh giá khá Số ngƣời đánh giá TB Tổng số phiếu

Năng lực chuyên môn 1 2 3

Kỹ năng giao tiếp 3 3

Kỹ năng truyền đạt 1 2 3

Tinh thần, thái độ 3 3

(Nguồn:Số liệu điều tra)

Từ tổng hợp trên ta thấy: ban lãnh đạo xã chưa thật sự hài lòng về năng lực của CBKN, với tỷ lệ đánh giá 66,67% được đánh giá mức độ khá về trình

độ chuyên môn, theo họ kiến thức chuyên môn của CBKN còn thiên về lý thuyết và nhiều khi chưa thực tế. Kỹ năng truyền đạt, được đánh giá ở mức độ khá chỉ chiếm 33,33% cho thấy CBKN cần phải được đào tạo thêm về kỹ năng sư phạm nhất là kỹ năng đào tạo người lớn tuổi. điều đáng nói ở đây là lãnh đão xã thật sự hài long về kỹ năng giao tiếp cũng như tinh thần thái độ làm việc của CBKN.

-Đánh giá của nông dân

Nông dân là những người thụ hưởng trực tiếp những lợi ích từ các hoạt động khuyến nông mang lại.Khi đi điều tra phỏng vấn bà con nông dân, tuy trình độ của mỗi người dân là khác nhau nhưng đánh giá của họ rất tốt cho CBKN để họ hoàn thiện bản thân. Họ đánh giá năng lực của CBKN qua những gì họ nhìn thấy và được thụ hưởng từ các hoạt động khuyến nông.

Bảng 4.2. Đánh giá của nông dân về năng lực cán bộ khuyến nông

Xếp loại Số lƣợt ý kiến Tỷ lệ (%) Xuất sắc 0 0 Giỏi 8 32 Khá 17 68 Trung bình 0 0 Kém 0 0 Tổng 25 100

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra cho nông dân, năm 2015)

Qua thống kê ta có thể nhận thấy bà con nông dân đánh giá năng lực cán bộ rất cao, có sự chênh lệch khá lớn so với đánh giá của ban lãnh đạo xã, với 32% ý kiến đạt mức giỏi, 68% ý kiến đạt khá,điều này cho thấy nông dân đã và đang nhận được rất nhiều lợi ích từ các hoạt động khuyến nông mang lại. Nói cách khác CBKN đang làm khá tốt nhiệm vụ của mình. Ngoài ra khi được hỏi về thái độ khi tiếp xúc làm việc của cán bộ khuyến nông với người

dân, họ đã đánh giá và thu được kết quả sau: 96% số người được hỏi thấy CBKN nhiệt tình, tôn trọng và biết lắng nghe người dân, 88% cảm thấy CBKN rất gần gũi và cởi mở, 88% thấy CBKN trung thực, có trách nhiệm trong công việc. Một số khác họ cho rằng đôi khi CBKN còn xa cách, khó có cơ hội để tiếp xúc cá nhân. Khi được các CBKN tập huấn thì có đến 27% nội dung mà CBKN triên khai khiến họ khó hiểu, 33% nội dung dễ hiểu và 40% nội dung triển khai họ có thể nghe hiểu bình thường.

4.1.2. Thống kê các hoạt động KN-KL đã và đang triển khai trên địa bàn xã

Bảng 4.3. Kết quả thống kê các hoạt động KN-KL đã và đang triển khai trên địa bàn xã

TT Các hoạt động Địa điểm Thời

gian

Số ngƣời Tham gia I Các hoạt động về khuyến lâm

1 Các mô hình về cây lâm nghiệp

Mô hình trồng Keo lai (2Ha) Hộ nông dân 2012 6 Trồng cây Mỡ mô hình (20Ha) Hộ nông dân 2014 20

2 Các lớp tập huấn kỹ thuật về LN

Kỹ thuật và các biện pháp chăm sóc,

phòng trừ bệnh hại cho cây Keo UBND Xã 2012 80 Kỹ thuật và các biện pháp chăm sóc,

phòng trừ bệnh hại cho cây Keo UBND Xã 2013 50 Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Mỡ UBND Xã 2014 40

3 Các hoạt động khác

Hội thảo kỹ thuật trồng cây lâm nghiệp

(cây Mỡ) UBND Xã 2014 4

II Các hoạt động khuyến nông 1 Các mô hình về cây Nông nghiệp

Trồng cây Thạch đen (3Ha) Hộ nông dân 2012 8

Trồng khảo nghiệm giống Ngô lai chất

lượng cao (1Ha) Hộ nông dân 2014 2

2 Các lớp tập huấn kỹ thuật về Nông nghiệp

Kỹ thuật trồng nhân rộng cây Thạch đen UBND Xã và Hộ nông dân

2012

60 Kỹ thuật và các biện pháp chăm sóc,

phòng trừ các loại dịch, bệnh hại cho cây trồng (Lúa, Ngô)

UBND Xã 60

Kỹ thuật và các biện pháp chăm sóc, phòng trừ các loại dịch, bệnh hại cho cây trồng (Lúa, Ngô)

UBND Xã

2013

60 Kỹ thuật trồng và biện pháp chăm sóc

cây Sắn

UBND Xã và

Hộ nông dân 25

Kỹ thuật và các biện pháp chăm sóc, phòng trừ các loại dịch, bệnh hại cho cây trồng (Lúa, Ngô)

UBND Xã 2014 60

3 Các lớp tập huấn về chăn nuôi

Tập huấn về chăn nuôi gà

Chế biến thức ăn gia súc và phòng chống rét cho trâu, bò

UBND xã 2012 40

Tập huấn về chăn nuôi gà UBND Xã 2013 60

Tập huấn về chăn nuôi gà

Hướng dẫn làm mô hình ủ cỏ cho trâu, bò

UBND Xã 2014 25

4 Các hoạt động khác

Chuyển giao giống UBND Xã

2014 2

Thăm nông dân Hộ nông dân 25

Trong 3 năm qua (2012 – 2014) trên địa bàn xã đã triển khai tổ chức các hoạt động tập huấn, mô hình trình diễn trong hoạt động KN-KL như sau:

*Kết quả thống kê các hoạt động về khuyến lâm:

Trong những năm gần đây phát triển lâm nghiệp đang ngày càng được chú trọng, biểu hiện qua con số thống kê về các hoạt động tập huấn kỹ thuật, xây dựng mô hình trình diễn trong hộ nông dân.

- Về mô hình trình diễn:

+ Mô hình trồng cây Keo lai (năm 2012) với diện tích 2 ha được triển khai thí điểm với 6 hộ nông dân thuộc 3 xóm Nà Kẻ, Nà Lẹng, Nà Sèn.

+ Mô hình trồng cây Mỡ (2014) với diện tích 20 ha thí điểm 20 hộ nông dân theo chương trình phát triển rừng trồng của huyện.

Nhìn chung các mô hình được thực hiện vẫn đang đạt kết quả tốt, nhân dân vẫn đang tiến hành áp dụng vào thực tiễn sản xuất của hộ gia đình. Mô hình Keo lai hiện nay được nhân rộng lên 8ha, trong thời gian tới sau khi thí điểm

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả công tác khuyến nông – khuyến lâm tại xã Minh Khai huyện Thạch An tỉnh Cao Bằng (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)