Đóng gói bài giảng

Một phần của tài liệu thiết kế giáo án điện tử vật lý 10 nâng cao sử dụng phần mềm violet (Trang 39)

II. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM VIOLET

2. Các chức năng của Violet

2.3.4. Đóng gói bài giảng

Sau khi soạn thảo xong và lưu bài giảng, ta vào mục Bài giảng Đóng gói (F4) chọn:

- Xuất ra file chạy (exe): Chức năng này sẽ xuất bài giảng đang soạn thảo ra thành một sản phẩm chạy độc lập, có thể copy vào USB hoặc đĩa CD để chạy trên các máy tính khác mà không cần chương trình Violet.

Đóng gói bài giảng ra file exe có thể giúp bạn liên kết với các bài giảng được tạo bằng Powerpoint hoặc các công cụ khác có hỗ trợ liên kết.

- Xuất ra dạng HTML: có giao diện Web, có thể đưa lên website của trường, website cá nhân hoặc hệ thống E-learning. Nhờ vậy, giáo viên có thể truy cập, sử dụng bài giảng của mình thông qua Internet ở mọi nơi, mọi lúc mà không cần mang theo USB hay CD.

Hình 2.41: Cửa sổ đóng gói

Việc đóng gói ra HTML thực chất là đóng gói ra dạng SWF, là dạng file chương trình chuẩn của Macromedia Flash, vì vậy bất cứ chương trình nào hỗ trợ nhập Flash thì đều có thể nhúng được bài giảng Violet.

- Xuất ra gói SCORM: đóng gói bài giảng ra một file nén (.zip) theo chuẩn SCORM để tạo thành các bài giảng E-learning đưa lên các hệ LMS.

Hình 2.40: Công cụ đóng gói

34

Khi đóng gói ra chuẩn SCORM, Violet sẽ cho phép người sử dụng lựa chọn phiên bản SCORM. Có hai phiên bản thông dụng hiện nay là SCORM 1.2 và SCORM 1.3 (thường gọi là SCORM 2004). SCORM 2004 hỗ trợ nhiều chức năng hơn tuy nhiên một số hệ quản lý bài giảng LMS thông dụng như Moodle vẫn chưa hỗ trợ.

2.3. Sử dụng bài giảng đã đóng gói 2.4.1. Nội dung gói bài giảng và cách chạy

Sau khi đã đóng gói và xuất ra dưới dạng file chạy (exe), trong thư mục “lv1”, gói bài giảng “ sự nở vì nhiệt” sẽ bao gồm các file và thư mục con như sau:

Hình 2.43: Bài giảng sau khi đã đóng gói

Trong đó:

- “Common”: thư mục chứa các file dùng chung như mẫu giao diện hoặc các mẫu bài tập. Các file trong này đều do Violet tự sinh ra.

- “Data”: thư mục chứa toàn bộ các tư liệu dạng ảnh, phim, âm thanh, flash được sử dụng trong bài giảng.

- “Scenario”: file kịch bản của bài giảng.

- File exe có biểu tượng hình chữ F, thường có tên trùng với tên của bài giảng, dùng để chạy trình chiếu bài giảng.

Nếu muốn sửa đổi bài giảng sau khi đóng gói, ta chỉ cần click kép chuột vào file kịch bản Scenario. Còn nếu muốn chạy bài giảng thì click kép chuột vào file chạy exe (file có biểu tượng hình chữ F).

Nếu đóng gói ra dạng HTML thì thay vì file chạy exe sẽ có hai file “Index.html” và “Player.swf”. Sau khi copy cả thư mục gói bài giảng này lên Web thì người dùng các nơi chỉ cần gọi đường dẫn URL của thư mục Web là bài giảng có thể chạy được trên bất kỳ trình duyệt nào. Trên máy tính cá nhân, nếu chạy thẳng file HTML thì bài giảng cũng sẽ được mở bằng trình duyệt mặc định, thường là Internet Explorer hoặc Mozilla Firefox.

Hình 2.42: Cửa sổ SCORM version

35

Violet hiện mới chỉ có phiên bản chạy trên hệ điều hành Windows, tuy nhiên khi đóng gói bài giảng ra dạng HTML thì bài giảng có thể chạy được (cả trực tuyến và ngoại tuyến) trên mọi hệ điều hành thông dụng như các loại Linux, Macintosh, v.v...

Chú ý:

- Khi copy bài giảng sang một máy khác, ta phải copy toàn bộ thư mục gói bài giảng thì mới chạy được.

- Khi đang soạn mà muốn copy sang máy khác soạn tiếp, ta cũng nên đóng gói lại rồi copy luôn cả gói. Tuy nhiên, trong trường hợp này thì có thể bỏ qua file exe và thư mục Common.

2.4.2. Sử dụng giao diện bài giảng và các phím tắt

Sau khi chạy bài giảng, trang bìa hoặc đầu tiên của bài giảng sẽ được mở. Lúc đó người dùng chỉ cần click chuột hoặc nhấn các phím tắt để lần lượt trình chiếu các trang.

Trên giao diện bài giảng này, người dùng sẽ click chuột vào nút Next để trình chiếu lần lượt các trang nội dung bài giảng, hoặc nút Back để

quay về trang trước. Nếu người dùng không muốn trình chiếu theo tuần tự thì có thể click chuột vào tên các chủ đề ở thanh ngang bên trên, rồi click vào tên mục ở thanh dọc bên trái giao diện.

Khác với khi phóng to bài giảng trong Violet (nhấn F9), khi chạy bài giảng đã đóng gói thì người dùng có thể sử dụng được các phím tắt để thao tác nhanh hơn:

- Phím Space – Enter - Page down: Sang trang mới hoặc bắt đầu chạy hiệu ứng nếu có (tương đương với nút Next).

- Phím Backspace - Page up: Quay lại trang trước, hoặc quay về đầu trang nếu đang chạy hiệu ứng (tương đương với nút Back).

- Nút : để tắt mở màn hình trình chiếu nếu cần. Khi muốn trình chiếu trở lại, người dùng chỉ cần click chuột thì bài giảng sẽ xuất hiện trở lại đúng ở trang trước khi tắt màn hình.

Để thoát ra khỏi bài giảng, có thể click chuột vào nút ở góc trên bên phải màn hình giao diện, hoặc nhấn tổ hợp phím Alt + F4.

2.4.3. Vẽ, đánh dấu ghi nhớ lên trang bài giảng

Giáo viên có thể dùng chuột để vẽ, đánh dấu các đối tượng trên trang màn hình bài giảng đã được đóng gói, bằng các phím chức năng như: F2 (bút dạ), F3 (bút đánh dấu), F4 (xóa), F1 (trở về trạng thái ban đầu).

2.4.4. Chỉnh sửa bài giảng sau khi đã đóng gói

Sau khi đóng gói, người dùng vẫn có thể bổ sung hoặc chỉnh sửa nội dung cho gói bài giảng một cách dễ dàng, bằng cách click kép chuột vào file “Scenario” trong thư mục đóng gói (hoặc chạy Violet rồi mở file Scenario này ra), sau đó soạn thảo nội dung bài giảng như bình thường trên nền Violet.

Một số lưu ý khi chỉnh sửa các bài giảng đã đóng gói:

- Khi sửa bài giảng đã đóng gói thì nên xóa file bài giảng cũ đi để đảm bảo tính thống nhất, tránh trường hợp sửa ở cả 2 chỗ.

36

- Nếu chỉ là sửa chữ hoặc sắp xếp lại các ảnh, ta chỉ cần lưu bài giảng lại là được. Còn nếu có nhập thêm ảnh hoặc các đối tượng khác thì nên đóng gói lại. Khi đóng gói lại, Violet sẽ hỏi có cập nhật hay không thì chọn “Có” để cập nhật. Nói chung sau khi sửa đổi bài giảng thì nên Đóng góiCập nhật lại.

- Trong quá trình soạn bài giảng đã đóng gói, có thể sẽ có những tư liệu thừa trong thư mục Data, do ta thêm ảnh, phim vào sau đó lại xóa trong Violet. Vì vậy, khi đóng gói lại, Violet hỏi có cập nhật không thì bạn nên chọn “Không” để đóng gói sang một thư mục mới và xóa bỏ thư mục cũ.

2.5. Một số yếu tố cần thiết khi giảng bài dùng giáo án điện tử

- Hấp dẫn

- Gây ấn tượng với học sinh.

- Cùng với một số thủ thuật để tạo tình huống bất ngờ khi trình chiếu.  Các điều nên tránh:

- Khi giảng bài đọc lại toàn bộ nội dung trên Slide. - Đứng che màn hình trình chiếu.

37

CHƢƠNG III. GIỚI THIỆU CÁC PHẦN MỀM HỖ TRỢ 1. SNAGIT 1. SNAGIT

Snagit là phần mềm dùng để “chụp ảnh” (capture) màn hình thông dụng nhất hiện nay. Từ khi phát hành lần đầu tiên từ năm 1990 đến nay, qua nhiều phiên bản, Snagit luôn là công cụ hữu ích cho những người sử dụng hệ điều hành Microsoft Windows. Không chỉ có hình ảnh, Snagit còn có khả năng chụp luôn cả văn bản (text) và phim (video) với chức năng nhấn phím PrintScreen trên bàn phím.

Hình 3.1: Giao diện Snagit 2. FREEMAKE VIDEO CONVERTER

Trong quá trình xây dựng giáo án điện tử, giáo viên cần chuyển đổi audio hay video với nhiều định dạng khác nhau sang video có định dạng chuẩn ( trong luận văn này sử dụng audio có định dạng MP3, video có định dạng FLV và WMV) tích hợp vào phần mềm Violet. Chính vì thế giáo viên cần lựa chọn một phần mềm chuyển đổi video phù hợp, tiện lợi. Freemake video converter là một trong những phần mềm tiện lợi đó.

38

Hình 3.2: Giao diện Freemake video converter 3.WINDOWS MOVIE MAKER

Windows movie maker là một chương trình biên tập phim, nhạc, hình ảnh có sẵn trong Windows Vista giúp người sử dụng và biên tập phim, nhạc một cách dễ dàng.Từ đó, tạo ra những đoạn video clip hấp dẫn phục vụ vào việc soạn thảo giáo án điện tử một cách hiệu quả.

Hình 3.3: Giao diện Windows movie maker

39

4. MICROSOFT OFFICE POWERPOINT

Microsoft PowerPoint giúp tạo ra một loạt các công cụ trình diễn có minh họa, nhờ đó có thể thiết kế các mẫu chủ yếu cho bài báo cáo, bài giảng với các trang tiêu đề, văn bản, các biểu bảng, biểu đồ, các hình họa, ảnh chụp được quét vào máy tính, các hoạt hình, các phim video và âm thanh. Đây là một phần mềm hỗ trợ hữu ích phục vụ cho việc thiết kế một giáo án điện tử bằng Violet.

Hình 3.7: Giao diện powerpoint 2007 5. MÁY QUAY PHIM SONY HDR- PJ260VE

Máy quay phim Sony HDR – PJ260VE là một đồ dùng hữu ích trong việc quay lại những bài giảng của giáo viên. Với các chức năng quay video chất lượng HD đem lại hình ảnh rõ nét, sinh động giúp cho bài giảng được hoàn thiện và đẹp mắt khi trình chiếu, gây thích thú cho học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức.

40

6. SMART TIVI SAMSUNG 64 INCH

Smart TV Samsung 64 inch giúp hỗ trợ tuyệt vời cho giáo viên trong quá trình giảng dạy. Tại đây, giáo viên có thể trình bày bài giảng của mình một cách rõ nét và ấn tượng nhất thông qua tivi làm cho bài giảng trở nên sinh động và cuốn hút hơn. Tránh gây nhàm chán cho người học.

41

CHƢƠNG III. THIẾT KẾ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ CHO MỘT SỐ BÀI HỌC TRONG SÁCH GIÁO KHOA VẬT LÍ 10 NÂNG CAO

SỬ DỤNG PHẦN MỀM VIOLET

(Trong chương này tôi trình bày nội dung của các bài học dựa theo cấu trúc của cuốn tài liệu [2], [3], [4]).

BÀI 17: LỰC HẤP DẪN I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nêu được khái niệm của lực hấp dẫn và các đặc điểm của lực hấp dẫn. - Nắm được biểu thức, đặc điểm định luật hấp dẫn, trọng trường.

2. Kỹ năng

- Học sinh biết vận dụng định luật vạn vật hấp dẫn để giải thích sự rơi của các vật trên Trái đất, sự chuyển động của các hành tinh trong hệ mặt trời.

- Áp dụng biểu thức để giải các bài tập vận dụng đơn giản và nâng cao trong SGK.

3. Thái độ: Rèn luyện thói quen quan sát, vận dụng giải thích các hiện tượng trong tự nhiên.

II. PHƢƠNG TIỆN DẠY HỌC

Máy vi tính, Samsung smart TV 64 Inch.

III.CHUẨN BỊ

- Giáo viên: Chuẩn bị bài giảng Violet bằng phần mềm Violet

- Học sinh: Xem bài trước ở nhà, chuẩn bị sẵn các hiện tượng liên quan đến lực hấp dẫn.

IV. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ.

Câu 1: Phát biểu nội dung định luật III Niu – tơn. Viết biểu thức định luật.

42

3. Tiến trình dạy học

Hoạt động 1: Đặt vấn đề vào bài.

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

Vào bài: Chào các em! Ở các lớp dưới các em đã biết Mặt trăng quay xung quanh Trái đất, Trái đất quay quanh Mặt trời và cùng với Trái đất các hành tinh khác cũng quay xung quanh Mặt trời. Vào thế kỷ XVIII khi bị một quả táo rơi trúng đầu, Newton đã đặt ra câu hỏi tại sao? Đó là do trọng lực của Trái đất đã hút quả táo. Vậy tại sao Mặt trăng lại không rơi vào Trái đất hay tại sao Trái đất lại không rơi vào Mặt trời? Lực nào đã giữ cho Mặt trăng quay quanh Trái đất còn Trái đất thì quay quanh Mặt trời? Lực gây ra gia tốc rơi tự do cho quả táo và lực gây ra gia tốc hướng tâm cho Mặt trăng có cùng một bản chất hay không? Để tìm hiểu ta sang bài 17: LỰC HẤP DẪN.

+ Giới thiệu sơ lược nội dung bài học.

- Quan sát. - Lắng nghe. - Ghi bài mới.

43

Hoạt động 2: Tìm hiểu về lực hấp dẫn.

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

Lực hấp dẫn - Chiếu slide cho học sinh quan sát.

- Trên cơ sở nghiên cứu sự rơi của các vật và sự chuyển động của các hành tinh. Newton [17] đã rút ra nhận xét: Mọi vật trong vũ trụ đều hút nhau với một lực được gọi là lực hấp dẫn. - Vậy lực hấp dẫn là gì? - Chính lực hấp dẫn đã giữ cho Mặt trăng quay quanh Trái đất, Trái đất quay quanh Mặt trời. Lưu ý: Lực hấp dẫn là lực tác dụng từ xa, qua một khoảng cách không gian giữa các vật. - Quan sát + Quan sát, lắng nghe.

- Trả lời câu hỏi.

Lực hấp dẫn là lực hút của các vật trong vũ trụ.

Hoạt động 3: Tìm hiểu định luật vạn vật hấp dẫn.

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

1.Định luật vạn vật hấp dẫn

Lực hấp dẫn tuân theo một định luật được gọi là định luật vạn vật hấp hẫn. Để tìm hiểu ta vào 1. Định luật vạn vật hấp dẫn. Chiếu thí nghiệm về lực hấp dẫn phụ thuộc vào khoảng cách và khối lượng của hai vật m1, m2. - Quan sát. - Lắng nghe. - Ghi đề mục. - Quan sát, lắng nghe thí nghiệm.

44

- Yêu cầu học sinh quan sát thí nghiệm [5]. - Nhận xét độ lớn của lực hấp dẫn khi giáo viên thay đổi khoảng cách và kích thước của hai vật m1 và m2. - Từ những nhận xét về lực hấp dẫn, Newton đã khái quát thành định luật.

- Yêu cầu hs phát biểu định luật vạn vật hấp dẫn.

- Thông báo biểu thức định luật. 2 2 1 r m m G Fhd  + m1, m2: khối lượng của hai vật (kg). + r: khoảng cách giữa hai vật (m). + G: hằng số hấp dẫn ( 2 2 . kg m N ).

- Trả lời câu hỏi.

+ Khi khoảng cách giữa hai vật tăng lên thì độ lớn của lực hấp dẫn giảm, khi khoảng cách giảm thì độ lớn của lực hấp dẫn tăng lên.

+ Độ lớn lực hấp dẫn tăng khi khối lượng của hai vật m1, m2 tăng. Độ lớn của lực giảm khi khối lượng giảm.

- Lực hấp dẫn giữa hai vật (coi như chất điểm) có độ lớn tỉ lệ thuận với tích khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

- Lắng nghe.

- Ghi chép về nội dung định luật.

45 - Giới thiệu nhà vật lý học Cavendish [6]. Chiếu thí nghiệm xác định hằng số hấp dẫn. G = 6,67.10-11 2 2 . kg m N - Nhờ phép xác định hằng số hấp dẫn G mà người ta xác định được khối lượng của Trái đất. Vì vậy phép đo này còn được gọi là phép cân Trái đất.

- Cách xác định phương, chiều, điểm đặt của lực hấp dẫn: - Xét hai vật có khối lượng m1, m2 đặt cách nhau khoảng cách r. + Vật m1 hút vật m2 một lực F12, đặt tại tâm vật m2, có chiều hướng về m1. + Vật m2 hút vật m1 một lực F21, đặt tại tâm vật m1, có chiều hướng về m2. - Hai lực F12, F21 là hai lực gì? - Lưu ý:

+ Khoảng cách giữa hai vật rất lớn so với kích thước của hai vật.

+ Hai vật phải đồng - Quan sát thí nghiệm về cách xác định độ lớn hằng số hấp dẫn G của nhà vật lý học Cavendish. - Ghi nhớ độ lớn của hằng số hấp dẫn G. - Quan sát GV giảng bài. - Lắng nghe. - Ghi nhận các đặt điểm của lực hấp dẫn. - Hai lực F12, F21 là hai lực trực đối.

Một phần của tài liệu thiết kế giáo án điện tử vật lý 10 nâng cao sử dụng phần mềm violet (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)