Bài tập trắc nghiệm

Một phần của tài liệu thiết kế giáo án điện tử vật lý 10 nâng cao sử dụng phần mềm violet (Trang 26 - 29)

II. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM VIOLET

2.1.4.3.Bài tập trắc nghiệm

2. Các chức năng của Violet

2.1.4.3.Bài tập trắc nghiệm

Một điểm mạnh đáng kể của Violet so với các phần mềm thiết kế bài giảng khác là khả năng tạo ra các bài tập phong phú, sinh động và đặt biệt là thao tác rất đơn giản. Nếu như trong Powerpoint ta phải mất rất nhiều thời gian để tạo được một câu trắc nghiệm thì trong Violet ta chỉ cần mất vài phút với vài thao tác là xong.

Để tạo một bài tập trắc nghiệm, ta click vào nút "Công cụ", rồi chọn "Bài tập trắc nghiệm". Sau đó, cửa sổ nhập liệu cho loại bài tập được chọn sẽ hiện ra.

21

Hình 2.23: Cửa sổ mẫu bài tập trắc nghiệm

Violet cho phép tạo được 4 kiểu bài tập trắc nghiệm:  Một đáp án đúng: chỉ cho phép chọn 1 đáp án.

Nhiều đáp án đúng: cho phép chọn nhiều đáp án một lúc.

Đúng/Sai: với mỗi phương án sẽ phải trả lời là đúng hay sai.

Câu hỏi ghép đôi: Kéo thả các ý ở cột phải vào các ý tương ứng ở cột trái để

được kết quả đúng.

Ví dụ: Tạo một bài tập trắc nghiệm như sau:

Chu kỳ dao động điều hòa của con lắc đơn khôngphụ thuộc vào:

A. khối lượng quả nặng. C. gia tốc trọng trường. B. chiều dài dây treo. D. nhiệt độ.

Để tạo đƣợc câu hỏi trắc nghiệm trên ta thực hiện nhƣ sau:

- Nhập nội dung “Chu kỳ dao động điều hòa của con lắc đơn không phụ thuộc vào: “vào ô câu hỏi”.

- Tiếp theo, chọn kiểu bài tập trắc nghiệm. Đây là câu hỏi chỉ có một đáp án đúng vì vậy ta chọn mục “Một đáp án đúng”.

- Tiếp đó nhập các phương án trả lời.

- Để thêm phương án, nhấp chuột vào nút “+” ở góc phía dưới bên trái. - Để xóa phương án, ta nhấn vào nút “ - “.

- Sau khi nhập xong tất cả các phương án ta đánh dấu vào phương án đúng bằng cách click vào ô nhỏ bên phải (phương án A).

22

- Sau khi hoàn tất, nhấp chuột vào ô “đồng ý” . Lúc này, trên màn hình soạn thảo bài tập trắc nghiệm đã được tạo ra, tuy nhiên ở đây ta chỉ mới có thể dịch chuyển hoặc tạo hiệu ứng cho bài tập, để là bài click tiếp vào ô “Đồng ý”.

Hình 2.24: Soạn thảo bài tập trắc nghiệm

- Nhấn F9 để phóng to bài tập, lúc này ta có thể làm bài thử.

Hình 2.25: Giao diện làm bài tập trắc nghiệm

- Khi làm bài click chuột vào phương án mà ta cho là đúng nhất, sau đó nhấp vào ô

“kết quả” để kiểm tra.

- Nếu chọn phương án đúng sẽ xuất hiện bông hoa vui, nếu chọn phương án sai sẽ xuất hiện bông hoa buồn. Khi chọn phương án sai ta có thể là lại bài trắc nghiệm bằng cách nhấp vào ô “làm lại”.

23

Chúng ta hoàn toàn có thể làm các kiểu bài tập trắc nghiệm còn lại theo các bước đã được hướng dẫn. Hoặc có thể sửa lại kiểu bài tập trắc nghiệm đã có.

Ví dụ : sửa bài tập trắc nghiệm kiểu “một đáp án đúng” ở trên thành kiểu bài tập có “nhiều đáp án đúng”.

- Đầu tiên nhất phím F6 để sửa đề mục. Sau đó, nhấn nút “Tiếp tục “.

- Để sửa bài tập trắc nghiệm ta click đúp vào bài tập trắc nghiệm đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sau đó có thể sửa lại nội dung của câu hỏi, các phương án hoặc có thể chọn kiểu bài tập trắc nghiệm khác (chẳng hạn kiểu “nhiều đáp án đúng”).

Hình 2.26: Soạn thảo bài tập trắc nghiệm

- Sau khi thay đổi nội dung, kiểu trắc nghiệm, ta nhấn nút ”Đồng ý”, rồi nhấn tiếp

“Đồng ý”.

- Như vậy ta đã tạo xong bài tập trắc nghiệm có nhiều đáp án đúng.

Tương tự ta có thể tạo các bài tập trắc nghiệm “đúng/sai” hay “ghép đôi” giống như trên.

Một phần của tài liệu thiết kế giáo án điện tử vật lý 10 nâng cao sử dụng phần mềm violet (Trang 26 - 29)