5. Các bước thực hiện
8.3.3. Nhiễu giao thoa với trường bức xạ điện từ ngoài (RF)
Khi có bất kỳ bức xạ RF nào của trường ngoài có cùng tần số ở bộ thu thì nó sẽ thu lại và làm xuất hiện một điểm sáng trên ảnh. Phương pháp tốt nhất để loại bỏ nhiễu này là tránh, loại bỏ tất cả các khả năng giao thoa của trường ngoài tới máy quét bằng cách đặt máy trong một phòng kín, có chắn trường điện từ.
8.3.3.1.Dịch chuyển hoá học (Chemical Shift)
Artifact dịch chuyển hóa học gây ra bởi sợ dịch chuyển hóa học khác nhau (tần số Larmor) giữa mô mỡ và mô nước. Artifact dịch chuyển hóa học gây ra định vị nhầm pixel giữa các thành phần mô mỡ và nước trong hướng mã hóa tần số bởi mô mỡ và mô nước ở trong cùng một voxel nhưng lại được mã hóa như là đối với hai mô ở hai voxel khác nhau. Vấn đề xảy ra do các proton trong các phân tử mỡ và nước không cộng hưởng tại cùng tần số. Sự dịch chuyển của các thành phần mô nước liên quan với mỡ có thể tạo ra cả vùng khuyết và vùng tăng cường trên đường biên của mô. Độ lớn của artifact tỉ lệ với độ lớn của từ trường B0 và tỉ lệ nghịch với tốc độ lấy mẫu theo hướng mã hóa tần số. Đối với cùng một tốc độ lấy mẫu, B0 càng lớn, thì Artifact càng lớn.Trong ảnh chụp cộng hưởng từ của hai chân này, có artifact dịch chuyển hóa học giữa mỡ và cơ.
8.3.3.2. Partial Volume:
Artifact partial volume là tất cả những lỗi nhòe ảnh do kích thước của voxel. Ví dụ, nếu như một voxel nhỏ chỉ chứa tín hiệu của mô mỡ hoặc mô nước, thì voxel lớn có thể chứa tín hiệu của hai loại mô, voxel lớn có độ lớn tín hiệu bằng với trung bình trọng lượng của số mô nước và mô mỡ có trong voxel. Đối với voxel lớn thì độ phân giải của ảnh sẽ kém hơn bởi rất nhiều đặc tính được thể hiện trong mỗi voxel ảnh.
8.3.3.3.Artifact quấn quanh (Wrap Around):
Artifact quấn quanh (Wrap around) là hiện tượng ảnh bị mờ do một phần của đối tượng chụp không nằm trong trường quan sát. Đây là hiện tượng artifact do trường nhìn được chọn nhỏ hơn kích thước của đối tượng chụp. Hoặc cụ thể hơn, thì tốc độ số hóa nhỏ hơn giới hạn tần số của một FID hoặc echo (tín hiệu dội). Trong trường hợp này, các cấu trúc giải phẫu nằm ngoài trường quan sát xuất hiện bao quanh và được hiển thị ở cạnh kia của ảnh.
Giải pháp cho artifact quấn quanh là chọn trường quan sát lớn hơn, điều chỉnh vị trí ảnh trung tâm, hoặc lựa chọn các cuộn RF nào mà không kích hoạt, hay thu tín hiệu từ các spin của các mô nằm ngoài trường nhìn mong muốn.
Ở nhiều máy chụp cộng hưởng từ mới, người ta thường kết hợp việc quá lấy mẫu (Oversampling), lọc số (Digital filtering), và lấy mẫu phần mười (decimation) để loại bỏ artifact quấn quanh.
Hình 8.3:Các bước loại bỏ Artifact quấn quanh [4]
Quá lấy mẫu (Oversampling) là hiện tượng số hóa tín hiệu trên miền thời gian với tần số lớn hơn nhiều so với cần thiết để có trường nhìn mong muốn. Ví dụ, nếu như tần số lấy mẫu, fs, tăng lên 10 lần, thì trường nhìn sẽ lớn lên 10 lần, do đó sẽ loại bỏ được wrap around. Tuy nhiên, việc số hóa nhanh hơn 10 lần đồng thời cũng làm tăng số lượng dữ liệu thô lên 10 lần, như thế lại tốn nhiều bộ nhớ hơn, và thời gian xử lý tín hiệu cũng theo đó mà tăng lên. Filtering (lọc) là sự loại bỏ một dải tần đã chọn khỏi tín hiệu. Decimation (lấy phần mười) a/b là việc loại bỏ bớt điểm dữ liệu khỏi bộ dữ liệu. Phân số 4/5 có nghĩa là sẽ loại bỏ 4 trên 5 điểm, hay là cứ 5 điểm thì lấy 1 điểm. Như vậy, dữ liệu ảnh sẽ được giảm tới 5 lần (hay còn 1/5).
- Kết luận: Chương 8 trình bày các vấn đề về quá trình thu và tái tạo ảnh, các yếu tố ảnh : độ phân giải, độ tương phản ảnh…cũng như các vấn đề về ảnh giả
CHƯƠNG 9: MÁY CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ TIM CMRI