2.1. Xác định bệnh ký sinh trùng ngoại ký Cách tiến hành: 2.1.1. Bệnh trùng bánh xe Tác nhân gây bệnh: - Là trùng bánh xe (Trichodina, Tripartiella, Trichodinella)
- Ký sinh chủ yếu ở da và mang cá
Hình 4-1: Trùng bánh xe Thu mẫu cá
Quan sát da, mang, vây cá Quan sát hoạt động
của cá trong ao
Dấu hiệu bệnh lý:
* Dấu hiệu bệnh:
- Cá nổi đầu từng đàn trên mặt nƣớc
- Cơ thể cá có nhiều nhớt màu trắng đục, da chuyển màu xám.
- Cá bị ngứa ngáy nên hay quẫy mạnh, bơi vào ven bờ hay nơi có cây cỏ. - Khi bệnh nặng, cá bị ngạt thở, mang đầy nhớt và bạc trắng. Cá bơi lội không định hƣớng. Sau đó cá lật bụng mấy vòng, chìm xuống đáy ao và chết.
- Bệnh thƣờng xuất hiện và phát triển khi trời u ám, nhiệt độ xuống thấp, đặc biệt vào mùa mƣa.
2.1.2. Bệnh trùng quả dƣa
* Tác nhân gây bệnh:
- Là trùng quả dƣa (Ichthyophthyrius). - Ký sinh trên da, mang cá.
Hình 4-2: Trùng quả dƣa
* Dấu hiệu bệnh:
- Trên da, mang, vây cá bị bệnh có nhiều hạt nhỏ lấm tấm, màu trắng đục (đốm trắng) có thể thấy rõ bằng mắt thƣờng.
- Cơ thể cá có nhiều nhớt, màu sắc nhợt nhạt. Cá bệnh nổi từng đàn lên mặt nƣớc, bơi lờ đờ yếu ớt. Hình 4-3: Cá bị bệnh trùng quả dƣa 2.1.3. Bệnh trùng mỏ neo * Tác nhân gây bệnh: - Bệnh do trùng mỏ neo gây ra (Lernaea). Hình 4-4: Trùng mỏ neo
* Dấu hiệu bệnh:
- Cá khó chịu, bơi lội không bình thƣờng, khả năng bắt mồi giảm. - Lernaea lấy chất dinh dƣỡng nên cá bị gày yếu, bơi lội chậm chạp.
2.1.4. Bệnh do sán lá đơn chủ
* Tác nhân gây bệnh:
- Do sán lá đơn chủ gây ra (Dactylogyrus, Gyrodactylus, Ancyrocephalus, Pseudodactylus). - Ký sinh trên da, mang cá.
Hình 4-5: Sán lá đơn chủ ký sinh trên mang cá
* Dấu hiệu bệnh:
- Khi sán lá ký sinh, chúng dùng móc bám chặt và phá hoại các tổ chức da, mang cá, làm cá tiết nhiều dịch nhờn, ảnh hƣởng đến hô hấp, cá nổi đầu và tập trung ở chỗ nƣớc thoáng.
- Các vết thƣơng trên cá tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm và một số sinh vật xâm nhập gây bệnh.
2.1.5. Bệnh rận cá
* Tác nhân gây bệnh:
- Bệnh do rận cá (Argulus) gây nên. - Ký sinh ở da, vây, mang cá.
Hình 4-6: Rận cá
* Dấu hiệu bệnh:
nấm, ký sinh trùng khác xâm nhập.
- Vì vậy, Argulus thƣờng xuất hiện cùng với bệnh đốm trắng, đốm đỏ, lở loét, làm bệnh nặng hơn, có thể gây chết hàng loạt.
Ghi nhớ:
Dấu hiệu chung khi cá bị bệnh ký sinh trùng ngoại ký sinh: - Cá ngứa ngáy nên quẫy mạnh, tập trung gần bờ.
- Cá nổi đầu, bơi lội lung tung không định hướng do mang bị ký sinh trùng phá hủy nên khó hô hấp.
- Da, mang cá nhiều nhớt, màu sắc nhợt nhạt.
2.2. Xác định bệnh ký sinh trùng nội ký sinh
Bệnh nội ký sinh ở cá tra, cá ba sa thƣờng gặp là: - Bệnh do thích bào tử trùng gây ra.
- Bệnh do giun tròn, giun đầu móc ký sinh trong ruột, ống dẫn mật, túi mật gây ra.
Cách tiến hành:
2.2.1. Bệnh thích bào tử trùng (bệnh “gạo”)
Thu mẫu cá
Quan sát da, mang, vây cá Quan sát hoạt động
của cá trong ao
Dấu hiệu bệnh lý:
Hoạt động bất thƣờng + Biểu hiện bệnh trên da, mang + Biểu hiện bên trong: cơ, ruột
- Tác nhân gây bệnh: Do thích bào tử trùng ký sinh trong cơ của cá tra, ba sa.
Hình 4-7: Thích bào tử trùng
- Thích bào tử trùng xâm nhập vào cá qua đƣờng tiêu hoá, chúng xuyên qua niêm mạc ruột theo mạch máu xâm nhập tế bào, mô cơ, các tổ chức của cơ thể cá. Tại đây chúng hình thành các bào nang có hình thái giống hạt gạo nên ngƣời nuôi thƣờng gọi chung là bệnh “gạo” cá.
- Khi cá nhiễm nặng, bào nang vi bào tử có thể hình thành trong một số tổ chức khác của cơ thể nhƣ gan, thận, ống mật làm cá suy nhƣợc và chết. Khi cá chết, bào tử từ các tế bào nhiễm phóng thích ra ngoài môi trƣờng nƣớc ao nuôi, cá khoẻ ăn phải và bị bệnh.
- Do các bào tử phát tán rất rộng trong môi trƣờng nƣớc nên nguy cơ nhiễm bệnh cho cá trong cùng ao nuôi, giữa các ao trong vùng lấy cùng nguồn nƣớc rất cao. Ngoài ra, các loài chim ăn cá bệnh cũng phóng thích bào tử tự do trong phân vào môi trƣờng ao nuôi làm lây lan bệnh trên diện rộng.
Vì vậy khi có cá mắc bệnh gạo cần có biện pháp phòng bệnh nghiêm ngặt cho các ao nuôi lân cận và trong khu vực.
- Cách tiến hành xác định bệnh: + Quan sát dấu hiệu bệnh lý.
+ Kết hợp mổ cá quan sát các dấu hiệu bên trong.
* Dấu hiệu bên ngoài:
- Cá bệnh bơi lội không bình thƣờng, quẫy mạnh, dị hình, cong đuôi. - Cá giảm ăn dần rồi chết.
- Bắt cá, kiểm tra bên ngoài thấy da cá bị sây sát, có thể tuột da lốm đốm (mất màu).
- Cá bệnh nặng có những tổn thƣơng trên da nhƣ bị thủng lỗ nhỏ li ti, các tổn thƣơng này không kèm vết xuất huyết.
- Mang có những đốm trắng.
Hình 4-8: Mang cá bị bệnh “gạo”
* Dấu hiệu bên trong:
Mổ cá quan sát bên trong có các dấu hiệu:
- Gan sƣng, sung huyết, túi mật sƣng to, ruột và hậu môn đầy dịch nhầy. - Dùng dao (kéo) cắt vào cơ của cá thấy có nhiều đốm màu trắng sữa. Nếu “gạo” mới hình thành, nốt gạo có dịch sệt sệt nhƣ mủ đục chảy ra. Nếu “gạo” đã chín (già), nốt gạo có viền bờ rõ ràng nhờ lớp vỏ bọc kitin, hạt gạo trở nên cứng.
- Gạo thƣờng nằm ở phần cơ lƣng, hai bên hông cá, thỉnh thoảng xuất hiện trong nội tạng.
* Phòng bệnh gạo:
Thích bào tử trùng ký sinh trong cơ của cá, đƣợc bao phủ bởi một lớp vỏ nhầy bằng chất kitin khả năng xuyên thấu của thuốc qua bào nang rất hạn chế. Do đó, việc phòng bệnh cần đƣợc ƣu tiên thực hiện:
- Sau mỗi vụ thu hoạch cần cải tạo ao thật kỹ, rải vôi bột và phơi đáy ao 3-7 ngày để diệt các bào tử trùng trong bùn đáy ao.
- Trƣờng hợp không tát cạn đƣợc ao nuôi thì rút nƣớc ao nuôi ra bớt và xử lý bằng vôi CaO với liều cao từ 15 - 20kg/ m2 để diệt mầm bệnh ở đáy ao.
- Định kỳ xử lý đáy ao bằng các loại thuốc sát trùng nhƣ: Vime - Protex hoặc Vimekon. Tốt nhất nên sử dụng muối hạt liều lƣợng 50 - 70kg/1000m2 đáy ao kết hợp với Vimekon theo liều: 1 - 1,5kg/ 1000m2 đáy ao.
* Chú ý :
- Tất cả các loại thuốc sát trùng nhƣ Protectol, Vime - Protex, Vimekon không nên tạt trên mặt ao mà phải đƣa xuống đáy ao.
- Khi thả giống phải kiểm tra bệnh gạo, nếu phát hiện phải loại bỏ. - Trong quá trình nuôi, định kỳ 15-20 ngày xử lý ao bằng các sản phẩm: Fresh water 1kg/1.500m3 nƣớc, hay Vime - Protex 1 lít/2.000m3 nƣớc.
2.2.2. Bệnh giun tròn, giun đầu móc
- Cách tiến hành chần đoán bệnh: + Quan sát dấu hiệu bệnh lý.
+ Kết hợp mổ cá kiểm tra ruột cá tìm giun ký sinh bằng mắt thƣờng hay kính lúp tay.
* Tác nhân gây bệnh: Giun tròn, giun đầu móc ký sinh trong ruột cá.
Hình 4-10: Giun tròn Hình 4-11: Giun đầu móc
* Dấu hiệu bệnh lý:
- Cá giảm ăn, chậm lớn.
- Da cá mất màu sáng bình thƣờng và trở nên nhạt. - Cá bệnh nặng có biểu hiện vàng da.
- Mổ cá, kiểm tra ruột tìm thấy giun tròn, giun đầu móc trong đƣờng ruột.
* Phòng bệnh giun sán:
- Định kỳ 3 – 4 tuần dùng Vime Clean for baby fish 1 lần.