0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Tiêu diệt, ngăn chặn mầm bệnh phát triển trong ao nuôi

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ DỊCH BỆNH CÁ TRA CÁ BA SA (Trang 26 -38 )

Mặc dù ao nuôi đã đƣợc chuẩn bị kỹ trƣớc khi thả cá giống nhƣng con giống, dụng cụ sản xuất là những đƣờng lây truyền mang mầm bệnh vào ao nuôi. Trong quá trình nuôi mầm bệnh thƣờng phát triển khi môi trƣờng nƣớc có nhiều chất thải, thức ăn dƣ thừa, đây chính là những nguyên nhân làm bệnh cá phát sinh.

Vì vậy, để tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển mầm bệnh trong ao nuôi, ngƣời nuôi cá cần áp dụng các biện pháp sau:

- Tắm cho cá giống trƣớc khi thả. - Treo túi thuốc trong ao, bè. - Xử lý chất thải, thức ăn dƣ thừa.

- Sát trùng dụng cụ sản xuất. - Vệ sinh môi trƣờng nuôi.

1.1. Tắm cho cá

- Phƣơng pháp tắm: Tập trung cá trong một bể nhỏ, pha thuốc nồng độ tƣơng đối cao tắm cho cá trong thời gian ngắn để phòng trị bệnh ngoại ký sinh.

- Phƣơng pháp tắm thƣờng đƣợc sử dụng trong các trƣờng hợp: tắm cho cá giống trƣớc khi thả, san cá từ ao, bè này sang ao, bè khác để tiêu diệt mầm bệnh bám trên cơ thể cá trƣớc khi thả vào ao nuôi. Thời gian tắm, mật độ cá và nồng độ thuốc tùy theo sức khỏe của cá.

- Đối với bè nuôi cá: nâng cao bè, bao xung quanh bè bằng túi bạt, quây bạt quanh bè hoặc che bạt trƣớc dòng chảy rồi pha thuốc tạt xuống tắm cho cá một thời gian rồi mở bạt cho nƣớc chảy nhƣ cũ, nồng độ dùng nên thấp hơn nồng độ tắm trong bể nhỏ nhƣng cao hơn nồng độ phun xuống ao.

- Các hóa chất dùng tắm cá thƣờng là: Muối ăn, sunphat đồng (phèn xanh-CuSO4), thuốc tím (KMnO4), fomalin...

* Các bƣớc thực hiện:

1.1.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tƣ

- Bể hay xô, chậu - Máy sục khí

1.1.2. Xác định loại chất sát khuẩn

- Việc chọn lựa chất sát khuẩn tắm cho cá dựa vào tác dụng của chất sát khuẩn và mục đích phòng bệnh.

Chuẩn bị dụng cụ, vật tƣ

Xác định loại chất sát khuẩn

Xác định lƣợng chất sát khuẩn

- Muối ăn, sunphat đồng (CuSO4), thuốc tím (KMnO4) là những chất thƣờng sử dụng tắm cá giống trƣớc khi thả nuôi.

Hình 2-1: Thuốc tím (KMnO4) Hình 2-2: Sunphat đồng (CuSO4)

Hình 2-3: Muối ăn

Hình 2-4: Formol

- Ngƣời nuôi có thể lựa chọn chất sát khuẩn tắm cho cá thích hợp mục đích phòng bệnh.

Ví dụ:

- Muối ăn: phòng bệnh hiệu quả với nhiều loại mầm bệnh: vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng.

- CuSO4: phòng bệnh trùng bánh xe hiệu quả hơn.

- KMnO4: phòng bệnh sán lá ngoại ký sinh hiệu quả hơn.

1.1.3. Xác định lƣợng chất sát khuẩn

Lƣợng chất sát khuẩn = lƣợng nƣớc tắm x liều lƣợng sử dụng

Bảng 2-1. Liều lƣợng chất diệt khuẩn tắm cá

STT Chất sát khuẩn Tác dụng Liều lƣợng sử dụng 1 Muối ăn Phòng trị bệnh ngoại ký sinh do nấm, Protozoa, monogenia 2-3% (20-30g muối/lít nƣớc), thời gian 10-15 phút 2 Sunphat đồng (phèn xanh-CuSO4) Phòng trị bệnh do trùng bánh xe, trùng loa kèn... 2-5 g/m3, thời gian 5-15 phút

3 Thuốc tím (KMnO4) Diệt vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng

3-5 g/m3, thời gian 30-60 phút

4 formalin Diệt vi khuẩn,

nấm, tảo, ký sinh trùng nhƣ trùng loa kèn và các sinh vật mang mầm bệnh. 25-30 ml/m3, thời gian 5- 15 phút

Ví dụ: Tính lƣợng muối cần có để pha vào 500 lít nƣớc, với liều lƣợng 3% (30g/lít nƣớc) để tắm cho cá giống trƣớc khi thả.

Cách tính:

Lƣợng muối cần pha vào 500 lít nƣớc là: 500 lít x 30g/lít = 15000g = 15 kg muối Lƣu ý:

- Thể tích dụng cụ tắm tùy theo lƣợng cá nhiều hay ít. - Nên chọn các dụng cụ tắm không quá 1m3 nƣớc. + Xô chậu: 20-50 lít nƣớc.

+ Bể: 500-1000 lít.

- Lƣợng nƣớc cho vào không quá 2/3 thể tích dụng cụ tắm.

Bƣớc 1: Pha nƣớc tắm . - Cân hóa chất.

- Cho hóa chất vào bể hoặc xô, chậu.

- Khuấy cho hóa chất tan hoàn toàn trong nƣớc. - Đặt máy sục khí vào bể tắm và cho hoạt động. Bƣớc 2: Thả cá vào bể tắm

- Nhẹ nhàng thả cá vào bể.

- Theo dõi hoạt động của cá trong quá trình tắm, nếu có biểu hiện bất thƣờng phải chuyển cá qua bể nƣớc sạch ngay.

Bƣớc 3: Vớt cá ra

- Vớt cá ra khỏi bể sau 10-15 phút (tùy vào loại thuốc, liều lƣợng tắm mà thời gian tắm có thể lâu hơn).

- Sau đó chuyển cá xuống ao nuôi.

Hình 2-5: Bể tắm cho cá

Ghi nhớ:

- Không nên tắm cá khi trời nắng nóng nhiệt độ cao.

- Liều lượng tắm cao thì thời gian tắm ngắn và ngược lại.

- Theo dõi hoạt động của cá, khi có biểu hiện bất thường phải vớt qua nước sạch ngay.

1.2. Treo túi thuốc

- Phƣơng pháp treo thuốc là sử dụng một lƣợng thuốc sát trùng nhất định đựng trong một cái tuí và cho phép thuốc sau khi đã hoà tan có thể đi qua túi vào môi trƣờng nƣớc.

- Treo túi thuốc thƣờng đƣợc áp dụng với các hình thức nuôi lồng, bè để phòng bệnh cho cá rất hiệu qủa. Túi thuốc đƣợc treo ở góc lồng, đầu dòng chảy.

- Hoặc cũng có thể treo thuốc trong ao nuôi cá ở những vùng cho ăn để khi cá tập trung đến ăn có thể đƣợc tắm qua thuốc sát trùng và tiêu diệt tác nhân gây bệnh thƣờng tập trung cao tại nơi có thức ăn dƣ thừa đang thối rữa.

Cách tiến hành treo thuốc nhƣ sau:

1.2.1. Chuẩn bị dụng cụ

- Túi đựng chất sát khuẩn: làm bằng vải, bao dứa, số lƣợng từ 3-5 cái. - Dây buộc miệng túi và treo túi.

1.2.2. Xác định loại chất sát khuẩn

- Các chất sát khuẩn đƣợc sử dụng treo trong ao, bè thƣờng là: Chlorin, vôi sống (CaO), muối ăn.

Hình 2-6: Chlorine Hình 2-7: Vôi CaO

- Tùy theo điều kiện mà có thể lựa chọn một trong những loại trên. Vôi sống (CaO), muối ăn thƣờng rẻ hơn, dễ mua hơn chlorin.

1.2.3. Tính lƣợng chất sát khuẩn

Lƣợng chất sát khuẩn phụ thuộc vào thể tích nƣớc của bè nuôi. - Treo Chlorin: 50g/10m3 bè trong 5-7 ngày.

- Treo túi vôi: 2-4kg/10m3 bè.

1.2.4. Thực hiện treo thuốc

- Cân chất sát khuẩn cho vào túi vải: + Sử dụng Chlorin: 100-200g/túi. + Sử dụng vôi sống: 2-4kg/túi.

- Vị trí treo: treo trƣớc bè hoặc trong bè, xung quanh nơi cho ăn. - Treo thuốc định kỳ 15 ngày/lần trong quá trình nuôi

- Hoặc treo túi thuốc phòng bệnh trƣớc mùa phát sinh bệnh.

Hình 2-8: Treo túi vôi

1.3. Xử lý chất thải, thức ăn dƣ thừa trong ao nuôi

Nuôi cá Tra, cá ba sa thâm canh mật độ cao, thức ăn cho cá nhiều, chất thải càng lớn, làm cho môi trƣờng ao nuôi bị ô nhiễm rất nhanh. Do đó giải quyêt chất thải để môi trƣờng nuôi luôn tốt rất đƣợc quan tâm.

Ngoài các biện pháp nhƣ thay nƣớc, định kỳ hút chất thải ở đáy ao, cho ăn theo “4 đúng”... thì xử lý chất thải, thức ăn dƣ thừa trong ao nuôi bằng chế phẩm vi sinh là biện pháp rất hiệu quả đƣợc áp dụng ngày càng nhiều với hình thức nuôi thâm canh.

Cho chế phẩm vi sinh xuống ao có nhiều tác dụng khác nhau: - Phân giải chất thải, thức ăn dƣ thừa của cá.

- Hấp thu khí độc trong nƣớc ao.

- Hạn chế sự phát triển của các vi khuần gây bệnh trong ao nuôi. - Hạn chế dịch bệnh xảy ra với cá nuôi.

* Qui trình thực hiện:

1.3.1. Chuẩn bị dụng cụ và trang thiết bị, vật liệu

- Cân, xô, chậu, ca - Máy tính

- Thuyền

- Thức ăn cho cá và bảng hƣớng dẫn cho cá ăn.

1.3.2. Xác định loại vi sinh

- Chế phẩm vi sinh cho xuống ao là những loại vi sinh trong thành phần có các vi khuẩn có công dụng hấp thu khí độc, phân hủy chất hữu cơ, làm sạch môi trƣờng ao nuôi.

- Trên thị trƣờng có nhiều loại vi sinh cho xuống ao nuôi cá để phòng bệnh, ngƣời nuôi có thể lựa chọn vi sinh thích hợp với từng vùng miền.

- Khi lựa chọn vi sinh cần đọc kỹ thành phần vi sinh, công dụng và cách sử dụng ghi trên bao bì của nhà sản xuất (bảng 2-3).

Bảng 2-3: Một số chế phẩm vi sinh cho xuống ao nuôi cá.

ST T Tên chế phẩm vi sinh Thành phần Công dụng Cách sử dụng 1 SUPER VS Bacillus spp. (sản phẩm của C.P.Group) - Phục hồi hệ vi khuẩn - Phân hủy chất thải, thức ăn dƣ thừa, hấp thụ 1-2g/m3 phụ thuộc vào tháng nuôi. 2 lần/tuần

Chuẩn bị dụng cụ, vật tƣ

Xác định loại chế phẩm vi sinh

Xác định lƣợng chế phẩm vi sinh

khí độc - Hạn chế vi khuẩn gây bệnh phát triển. 2 AQUACARE A Bacillus spp. (sản phẩm của Bayer) 1kg/5000m3, 10 ngày/lần Ngâm 2 giờ trƣớc khi tạt xuống ao 3 NB 25 FOR FISH Bacillus subtilis, Bacillus licheniformis, Bacllus megeterium, Bacillus mensenteriens, Nitrosomonas, Nitrobacter Giải pháp làm sạch môi trƣờng ao nuôi cá. Sau mỗi lần dùng thuốc diệt khuẩn hoặc kháng sinh, dùng liều: 1 kg/ 5.000 m3 nƣớc. Cấy hệ vi sinh trƣớc khi thả giống: 1kg/ 4.000m3 nƣớc. Tháng đầu: 1kg/ 4.000 m3 nƣớc, 15 ngày dùng 1 lần. Tháng thứ hai: 1kg/ 5.000 m3 nƣớc, 10 ngày nên dùng 1 lần. Tháng thứ ba trở đi: 1kg/ 3.000 m3 nƣớc, 7-10 ngày nên dùng 1 lần. Trƣờng hợp ao bị ô nhiễm nặng hoặc cá bị bệnh: 1kg/ 2.000-2.500 m3 nƣớc, 5-7 ngày/lần. 4 NOVA - PRO VS FISH Rhodopseudomo nas, Rhodospirillum Phân giải thức ăn dƣ thừa tích tụ dƣới đáy ao. Giảm BOD,

Pha loãng với nƣớc, phun đều trên diện tích ao nuôi.

COD, làm sạch nƣớc ao. - Phân hủy các hóa chất và các khí độc nhƣ H2S, NH3. - Ổn định chất lƣợng nƣớc, giúp cân bằng sinh thái ao nuôi cá. - Giảm tỉ lệ bệnh cho cá. - Giảm sử dụng các loại hóa chất và kháng sinh.

- Giai đoạn chuẩn bị ao: 20 lít/ 1 hecta đáy ao. - Trong quá trình nuôi: mỗi 10 ngày - 2 tuần xử lý ao 1 lần. + Tháng thứ 1: 1- 2 lít/ 1 hecta bề mặt ao. + Tháng thứ 2: 3 lít/ 1 hecta bề mặt ao. + Tháng thứ 3: 4 lít/ 1 hecta bề mặt ao. + Tháng thứ 4: 5 lít/ 1 hecta bề mặt ao. 1.3.3. Xác định lƣợng vi sinh

- Lƣợng vi sinh cần thiết cho xuống ao phụ thuộc vào: + Lƣợng nƣớc trong ao.

+ Liều lƣợng sử dụng: hƣớng dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì. - Cách tính lƣợng vi sinh cần cho xuống ao:

Lƣợng vi sinh = liều lƣợng sử dụng x lƣợng nƣớc trong ao

- Muốn tính đƣợc lƣợng nƣớc ao cần phải biết: chiều dài, chiều rộng ao và độ sâu nƣớc ao hay diện tích ao và độ sâu nƣớc ao.

Ví dụ :

Tính lƣợng Super VS xử lý nƣớc ao nuôi cá có diện tích 5000m2, độ sâu nƣớc ao là 2,5m.

Cách tính:

Theo bảng 1: chọn liều lƣợng sử dụng Super VS là 2g/m3 Lƣợng nƣớc trong ao là:

5000m2 x 2,5m = 12.500m3 Vậy lƣợng vi sinh cho xuống ao là:

Lưu ý: Nếu mục đích cho vi sinh xuống ao là để phân hủy các chất

hữu cơ thì liều lượng nên điều chỉnh theo mức độ nhiễm bẩn nhiều hay ít của ao nuôi mà có thể tăng hay giảm so với liều lượng hướng dẫn của nhà sản xuất để tiết kiệm chi phí sản xuất.

1.3.4. Thực hiện cho chế phẩm vi sinh xuống ao

Cách thức thực hiện nhƣ sau: 1) Cân lƣợng vi sinh cần thiết.

2) Hòa tan vi sinh vào nƣớc trƣớc khi cho xuống ao.

3) Ủ vi sinh (ấp) ở điều kiện thích hợp để tăng số lƣợng vi sinh vật. 4) Tạt đều xuống khắp mặt ao, xuôi theo chiều gió.

Hình 2-9: Cho chế phẩm vi sinh xuống ao

- Tùy theo loại vi sinh mà có hay không thực hiện bƣớc 2 (theo hƣớng dẫn của nhà sản xuất). Bƣớc 2 còn gọi là ấp hay ủ vi sinh có tác dụng là tạo điều kiện cho vi sinh phát triển tăng nhanh về số lƣợng, khi cho xuống ao sẽ có tác dụng nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Ví dụ: Aquacare A theo hƣớng dẫn ngâm 2 giờ trƣớc khi tạt xuống ao, sau đó mới tạt xuống ao nuôi cá thịt.

- Khi sử dụng chế phẩm vi sinh cho xuống ao để giảm lƣợng chất hữu cơ và khí độc trong ao, nên sử dụng 3 ngày để biết hiệu quả của chế phẩm vi sinh.

- Nên quạt nƣớc trong quá trình xử lý vì vi sinh hoạt động tốt khi ôxy vùng đáy ao >4mg/lít, nếu lƣợng ôxy thấp hơn, vi sinh phát triển kém, hiệu quả sử dụng giảm.

- Thời điểm cho vi sinh xuống ao nên chọn vào lúc 9-10 giờ sáng.

1.4. Sát trùng dụng cụ sản xuất

- Sử dụng Clorin 200- 250g/m3 để ngâm dụng cụ sản xuất ít nhất 1 giờ và rửa sạch, phơi nắng mới dùng.

- Nên dùng dụng cụ riêng biệt từng ao, nếu thiếu sau khi sử dụng phải có biện pháp khử trùng trƣớc khi dùng cho ao khác.

Hình 2-10: Ngâm lƣới chài trong nƣớc sát khuẩn

- Vệ sinh ung, dép của ngƣời sản xuất: để tránh lây lan mầm bệnh ủng, giầy, dép của ngƣời nuôi phải đƣợc vệ sinh trƣớc khi vào trại nuôi bằng cách đi qua hố vôi hay rửa sạch phơi khô trƣớc khi sử dụng.

1.5. Vệ sinh môi trƣờng nuôi

- Chà rửa sạch, phơi khô lồng bè, sau đó quét hoặc phun Clorua vôi Ca(OCl)2 với lƣợng 200-250g/m3 bè trƣớc khi nuôi.

- Dọn, phát quang cỏ rác quanh ao nơi cƣ trú của trùng quả dƣa ở giai đoạn bào nang.

- Vớt bỏ thức ăn thừa: Thức ăn bị thừa, thối rữa gây nhiễm bẩn tạo điều kiện cho sinh vật gây bệnh phát triển.

- Thay nƣớc khi nƣớc bị ô nhiễm.

- Hút bùn đáy ao định kỳ: định kỳ (2 tháng/lần đối với cá dƣới 300g, 1 tháng/lần đối vối với cá trên 300g). Sau mỗi lần hút ao cần kết hợp xử lý đáy ao bằng các sản phẩm: Vime-Protex, Vimekon hoặc Fresh water.

Hình 2-12: Dọn cỏ xung quanh ao

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ DỊCH BỆNH CÁ TRA CÁ BA SA (Trang 26 -38 )

×