Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC CỦA HV CHÍNH TRỊ HCM (Trang 103 - 104)

III. Đổi mới hệ thống chính trị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà nước Việt Nam trong giai đ o ạ n

1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị

Để có dân chủ xã hội chủ nghĩa, một mặt, Nhà nước phải đặt dưới sự

lãnh đạo của Đảng, mặt khác, mọi chủ trương và chính sách của Nhà nước phải xuất phát từ lợi ích chính đáng của nhân dân. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp…

Cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nươc gắn liền với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn; nâng cao chất lượng hoạt

động của các tổ chức đảng và đảng viên trong các cơ quan nhà nước”1.

Để nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước và phát huy dân chủ của nhân dân, cần dành sự chú ý đặc biệt cho quá trình lập pháp và lập quy của nhà nước. Liên quan đến vấn đề này, cần: Xây dựng chương trình lập pháp, phát huy quyền trình dự án luật của đoàn thể nhân dân; nâng cao kiến thức lập pháp của đại biểu Quốc hội; nâng cao trình độ, năng lực thẩm tra các dự

án luật của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban Quốc hội; xác định rõ hơn quyền lập pháp và lập quy... Để nâng cao chất lượng và hiệu quả trên lĩnh vực này, cần tập hợp trí tuệ của các nhà khoa học, các chuyên gia, lấy ý kiến nhân dân nhất là các đối tượng có liên quan đến việc thi hành luật để xây dựng hệ thống pháp luật.

Yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước và thực hiện dân chủ, hiện nay phải xem cải cách một bước nền hành chính quốc gia là một nhiệm vụ trọng điểm. Cải cách hành chính phải tiến hành đồng bộ – từ cải cách thể chế hành chính đến cải cách tổ chức bộ máy và công tác cán bộ, công chức hành chính.

Liên quan tới vấn đề thứ nhất, phải cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện thể chế quản lý bằng pháp luật, đề cao nghĩa vụ và trách nhiệm công dân. Trong cải cách thể chế và thủ tục hành chính, để mở rộng dân chủ, Nhà nước cần “giảm tối đa cơ chế xin phép – cho phép trong từng vụ

việc...” như Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII đã chỉ ra: nhưng phải tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ trong điều hành, quản lý.

Liên quan tới vấn đề thứ hai, cần chấn chỉnh cơ cấu tổ chức, biên chế

1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 131 - 132.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC CỦA HV CHÍNH TRỊ HCM (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)