Một số giải pháp phát huy nguồn lực con người ởn ước ta hiện nay

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC CỦA HV CHÍNH TRỊ HCM (Trang 175 - 177)

II. Phát huy nguồn lực con người ở Việt Nam

b) Một số giải pháp phát huy nguồn lực con người ởn ước ta hiện nay

Để phát huy nguồn lực con người, cần thực hiện đồng bộ những giải pháp sau:

Thứ nhất: Trong lĩnh vực kinh tế.

Phải nâng cao vị thế của người lao động trong quá trình sản xuất. Cần nhanh chóng khắc phục tình trạng tách người lao động ra khỏi tư liệu sản xuất. Thực hiện giao đất, giao rừng cho nông dân, tạo điều kiện cho mọi người dân làm chủ cụ thể những tư liệu sản xuất của toàn xã hội, ở mọi thành phần kinh tế.

Huy động rộng rãi nhân dân đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương, đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, của đơn vị.

Phát huy sáng kiến của người lao động, chăm lo đời sống vật chất tinh thần của họ, thực hiện phân phối công bằng, công khai, dân chủ.

Động viên mọi người dân bỏ vốn ra sản xuất kinh doanh, khai thác thế

mạnh của các địa phương, phát triển ngành nghề truyền thống, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy trình độ tay nghề, năng lực quản lý kinh doanh của mỗi thành viên trong xã hội, để

cùng với Nhà nước giải quyết những khó khăn của đất nước.

Tăng cường giáo dục đạo đức, khơi dậy lương tâm nghề nghiệp, nêu cao trách nhiệm của mỗi người trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Cần làm cho mọi người thấy được trách nhiệm của mình phải lao động nghiêm túc, có chất lượng, có hiệu quả, tạo ra hàng hoá tốt, nâng cao chất lượng dịch vụ. Điều đó vừa tạo điều kiện cho xã hội phát triển, vừa là điều cho hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả. Phê phán mạnh mẽ thói lười biếng, làm bừa, làm ẩu; ngăn chặn làm ăn phi pháp, phi đạo lý.

Thứ hai: Trong lĩnh vực chính trị.

Nâng cao trình độ của cán bộ, đảng viên và nhân dân về nhận thức chính trị (chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của

Đảng ta), về luật pháp, về Nhà nước của dân, do dân, vì dân, từ đó nâng cao trách nhiệm và năng lực của họ tích cực tham gia vào công việc của

Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị của nước ta.

Tăng cường vai trò kiểm tra giám sát của quần chúng nhân dân trong mọi hoạt động của bộ máy nhà nước, thực hiện dân chủ hoá đời sống xã hội, huy động đông đảo quần chúng nhân dân tham gia vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng.

Xây dựng cơ chế quản lý xã hội, quản lý nhà nước để người dân có

điều kiện tham gia công việc Nhà nước, công việc xã hội, thực sự là người làm chủ đất nước; khắc phục tình trạng trì trệ, bảo thủ trong một số cơ quan nhà nước.

Phân rõ trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, từng tập thể, từng cá nhân trong từng công việc, khắc phục tình trạng chồng chéo, hay buông lỏng quản lý nhà nước trong một số ngành, một sốđịa phương.

Giáo dục tinh thần yêu nước, nâng cao ý thức tự cường dân tộc, trách nhiệm công dân, bản lĩnh chính trị của mỗi người dân. Kiên quyết đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực, tình trạng vi phạm kỷ cương, phép nước và những âm mưu chống phá của kẻ thù, bảo vệ chế độ xã hội chủ

nghĩa, bảo vệ thành quả cách mạng.

Trên cơ sở những thành quả cách mạng đạt được, người dân lao động mới có điều kiện học tập, rèn luyện, phấn đấu về mọi mặt và cống hiến ngày càng nhiều cho xã hội.

Thứ ba: Trên lĩnh vực xã hội.

Từng bước khắc phục đi tới loại bỏ những phong tục tập quán lạc hậu, những quan hệ không bình đẳng, xây dựng quan hệ mới giữa người với người trên tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất kinh doanh, trong đời sống xã hội. Xây dựng quan hệ bình đẳng hữu nghị giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc, giữa các quốc gia.

Cần thực hiện những biện pháp làm giảm dần khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng lãnh thổ. Quan tâm tới những hộ

nghèo, những gia đình khó khăn, những hộ chính sách xã hội, những vùng sâu, vùng xa tạo ra cơ hội phát triển cho mọi người, làm cho mọi người dân

đều được hưởng những thành quả y tế, giáo dục, văn hoá... …

Thực hiện chính sách xoá đói, giảm nghèo; tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách về lao động việc làm; trên cơ sở đó, người lao động mới có

điều kiện nâng cao trình độ tri thức, trình độ tay nghề, mới có môi trường rèn luyện phấn đấu, cống hiến sức mình cho đất nước, cho xã hội.

"Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí,

đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài"1 cho đất nước, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay. Cần phải tuyên truyền làm cho mọi người dân thấy được trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp chung của đất nước mà quan tâm tới lĩnh vực này.

Đảng, Nhà nước, các tổ chức đảng, các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và từng gia đình đều phải quan tâm tới giáo dục và đào tạo. Tăng cường hơn nữa sự phối hợp của gia đình, nhà trường, xã hội trong đào tạo thế hệ trẻ.

Để đào tạo ra những cán bộ vừa "hồng" vừa "chuyên" có ý thức và năng lực làm chủ đất nước, làm chủ xã hội, cần phải có sự đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục. Nội dung giáo dục phải phản ánh được những tri thức quan trọng nhất của thời đại, những thành tựu mới nhất của khoa học công nghệ, phải góp phần giáo dục lòng yêu nước, ý thức tự

cường dân tộc, hình thành nhân cách mới của người lao động.

Phải tích cực đổi mới phương pháp dạy và học. Phương pháp dạy phải kích thích được tính sáng tạo, sự hăng say tìm tòi nghiên cứu của người học. Phương pháp học phải độc lập tự chủ, biết vận dụng kiến thức đã học vào giải thích và giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống đang đặt ra.

Việt Nam là một nước còn kém phát triển về mặt kinh tế, tuy rằng đã

đạt được một số thành tựu trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, nhưng so với các nước trong khu vực và quốc tế vẫn còn hạn chế. Số năm học bình quân của người dân còn thấp, tỉ lệ chưa biết chữ còn cao, do vậy, đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực phấn đấu nhiều hơn nữa.

Thứ năm: Trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá, nghệ thuật.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Đảng ta đã khẳng định, văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Văn hoá nghệ thuật nước ta trước đây

đã phục vụ tốt cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; đã động viên được nhân dân tích cực tham gia trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Những năm đổi mới vừa qua văn học, nghệ thuật nước ta đã có những đổi mới về nội dung, hình thức, đã động viên được nhân dân tích cực tham gia sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước. Song bên cạnh đó văn học nghệ

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC CỦA HV CHÍNH TRỊ HCM (Trang 175 - 177)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)