Những định hướng cơ bản vàN ội dung xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC CỦA HV CHÍNH TRỊ HCM (Trang 156 - 161)

1. Những định hướng cơ bản xây dựng gia đình mới ở nước ta hiện nay nay

a) Xây dựng gia đình mới ở nước ta hiện nay phải trên cơ sở kế thừa, giữ gìn và phát huy các giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống Việt giữ gìn và phát huy các giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống Việt Nam, đồng thời tiếp thu những giá trị tiến bộ của thời đại về gia đình

Bên cạnh tính chất phụ quyền, gia trưởng, gia đình truyền thống có những giá trị tốt đẹp cần được kế thừa, phát huy trong điều kiện mới. Trong số các giá trị đó phải kể đến truyền thống vừa cố kết trong gia đình lại vừa

đoàn kết tình làng nghĩa xóm; tình yêu gia đình gắn chặt với tình yêu dân tộc. Những giá trị ấy của nhân dân ta đã được hun đúc, phát triển thêm trong suốt hơn 70 năm đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Tuy nhiên trong quá trình xây dựng gia đình mới cũng cần chú ý từng bước khắc phục, loại bỏ các giá trị không còn hợp lý của gia đình truyền thống: tính cục bộ theo họ tộc, địa phương, những nghi lễ rườm rà, tốn kém trong ma chay, cưới hỏi, sự bất bình đẳng về giới, bất bình đẳng giữa các thế hệ...

Trong điều kiện hiện nay, sự chuyển đổi hệ giá trị từ gia đình truyền thống sang gia đình hiện đại đang đòi hỏi phải tiếp thu chọn lọc các giá trị

văn hoá của nhân loại. Những giá trị văn hoá ấy chỉ có thể được chọn lọc,

được tiếp thu một khi các giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống được bảo tồn, được phát huy dung nạp những nội dung giá trị mới phù hợp với văn hoá và đạo lý làm người của dân tộc Việt Nam.

b) Xây dựng gia đình mới ở nước ta hiện nay được thực hiện trên cơ sở

quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, bảo đảm quyền tự do kết hôn và ly hôn

Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ là hôn nhân được xây dựng chủ yếu dựa trên tình yêu chân chính giữa nam và nữ. Tình yêu chân chính là quan hệ

tình cảm nẩy sinh trong quá trình gặp gỡ, hiểu biết và cảm thông lẫn nhau, tìm thấy ở nhau những điểm tương đồng, mong muốn chia sẻ những khó khăn, sẵn sàng cùng nhau xây dựng cuộc sống chung hạnh phúc, thương yêu nhau, không thể thiếu nhau.

Hôn nhân tự nguyện tiến bộ là bước phát triển tự nhiên của tình yêu chân chính. Từ chỗ yêu thương nhau và thấy cần gắn bó với nhau xây dựng cuộc sống gia đình một cách tự nguyện, họ tình nguyện đến với nhau và

được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Sự thừa nhận của pháp luật, một mặt giúp cho mỗi người khi bước vào hôn nhân, ý thức rõ hơn trách nhiệm công dân của mình trong cuộc sống gia đình; đồng thời pháp luật bảo vệ

mỗi người khỏi những sự cám dỗ, lợi dụng đối với những người thiếu chín chắn, nhẹ dạ. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ không hề bác bỏ sự quan tâm, hướng dẫn, chia sẻ tâm tư tình cảm của các bậc cha mẹ. Sự quan tâm đúng mức của cha mẹ thường là giúp cho con cái có trách nhiệm hơn, sống đúng mực hơn trong tình yêu, ý thức được đầy đủ hơn về trách nhiệm mỗi người trong hôn nhân và gia đình.

Hôn nhân tự nguyện tiến bộ bao giờ cũng gồm hai mặt tự do kết hôn và tự do ly hôn. Nếu tự do kết hôn được xây dựng và là sự phát triển của tình yêu chân chính, thì ly hôn là kết cục khó tránh khỏi khi tình yêu không còn nữa. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, ly hôn dù bất cứ lý do nào, thì hậu quả

xã hội của nó cũng hết sức nặng nề. Hơn thế, hôn nhân dựa trên tình yêu chân chính, nhưng tình yêu chân chính bao hàm cả nghĩa vụ trách nhiệm cùng nhau chia sẻ khó khăn, cùng nhau vượt qua những thử thách, những

trở ngại... trong cuộc sống chung. Vì vậy, ly hôn chính đáng là cần thiết, nhưng cần có sự bảo đảm của pháp lý, có sự hỗ trợ, hoà giải của các đoàn thể xã hội, của cộng đồng làng xóm, dân phố.

c) Gia đình mới ở Việt Nam được xây dựng, trên cơ sở các quan hệ

bình đẳng, thương yêu, có trách nhiệm cùng chia sẻ, gánh vác công việc của các thành viên để thực hiện các chức năng cơ bản của gia đình và nghĩa vụ xã hội

Trong số các quan hệ giữa các thành viên gia đình, cần đề cập hai quan hệ cơ bản nhất: quan hệ vợ chồng, quan hệ cha mẹ - các con. Việc hình thành và từng bước phát triển gia đình mới, cần đặc biệt chú ý đến bình đẳng trong quan hệ vợ - chồng. Kết hợp nhiều giải pháp, biện pháp, trong đó sự đồng bộ của việc đề ra và thực hiện các chính sách kinh tế, văn hoá, giáo dục... góp phần quan trọng tạo ra và từng bước củng cố quan hệ

bình đẳng vợ - chồng trong tham gia quyết định các vấn đề trọng đại của gia đình cũng như tham gia các hoạt động xã hội.

Cùng với quan hệ vợ chồng, trong xây dựng gia đình mới cần chú ý

đến quan hệ cha, mẹ - con cái, quan hệ giữa anh, chị - em, quan hệ ông, bà - các cháu trong các gia đình nhiều thế hệ. Trong xây dựng các quan hệ

này, sự tác động của xã hội đóng vai trò hết sức quan trọng, thông qua các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá - giáo dục, tuyên truyền vận động. Trong đó cần lưu ý là những tác động ấy sao cho trở

thành các nhân tố và điều kiện khách quan, bên ngoài cho quá trình thực hiện tốt các chức năng cơ bản của gia đình (chứ không thể và không được thay thế việc thực hiện các chức năng đó) và làm tốt trách nhiệm xã hội.

d) Xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay gắn liền với hình thành và củng cố từng bước các quan hệ gắn bó với cộng đồng, với các thiết và củng cố từng bước các quan hệ gắn bó với cộng đồng, với các thiết chế, tổ chức ngoài gia đình

Đoàn kết, tương trợ thương yêu đùm bọc nhau là một giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam và con người Việt Nam, của gia

đình truyền thống Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, xây dựng gia đình mới cần chú ý trân trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống ấy. Các gia đình

đoàn kết động viên giúp đỡ nhau cùng thực hiện các chủ trương chính sách mới, thực hiện những quy ước, phong tục tiến bộ của gia đình, làng xóm, thực hiện từng bước quy chế dân chủ trong mỗi làng, xã, trong mỗi gia

đình... đó chính là một phương hướng quan trọng của xây dựng gia đình mới ở nước ta.

2. Một số nội dung chủ yếu của xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay nay

a) Mỗi một địa phương, vùng lãnh thổ, thành phần dân tộc cần vận dụng sáng tạo những định hướng cơ bản trong xây dựng gia đình, cụ thể

hoá những định hướng ấy thành các tiêu chí cụ thể, thích hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể, điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội cụ thể, phù hợp với từng hình thức gia đình hiện có. Trong mỗi thời kỳ nhất định lại đề ra các tiêu chí nhất định, cụ thể sát hợp trong từng nội dung xây dựng gia đình, tránh tình trạng đề ra tiêu chuẩn chung chung, không cụ thể. Đồng thời chú ý rút kinh nghiệm sau mỗi thời kỳ, mỗi phong trào vận động của mỗi thời kỳ ấy.

b) Nội dung cơ bản, trực tiếp của xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay là xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc. Đây chính là mục tiêu, là chuẩn mực cơ bản mà chúng ta cần xây dựng, là đích hướng tới hiện nay của mỗi gia đình ở nước ta. No ấm, được hiểu là sự thoả

mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần cơ bản phù hợp với khả năng lao

động cống hiến của mỗi gia đình, mỗi thành viên gia đình, là kết quả của sự

lao động cần cù, sáng tạo, chính đáng của gia đình và thành viên gia đình. Trong gia đình, cần chú trọng xây dựng quan hệ dân chủ, bình đẳng giữa các thành viên, nhất là dân chủ, bình đẳng giữa nam - nữ, giữa cha, mẹ - con cái, tạo nên sự nề nếp, hoà thuận, kỷ cương mới trong gia đình. Sự tiến bộ của gia đình về mọi mặt dựa trên sự tiến bộ của mỗi thành viên và gắn liền với sự phát triển về mọi mặt của xã hội. Gia đình hạnh phúc không chỉ

là no ấm, dân chủ, bình đẳng, tiến bộ, mà còn là tổng thể những nét đẹp trong đời sống văn hoá tinh thần mỗi gia đình, trong quan hệ cộng đồng, quan hệ xã hội, quan hệ giữa các thành viên trong từng gia đình.

c) Một trong những nội dung cơ bản và là đặc thù của xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là ngay từ đầu cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng, phát triển kinh tế với giải quyết và thực hiện công bằng xã hội trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Do đó, các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế phải hướng tới phát triển và giải quyết tốt các vấn đề xã hội, trong đó có xây dựng gia đình mới, no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc. Ngược lại, xây dựng gia đình mới, cần phải gắn bó, trở thành một bộ phận của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Liên quan

đến vấn đề này, hiện nay chúng ta một mặt phải rà soát lại các chiến lược kế hoạch phát triển kinh tế gắn với giải quyết các nhu cầu phát triển xã hội, trong đó có xây dựng và phát triển mọi gia đình, mặt khác cần đưa ra các

đề nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các chính sách xã hội có liên quan đến vấn đề xây dựng gia đình: việc làm, xoá đói giảm nghèo, phúc lợi xã hội, y

tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, dân số và kế hoạch hoá gia đình...

d) Trong số các vấn đề xã hội hiện nay, quan tâm đến các chính sách nhằm giải phóng phụ nữ, phát huy vai trò người phụ nữ trong gia đình và trong xã hội được coi là vấn đề hết sức cơ bản và cấp bách. Khâu then chốt hiện nay là tổ chức thực hiện tốt các chiến lược phát triển xã hội có nội dung liên quan trực tiếp đến giải phóng phụ nữ nhằm phát huy những giá trị, những thành quả tích cực đã đạt được, hạn chế và đẩy lùi các tiêu cực trong kinh tế, văn hoá, giáo dục, xã hội, đạo đức và lối sống... đang làm hạn chế kìm hãm vai trò phụ nữ, cản trở sự nghiệp giải phóng phụ nữ.

đ) Trong số các vấn đề liên quan đến xây dựng gia đình hiện nay có công tác nghiên cứu khoa học nhằm giải quyết một số vấn đềđang nảy sinh khá cấp bách liên quan đến hôn nhân và gia đình. Bên cạnh việc chú trọng nghiên cứu về gia đình truyền thống, cần chú trọng hơn nữa đến nghiên cứu gia đình hiện đại, nghiên cứu sự chuyển đổi các giá trị gia đình từ truyền thống sang hiện đại, sự kế thừa, tiếp thu, dung nạp những giá trị tiến bộ của thời đại, của yêu cầu mới trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và của toàn bộ công cuộc đổi mới. Đặc biệt, cần coi trọng các nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu triển khai nhằm đưa ra và tổ chức thực hiện các chính sách, biện pháp, cơ chế quản lý bảo đảm hình thành từng bước vững chắc các chuẩn mực của gia đình mới, hiện đại, gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc, đáp ứng các yêu cầu của quá trình xây dựng chế độ mới - một chế độ bảo đảm dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Câu hỏi thảo luận và ôn tập

1. Phân tích quan niệm về gia đình?

2. Phân tích vị trí các chức năng cơ bản của gia đình?

3. Những điều kiện xây dựng gia đình trong quá trình xây dựng chủ

nghĩa xã hội?

4. Phân tích những vấn đề cơ bản xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay?

Chương XII

Vn đề ngun lc con người trong quá trình xây dng ch nghĩa xã hi xây dng ch nghĩa xã hi

Nguồn lực con người luôn có vai trò to lớn trong sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Việt Nam là một nước kinh tế kém phát triển, muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội cần phát huy có hiệu quả

nguồn lực con người của đất nước.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC CỦA HV CHÍNH TRỊ HCM (Trang 156 - 161)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)