3.2.2.1. Nâng cao chất lượng trong khâu thực hiện đề tài, thể hiện tác phẩm
Cần phải tăng tính chuyên nghiệp trong khâu tổ chức sản xuất từ cấp Ban vì các Ban chuyên môn chính là nơi các phóng viên sinh hoạt chuyên môn nghiệp vụ hằng ngày. Phục trách Ban là người chỉ đạo để định hướng cho phóng viên đồng thời họ cũng là người tập hợp các ý tưởng của phóng viên để đề xuất với lãnh đạo kế hoạch sản xuất các chương trình.
Phụ trách Ban là người duyệt đề cương kịch bản của phóng viên trước khi thực hiện sản xuất chương trình; là người sửa bài, cấp duyệt bài đầu tiên; đồng thời là người lãnh hội những ý kiến đóng góp để kịp thời phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế của từng tác phẩm. Do đó, phụ trách Ban chuyên môn có một mối quan hệ hữu cơ với phóng viên. Chất lượng của một tác phẩm luôn có dấu ấn của phụ trách Ban. Phụ trách Ban luôn có trách nhiệm trong việc bảo đảm tính đúng định hướng cũng như bản sắc của cá nhân phóng viên trong mỗi tác phẩm của họ. Khâu tổ chức sản xuất ở cấp Ban tốt sẽ là cơ sở quan trọng để có những tác phẩm tốt cho kênh. Do đó việc nâng cao trách nhiệm, trình độ và tinh thần trách nhiệm của các phụ trách ban cần phải được thực hiện thường xuyên, liên tục. Có làm được điều đó mới
78
tạo động lực để thúc đẩy việc nâng cao chất lượng tin, bài và các chương trình của kênh.
Qua quá trình khảo sát và tiếp xúc thực tế với đội ngũ phóng viên ANTV, biên tập viên Ái Vân được hỏi cho biết: “Nhiều khi chọn đề tài nhưng thiếu thời gian nghiên cứu, không có thời gian khảo sát thực tế đã phải tiến hành sản xuất cho kịp tiến độ”. Do vậy, phụ trách Ban cần có sự phân công lao động hợp lý để phóng viên có đủ thời gian cần thiết hoàn thiện tác phẩm với chất lượng tốt nhất có thể.
Về phần mình người phóng viên cần thực hiện nghiêm túc đề cương kịch bản trước khi đi sản xuất các chương trình. Hiện nay, kênh ANTV, việc làm đề cương kịch bản trước khi thực hiện tác phẩm đã trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các đạo diễn. Đây là cơ sở để lãnh đạo kênh đánh giá về tầm quan trọng và ý nghĩa của đề tài. Tuy nhiên, một số phóng viên chỉ thực hiện việc làm đề cương kịch bản một cách đối phó, dẫn đến tình trạng nhiều chương trình không đạt chất lượng như yêu cầu.
Thiếu sự trao đổi, bàn bạc giữa phóng viên và quay phim cũng là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng tới chất lượng tác phẩm. Do vậy, kênh ANTV cần có cơ chế giám sát để việc trao đổi phải được thực hiện một cách nghiêm túc và hiệu quả bởi kinh nghiệm cho thấy những tác phẩm có chất lượng cao đều là những tác phẩm trước khi thực hiện luôn có sự bàn bạc kỹ giữa phóng viên và quay phim.
Một trong những điểm yếu nhất trong khâu thể hiện tác phẩm hiện nay là xử lý hình ảnh, âm thanh không chuẩn. Để khắc phục tình trạng này, kênh ANTV đã ban hành quy định về chất lượng hình ảnh và âm thanh đối với các chương trình chuyên đề, chuyên mục phát sóng. Trong đó đã đưa ra những quy định rất cụ thể trong từng khâu: tiền kỳ (quay phim phải quay đủ hình để phuc vụ nội dung chương trình, cảnh quay không được rung, không được quay quá ngắn, băng quay tiền kỳ bắt buộc phải có tiếng động nền cho tất cả các ảnh quay, âm thanh phải đạt chuẩn quy định, …); hậu kỳ (tiếng động nền bắt buộc phải có trong mỗi tác phẩm, mức tín hiệu âm thanh phải đều từ đầu đến cuối tác phẩm). Để quy định này phát huy hiệu
79
quả, cần tăng cường việc kiểm tra, giám sát, từ đó hình thành ý thức nghiêm túc, lâu dài trong mỗi phóng viên, quay phim, kỹ thuật viên.
Để có được những tác phẩm sắc nét, có chiều sâu và mang tính chuyên nghiệp cao, cần thực hiện triệt để việc phân công công việc cho phóng viên theo nhóm chuyên môn. Hiện nay, việc phân công phóng viên theo Ban chuyên môn đã được thực hiện trên toàn kênh ANTV.
Bên cạnh đó, việc xây dựng quyền lợi cho đội ngũ sản xuất chương trình một cách công bằng và hợp lý cũng cần được quan tâm hơn. Sự quan tâm đúng mức về quyền lợi cho phóng viên, quay phim, biên tập, … cũng là một giải pháp giúp nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực. Làm tốt được điều này sẽ giúp kênh ANTV phát huy tối đa nguồn lực của mình. Những người phóng viên, biên tập, đạo diễn, … sẽ yên tâm trong công tác và có thể sáng tạo nên những tác phẩm có giá trị, chất lượng cao hơn nữa.
3.2.2.2. Đổi mới nội dung đáp ứng nhu cầu của côngchúng
Kênh ANTV tuy mới ra đời nhưng có thể nói đã đạt được kết quả không nhỏ khi được nhiều người dân đánh giá là hay, hấp dẫn và bổ ích. Trong số hàng nghìn lá thư khán giả gửi về ANTV trong thời gian qua chứng tỏ người dân đã gửi gắm lòng tin vào ANTV. Và để xây dựng các chương trình phù hợp lãnh đạo kênh ANTV đã không ngừng đổi mới mình. Cứ sau một thời gian theo dõi và đánh giá các chương trình từ cả hai phía chuyên môn và khán giả qua hệ thống đo rating cả mình thì ANTV lại tiến hành sàng lọc và đổi mới các format chương trình cũng như cách thể hiện sao cho phù hợp và hấp dẫn với công chúng.
Và ANTV hiểu rằng, những vấn đề mà kênh đề cập đã có tác dụng tốt trong đời sống xã hội thì mới có thể tồn tại và được công chúng quan tâm yêu mến. Chúng ta có thể thấy rất rõ điều này qua các chương trình của ANTV đều được cải tiến rất nhiều so với thời kỳ đầu mới phát sóng.
Đại tá Nguyễn Quang Vinh cho biết: “Mỗi năm các vụ án xảy ra trên cả nước rất nhiều, riêng lực lượng Cảnh sát đã phải giải quyết 15.000 vụ, nên chương trình phải lựa chọn những vụ án điển hình mà lực lượng Công an đã phải rất khó
80
khăn mới khám phá được. Với tiêu chí nhân văn, tìm ra các giải pháp tích cực, xây dựng đạo đức xã hội, chương trình luôn tìm những hướng đi mới cho chương trình ngày một hat và hấp dẫn hơn”.
Như vậy có thể thấy việc đổi mới nội dung phù hợp với nhu cầu của khán giả là một giải pháp quan trọng cần được áp dụng triệt để. Khán giả chính là mục tiêu của kênh, vì vậy đáp ứng trúng và đúng nhu cầu của họ một cách phù hợp, có định hướng sẽ là thành công của bất cứ cơ quan báo chí tuyên truyền nào. Kênh ANTV đánh giá rất cao nhiệm vụ đó vì vậy lãnh đạo kênh luôn luôn lắng nghe những ý kiến đánh gia và phản hồi của khán giả để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin của quần chúng nhân dân.