Trong bất kỳ lĩnh vực nào, chất lượng nguồn nhân lực luôn là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại. Đối với truyền hình cũng không ngoại lệ. Không thể có một chương trình đạt chất lượng cao nếu đội ngũ những người thực hiện không thực sự tâm huyết hay không có nền tảng kiến thức cần thiết đối với vấn đề
65
mình phản ánh. Nhìn chung, đội ngũ sản xuất chương trình của ANTV đã đáp ứng được những yêu cầu đối với một phóng viên, nhà báo. Họ có những phẩm chất đáng quý của những người làm nghề như: sự tâm huyết, sự nhiệt tình trong công việc, … Tuy nhiên cũng cần thẳng thắn nhìn nhận một vài điểm yếu vẫn còn tồn tại trong tư duy của những phóng viên thực hiện chương trình. Đội ngũ sản xuất chương trình vẫn chưa chủ động tìm hiểu các vấn đề khó mà vẫn thường tập trung vào những vụ án dễ làm như các chuyên án cướp của giết người, các chuyên án về tội phạm ma túy. Dẫu biết rằng để làm được một chương trình hay thì người đạo diễn phải tìm hiểu vấn đề đó một cách chuyên sâu, hiểu rõ từ gốc đến ngọn của vấn đề. Và đôi khi người đạo diễn đó phải là một người luật sư để có thể chứng minh, lập luận một cách chính xác. Sử dụng các luận cứ chặt chẽ dễ hiểu, để khán giả dễ dàng tiếp thu. Nhưng chính vì sự giới hạn trong thể loại vụ án mà chương trình phản ánh đã tạo nên lối mòn trong những tình tiết được khai thác, trong cách thể hiện trên màn ảnh, … Không có những sự đột phá trong lời bình, góc máy, … dẫn tới sự nhàm chán cho khán giả của chương trình. Nếu đạo diễn, biên tập viên chủ động tìm hiểu về những vụ án kinh tế, vụ án liên quan đến công nghệ cao, vụ án liên quan đến xâm phạm an ninh quốc gia, hay diễn biến hòa bình, … thì chắc chắn sức hấp dẫn của chương trình đối với khán giả sẽ được nâng cao lên nhiều lần.
Một nguyên nhân khác dẫn đến những hạn chế còn tồn tại của chương trình là đội ngũ quay phim còn trẻ, khâu tổ chức ghi hình với những góc máy và kỹ xảo chưa thực sự đạt được chất lượng như mong muốn.