Hình thức thể hiện

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật trên kênh truyền hình an ninh ( ANTV) (Trang 60 - 64)

2.2.2.1. Thể loại và hình thức thể hiện theo phương pháp tái hiện đóng diễn

Khảo sát trên kênh truyền hình ANTV từ tháng 1 đến hết tháng 6/2014 bản tin 113 Online (180 số) và chương trình Hành trình phá án (37 số) như sau:

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Tin Phóng sự Phương pháp tái

hiện đóng diễn

90%

10%

100%

113 online 113 online Hành trình phá án

Hình 2.4. Các thể loại được sử dụng trong Bản tin 113 Online và chương trình Hành trình phá án trên kênh truyền hình ANTV từ tháng 1 đến tháng 6/2014

Bên cạnh các thể loại quen thuộc được sử dụng trên các bản tin truyền hình như: Tin, phóng sự, phỏng vấn, bình luận, … thì các chương trình trên ANTV còn hấp dẫn khán giả theo cách thể hiện là phương pháp tái hiện đóng diễn trong chương trình Hành trình phá án.

Khác với những loại hình truyền thông khác, ưu thế của truyền hình chính là truyền tải được cả hình ảnh và âm thanh tới người xem. Điều này không chỉ giúp truyền hình có sức hấp dẫn hơn đối với công chúng mà còn đem lại độ tin cậy và

53

lượng thông tin nhiều hơn, mang lại khả năng tác động mạnh mẽ vào nhận thức người xem. Những tác phẩm đưa thông tin về tình hình pháp luật trong xã hội đến người dân trong bản tin 113 Online hay một tác phẩm thuộc thể loại điều tra trên truyền hình như Hành trình phá án càng phải tận dụng triệt để ưu thế này của truyền hình. Những người thực hiện chương trình cũng đã dành sự quan tâm rất lớn đến việc xử lý hình ảnh cũng như âm thanh trong chương trình. Từ lời bình, lời dẫn, tiếng động hiện trường đến âm nhạc, … đều được lựa chọn sử dụng một cách cân nhắc để tạo được sức thuyết phục cao nhất đối với người xem. Với bản tin 113 Online, thể loại được sử dụng nhiều nhất là Tin truyền hình. Với thời lượng 20 phút, các thông tin được thể hiện một cách nhanh gọn, súc tích, nóng hổi, ... đáp ứng được sự quan tâm của công chúng.

Với chủ đề thể hiện là những vụ án từ đời sống xã hội, Hành trình phá án được xây dựng theo phương pháp tái hiện đóng diễn của truyền hình thực tế với mục đích mang lại cho công chúng cái nhìn chân thật nhất.

Việc lựa chọn thể hiện chương trình theo phương pháp tái hiện đóng diễn của truyền hình thực tế còn gợi sự tò mò của khán giả về vụ án. Bên cạnh đó lời kể từ chính những người thân trong gia đình nạn nhân, lời chia sẻ cũng những chiến sĩ công an tham gia vào công tác điều tra khám phá vụ án … cũng góp phần làm cho sức thuyết phục của chương trình càng được nâng cao. Trong các số chương trình Hành trình phá án, thủ pháp đóng diễn được sử dụng thường xuyên để mang lại cho khán giả cái nhìn hoàn chỉnh về quá trình gây án của thủ phạm, quá trình điều tra các vật chứng manh mối và truy bắt đối tượng của lực lương Công an.

2.2.2.2. Tổ chức thông tin và thời điểm phát sóng các chương trình

- Chia nhỏ thành các phần, chuyên mục

Một số chương trình đã chia nhỏ thông tin thành nhiều chuyên mục như 4 bản tin trong một ngày (tại thời điểm ra mắt, hiện nay một ngày ANTV phát sóng 14 bản tin), đa dạng các chương trình chuyên sâu như: Hành trình phá án, Phía sau bản án, … để đa dạng hóa nội dung giáo dục pháp luật, đồng thời kết hợp thêm với những chương trình giải trí nhưng cũng liên quan đến các bộ phim về tội phạm.

54 - Ngôn ngữ thể hiện

Hình ảnh: Trong truyền hình, hình ảnh có vai trò rất quan trọng. Tận mắt thấy rõ những hình ảnh sự việc, hiện tượng xảy ra giúp người xem có cái nhìn chân thực và cụ thể nhất, giúp họ đưa ra những nhận định, phán xét hay cảm nhận riêng mình. Chương trình trên ANTV lôi cuốn khán giả cũng bởi hình ảnh chân thực, sinh động. Tất cả các cỡ cảnh từ toàn cảnh, trung cảnh, cận cảnh đến đặc tả được khai thác có hiệu quả nhất. Đặc biệt cỡ cảnh cận và đặc tả được sử dụng nhiều dùng để mô tả chi tiết việc phạm tội của đối tượng, việc sử dụng các cỡ cảnh này giúp cho người xem cảm thấy tò mò hơn nhưng bên cạnh đó cũng giúp cho chương trình giấu được những bối cảnh không phải là hiện trường thật của vụ án. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều cảnh cận cũng sẽ tạo tâm lý bức bí khi theo dõi chương trình, vì vậy cỡ cảnh toàn rộng cho thấy không gian, thời gian hiện trường các vụ án mạng được sử dụng như để khỏa lấp sự tò mò của công chúng.

Các chương trình trên ANTV lôi cuốn khán giả cũng bởi hình ảnh trong chương trình luôn chân thực, sinh động. Việc đưa những khung hình có nội dung làm cho người xem chủ động tiếp nhận thông tin, tiết chế cảm xúc, suy nghĩ từ đó đưa ra những ý kiến đánh giá của mình về chương trình, cũng như về những vấn đề mà chương trình đang đề cập.

Tất cả các cỡ cảnh từ toàn cảnh, trung cảnh, cận cảnh đến đặc tả được khai thác có hiệu quả, đặc biệt là cỡ cảnh cận và đặc tả được sử dụng rất nhiều dùng để mô tả chi tiết việc phạm tội của đối tượng, việc sử dụng các cỡ cảnh này giúp cho người xem cảm thấy tò mò hơn, bên cạnh đó cũng giúp cho chương trình giấu được những bối cảnh không phải là hiện trường thật của vụ án.

Nếu như các đạo diễn của chương trình sử dụng quá nhiều cảnh cận cũng sẽ tạo tâm lý bức bí theo dõi chương trình, vì vậy cỡ cảnh toàn rộng cho thấy không gian, thời gian hiện trường các vụ án mạng được sử dụng như để khỏa lấp sự tò mò của công chúng.

Lời bình: góp phần phát hiện bản chất có ý nghĩa triết học của hiện tượng và sự kiện; nhấn mạnh ý nghĩa xã hội của vấn đề qua việc kết hợp với các thủ pháp văn

55

học như điệp từ, so sánh, đối chiếu làm bật ra những ý nghĩa cần nêu. Là sự kết hợp hài hòa giữa hình thức và nội dung, phong cách và thể loại ngôn ngữ văn chương và báo chí, tạo nên hiệu quả nghệ thuật cho chương trình, đồng thời khắc phục, sửa chữa những sai sót khiếm khuyết từ các khâu khác. Lời bình có vị trí vô cùng quan trọng trong các chương trình truyền hình, chỉ đứng sau phần hình ảnh. Trong một số trường hợp cụ thể lời bình còn thay thế hoặc vượt lên trên hình ảnh, làm rõ tư tưởng chủ đề của chương trình hoặc những ý mà hình ảnh không nêu được hết; đưa ra các số liệu, dữ liệu, sự việc.

Cùng với hình ảnh thì âm thanh bao gồm lời bình, tiếng động, âm nhạc cũng là nhân tố tạo nên thành công cho chương trình. Lời bình và tiếng động làm có ý nghĩa hình ảnh thêm rõ ràng, dễ hiểu, dung lượng thông tin càng trở nên sinh động. Hình ảnh kết hợp với âm thanh, tiếng động sẽ làm cho hình ảnh trở nên sinh động, người xem như được tận mắt chứng kiến sự việc đang diễn ra. Âm thanh tiếng động tăng thêm tính chất chân thực, phản ánh hoàn cảnh, không gian riêng biệt, tăng cường thêm sức cảm nhận của hình ảnh.

Không chỉ làm nhiệm vụ hỗ trợ hình ảnh, lời bình trong các chương trình còn làm nhiệm vụ trần thuật lại vụ án một cách logic và hợp lý nhất. Ở một số cảnh, hình ảnh không thể truyền tải được nội dung thì vai trò của lời bình lại càng được nâng cao. Nếu không có lời bình thì khán giả sẽ không thể hiểu được câu chuyện đang diễn biến thế nào, các chi tiết trong câu chuyện nảy sinh ra sao.

- Thời điểm phát sóng

Tất cả các chương trình đều có một khung giờ phát sóng cố định như bản tin 113 Online hàng ngày được phát sóng vào khung giờ: 11h30 – 11h50 trưa; đối với chương trình Hành trình phá án được phát sóng vào một số khung giờ khác nhau như: 3h30, 9h30 sáng.

Nhìn chung, bản tin 113 Online khá phù hợp với thời điểm phát sóng. Đối với thời điểm phát sóng của chương trình Hành trình phá án hơi bất lợi đối với những người đi làm vì khó theo dõi, việc phát sóng khung giờ sớm buổi sáng cũng làm công chúng khó theo dõi vì không phải ai cũng thức dạy vào khung giờ đó.

56

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật trên kênh truyền hình an ninh ( ANTV) (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)