0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Tổng quan các nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH LỢN CON MẮC BỆNH PHÂN TRẮNG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ TẠI TRẠI LỢN THƯƠNG PHẨM XÃ LONG HƯNG HUYỆN VĂN GIANG TỈNH HƯNG YÊN (Trang 30 -30 )

Trên thế giới đã có rất nhiều nhà khoa học đi sâu nghiên cứu về bệnh phân trắng lợn con.

Theo Purvis G.M. và cộng sự (1985)[28] cho rằng phương thức cho ăn không phù hợp là nguyên nhân quan trọng gây tiêu chảy ở lợn.

Niconxki V.V. (1971) [22] đã nhấn mạnh “Khi cơ thể gia súc non bị lạnh kéo dài sẽ làm giảm phản ứng miễn dịch, giảm số lượng bạch cầu và tác dụng thực bào, giảm khả năng diệt trùng của máu do đó gia súc dễ bị vi khuẩn tấn công”.

Năm 1992, Fairbrother J.M và cộng sự cho biết độc tố Enterotoxin do

E.coli sinh ra Enterotoxinogenic Escherichia coli (ETEC) gây ỉa chảy trầm

trọng cho lợn sơ sinh từ 1 - 4 ngày tuổi.

Năm 1972, Mouwen đã kết luận niêm mạc ruột non của lợn có sự biến đổi lớn trong trường hợp lợn con ỉa phân trắng do Rotavirus.Akita và cộng sự (1993)[23] đã nghiên cứu sản xuất kháng thể đặc hiệu qua lòng đỏ trứng gà dùng trong phòng và chữa bệnh tiêu chảy ở lợn con.

Một số loại thuốc sử dụng

Enrovet là sản phẩm của công ty Cipla sản xuất, do công ty TNHH thú y

Xanh Việt Nam phân phối.

Thành phần: Enrofloxacin 50mg Benzyl Alcohol 1,5% Tá dược vừa đủ Công dụng:

Enrovet là loại thuốc đặc trị tiêu chảy cho gia súc, gia cầm như E.coli.

Sallmonella spp, lỵ heo, các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hoá. Enrovet 5%

có hoạt chất chính là Enrofloxacin thuộc nhóm Fluoroquinoloes là nhóm có tác dụng tốt với vi khuẩn gram dương, gram âm, Mycoplasma và các loại vi

khuẩn khác.

Enrovet ức chế quá trình sinh tổng hợp DNA của vi khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn nhanh chóng trước khi chúng kịp kháng thuốc.

Thuốc phòng trị các bệnh như tiêu chảy, nhiễm trùng huyết do E.coli,

huyết trùng, bệnh phó thương hàn, các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hoá, bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu sinh dục, bệnh nhiễm trùng kế phát do virus.

Liều lượng: 1ml/20kg thể trọng (TT) tiêm bắp ngày 1 lần, trong 3 - 5 ngày.

Bio-new Diarrhea Stop là sản phẩm của công ty Bio-Pharmachemie

Thành phần: Gentamicin (as Sulfate)

Công dụng: Phòng và trị các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa: Viêm ruột, tiêu chảy, phân trắng do E.coli, tiêu chảy phân vàng hoặc có máu do Salmonella, Clostridia ở heo con, bê, nghé.

Cách dùng:

- Lợn con: Gắn ống bơm vào lọ, cho đầu bơm vào khóe miệng heo con, bóp mạnh tay để thuốc được bơm ra đủ 0,5 ml lợn con theo mẹ: 1 lần bơm (0,5 ml) / 1,5 - 2 kg thể trọng. Ngày 2 lần, trong 3 - 4 ngày lợn con sau cai sữa: 1 lần bơm (0,5 ml) / 2 - 2,5 kg thể trọng. Ngày 2 lần, trong 3 - 4 ngày.

- Bê, nghé: 2 lần bơm (1 ml) / 7 kg thể trọng, Cho uống trực tiếp, ngày 2 lần, trong 3 - 4 ngày.

Men tiêu hoá Lactobac- C

Lactopac- C do công ty Bayer sản xuất. Thành phần: Dạng bột trong 100g có: Lactobacillus 8 x 109 CFU Enterococcus 8 x 109 CFU Amylase 900 units Protease 5500 units Vit C 2,0 gam Lactose 48 gam Sodium 1,5 gam Potassium 1,3 gam

Phụ liệu bổ sung vừa đủ 100 gam Công dụng:

Tạo môi trường tối ưu giúp cho sự sinh trưởng và hoạt động của vi khuẩn có lợi trong đường ruột.

Gia tăng sản xuất axit lactic, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Duy trì tỷ lệ thích hợp giữa Natri và Kali, thay thế lượng muối bị mất (đặc biệt khi bị tiêu chảy) và duy trì cân bằng hấp thu muối.

Tăng khả năng tiêu hoá tinh bột và protein. Kích thích sinh trưởng ở gia súc, gia cầm.

Liều lượng và cách sử dụng: Trộn thức ăn hoặc hoà nước uống

Trộn 500 - 700g/100kg thức ăn hoặc pha 1g với 1 - 2 lít nước uống (1g/3 - 5kg TT), dùng 1 ngày/tuần trong suốt quá trình nuôi hay 2 - 3 ngày/tuần khi gia súc, gia cầm bị stress: 3 - 5 ngày khi gia súc bị tiêu chảy hoặc sau khi điều trị bằng kháng sinh.

Điện giải: Oresol-AC(thuốc dành cho người) sản phẩm của công ty cổ

phần xuất nhập khẩu y tế Domesco. Thành phần:

Thuốc bột 27,9g/gói; mỗi gói chứa: - Glucose khan 20,0 g

- Natri clorid. 3,5 g - Natri citrat 2,9 g - Kali clorid. 1,5 g

Công dụng: Điều trị chứng mất nước và các chất điện giải trong các trường hợp tiêu chảy,nhất là ở trẻ em(tại trại lợn Thắng Liên thuốc sử dụng cho lợn con sơ sinh đến 60 ngày tuổi).

Cách dùng:

- Dùng theo chỉ dẫn của thầy thuốc hoặc uống phòng mất nước sau mỗi lần đi ngoài như sau:

- Dưới 24 tháng tuổi: 50 - 100 ml. - Từ 2 - 10 tuổi: 100 - 200 ml.

- Trên 10 tuổi trở lên: Uống theo nhu cầu. - Dịch đã pha chỉ dùng trong 24 giờ. Đối với cho lợn con:

- Đối với lợn sơ sinh đến 21 ngày tuổi pha nước uống khi có dấu hiệu bệnh về đường tiêu hóa.

- Đối với lợn trên 21 ngày tuổi hòa nước trộn cám viên với tỷ lệ nhỏ (khoảng 5-10ml/100g). Và hòa nước uống kết hợp với thuốc đặc trị đối với lợn mắc bệnh về đường tiêu hóa.

Nguyên tắc điều trị: Dùng thuốc đú ng liều , đúng liệu trình, dùng liên

tục trong 3- 5 ngày. Thường xuyên theo dõi diễn biến của bệnh và đồng thời ghi chép kết quả điều trị trên các lô lợn, các chỉ tiêu theo dõi là:

+ Số con mắc bệnh và tỷ lệ mắc bệnh.

+ Số con khỏi bệnh trong ngày, số ngày điều trị, số con chết, số con mắc lại sau một đợt điều trị.

+ Số con tái phát và số lần tái phát.

Phòng bệnh cho lợn con bằng vacxin

Việc phòng bệnh bằng vacxin luôn được cán bộ thú y coi trọng và đặt lên hàng đầu với mục tiêu phòng hơn chống. Do đặc thù chuyên sản xuất con giống nên Trung tâm có đủ các loại lợn ở mọi lứa tuổi khác nhau. Chính vì vậy việc theo dõi và thực hiện lịch tiêm phòng vacxin chính xác là rất quan trọng. Quy trình phòng bệnh bằng vacxin cho đàn lợn được thể hiện qua bảng sau.

Quy trình sử dụng vacxin và các chế phẩm thú y phòng bệnh cho lợn STT Tên chế phẩm Phòng bệnh Ngày tuổi (ngày) Liều lƣợng (ml) Cách dùng

1 Dextran Fe Thiếu sắt 1 - 3 2,0 Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da 2 Vacxin Myco Pac Viêm phổi 10; 25 1,0 Tiêm dưới da

3 Vacxin dịch tả Dịch tả lợn 21; 45 2,0 Tiêm dưới da

4 Vacxin tụ dấu Tụ huyết trùng và

đóng dấu lợn 45; 60 3,0 Tiêm dưới da

5 Vacxin phó

thương hàn Phó thương hàn lợn 18; 25 1,0 Tiêm dưới da

6 Vacxin LMLM Lở mồm long móng 60 2,0 Tiêm dưới da

- Quy trình tiêm phòng cho lợn hậu bị:

Tiêm vacxin dịch tả lợn: cho lợn 6,5 - 7,0 tháng tuổi. Tiêm vacxin Tụ - Dấu lợn: cho lợn 6,5 - 7,0 tháng tuổi. Tiêm Farrowsure: 6 tuần trước khi phối giống.

- Tiêm phòng cho lợn nái chửa: Tiêm vacxin phòng tiêu chảy Litter Guard cho lợn con qua việc tiêm phòng cho lợn mẹ trước khi đẻ 15 ngày. Liều tiêm 2ml/con.

- Với lợn nái tơ: Tiêm lúc 5 tuần và 2 tuần trước khi đẻ.

- Với nái rạ: Tiêm vacxin phòng tiêu chảy Litter Guard cho lợn con qua việc tiêm phòng cho lợn mẹ trước khi đẻ 15 ngày, liều tiêm 2ml/con.

- Tiêm phòng cho lợn nái nuôi con:

Sau đẻ 12 - 14 ngày: Tiêm phòng vacxin Dịch tả lợn (vacxin Pestifa), với liều 2ml/con. Tiêm phòng vacxin Tụ - Dấu, với liều 3ml/con.

Sau đẻ 17 - 19 ngày: Tiêm phòng vacxin Farrowsure (phòng các bệnh lepto, đóng dấu, parvo), với liều 2ml/con. Tiêm phòng vacxin LMLM, với liều 2ml/con.

- Tiêm phòng cho lợn đực làm việc: Tiêm ADE hàng tháng, liều 5ml/con.

Tiêm vacxin dịch tả lợn, Farrowsure, Tụ - dấu vào tháng 3 và tháng 9 hàng năm.

Do sử dụng vacxin tốt có mức độ bảo hộ cao, công tác phòng bệnh chặt chẽ, nên các bệnh được tiêm phòng hầu như không xảy ra. Các bệnh như viêm phổi, tiêu chảy vẫn thường xuyên xảy ra hàng năm nhưng với tỷ lệ thấp và khả năng điều trị khỏi cao. Đạt được kết quả này là nhờ đội ngũ nhân viên đã sớm phát hiện và điều trị kịp thời.

Phần 3

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đàn lợn tại trại lợn thương phẩm Thắng Liên xã Long Hưng, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.

- Một số thuốc điều trị bệnh phân trắng ở lợn con.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

Địa điểm: Trại lợn thương phẩm Thắng Liên xã Long Hưng, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.

Thời gian nghiên cứu: 2/3/2015 - 24/5/2015.

3.3. Nội dung nghiên cứu

- Xác định tỷ lệ mặc bệnh phân trắng lợn con theo các tháng trong năm. - Xác định tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo lứa tuổi.

- Một số triệu chứng lâm sàng của bệnh phân phân trắng. - Xác định tỷ lệ lợn con chết do mắc bệnh phân trắng. - Bệnh tích đại thể của lợn con mắc bệnh phân trắng.

- Xác định hiệu lực của hai loại thuốc Enrovet và Bio-new Diarrhea Stop trong điều trị bệnh.

3.4. Vật liệu

- Lợn con theo mẹ từ 1 đến 21 ngày tuổi.

- Các thuốc sử dụng để điều trị bệnh phân trắng lợn con: Enrovet, Bio- new Diarrhea Stop, Lactopac - C, Oresol-AC.

3.5. Phƣơng pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi

3.5.1. Phương pháp theo dõi

- Bám sát cơ sở và thường xuyên theo dõi đàn lợn. - Mô tả triệu chứng và bệnh tích.

- Trực tiếp chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn con mắc bệnh.

3.5.2. Xác định một số chỉ tiêu theo dõi theo công thức

Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = Tổng số con mắc bệnh x 100 Tổng số con điều tra

Tỷ lện khỏi bệnh (%) = Tổng số con khỏi bệnh x 100 Tổng lợn con điều trị

Tỷ lệ chết (%) = Tổng số con x 100 Tổng số chết theo dõi

Thời gian điều trị khỏi trung bình: X = ∑ xini n

Trong đó: xi: Số ngày điều trị ni: Số con điều trị khỏi n: Tổng số con điều trị khỏi

Phần 4

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC

4.1. Công tá c phu ̣c vu ̣ sản xuất tại trại lợn thƣơng phẩm Thắng Liên

Trong quá trình thực tập tại trại lợn thương phẩm Thắng Liên thuộc địa phận thôn Như Phượng Thượng - xã Long Hưng - huyện Văn Giang - tỉnh Hưng Yên. Được sự giúp đỡ của kĩ thuật viên và nhân viên trại em đã có cơ hội để vận dụng kiến thức vào thực tế sản xuất và thu được những kinh nghiệm quý báu.

4.1.1. Vệ sinh phòng bệnh cho đàn lợn

Vệ sinh phòng bệnh nhằm nâng cao sức đề kháng cho đàn lợn luôn là vấn đề được đặc biệt quan tâm. Cùng với việc vệ sinh thức ăn, nước uống, vật nuôi, dụng cụ chăn nuôi, sinh sản… thì việc vệ sinh chuồng trại, cải tạo tiểu khí hậu chuồng nuôi luôn được kỹ thuật viên và đội ngũ công nhân thực hiện chặt chẽ.

Chuồng trại được thiết kế và xây dựng theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Sau mỗi lứa lợn, chuồng trại đều được tẩy uế bằng phương pháp: rắc vôi tại các hành lang các khu chuồng, rửa sạch ô nhốt lợn, để khô sau đó phun thuốc sát trùng như TRD- Lodine, Benkocid và để trống chuồng nuôi tối thiểu là 5 ngày mới đưa lợn nái chờ đẻ khác lên. Với lợn con tuyệt đối không tắm rửa để tránh lạnh và ẩm ướt, định kỳ tiêu độc ở các chuồng nuôi lợn nái, lợn đực làm việc bằng thuốc sát trùng, Trung tâm còn thường xuyên tiến hành vệ sinh môi trường xung quanh như việc dọn cỏ, phát quang bụi rậm, diệt chuột, thu dọn phân hằng ngày ở các ô chuồng.

Khi ra vào trại, tất cả mọi người đều phải được phun qua thuốc sát trùng, trước khi xuống trại phải thay bảo hộ lao động (quần, áo, ủng, mũ,

khẩu trang) chỉ sử dụng trong khu vực chăn nuôi nhằm hạn chế mang mầm bệnh từ bên ngoài vào.

Hệ thống thông thoáng đối với chăn nuôi lợn công nghiệp rất quan trọng, ngoài việc cung cấp đủ oxy cho quá trình hô hấp của lợn, nó còn giúp giải phóng khí độc do phân, nước tiểu gây ra. Chính vì vậy, Trại đã sử dụng hệ thống làm mát và chống nóng ở mỗi dãy chuồng vào mùa hè và hệ thống sưởi ấm vào mùa đông. Bên cạnh đó các dãy chuồng được sắp xếp hợp lý để đảm bảo ấm áp vào mùa đông, thoáng mát về mùa hè.

Đặc biệt vào mùa hè, thời tiết rất nóng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh sản của đàn lợn nái cũng như sự sinh trưởng và phát triển của lợn con. Do đó Trại đã lắp đặt hệ thống chống nóng gồm hệ thống quạt gió ở cuối mỗi dãy chuồng có tác dụng hút không khí có hơi nước từ hệ thống phun mưa trên mái chuồng tạo luồng khí mát, thông thoáng. Hai dãy tường chuồng được phủ một tấm lưới cách nhiệt và có tác dụng giữ ẩm. Chính vì vậy không khí trong chuồng lợn luôn mát và nhiệt độ luôn duy trì trong khoảng 28o

C - 30oC.

Trung tâm trang bị hệ thống lồng úm trong có treo một bóng đèn hồng ngoại công suất 175W hoặc lắp một tấm sưởi ở mỗi ô chuồng. Với lợn sau cai sữa cũng có một đèn sưởi hoặc tấm sưởi ở mỗi ô chuồng, đảm bảo luôn duy trì nhiệt độ thích hợp cho lợn con.

4.1.2. Kết quả theo dõi một số bệnh thường gặp tại trại lợn thương phẩm Thắng Liên Thắng Liên

Trong quá trình thực tập tại trại lợn thương phẩm Thắng Liên, em tiến hành điều tra tình hình mắc bệnh trong 3 tháng, tháng 3,4 và 5 của lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi. Kết quả điều tra tình hình mắc bệnh của lợn con sơ sinh được trình bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1: Một số bệnh thƣờng gặp trên đàn lợn con theo mẹ tại Trại lợn thƣơng phẩm Thắng Liên Tên bệnh Tháng theo dõi Tháng 3 (n = 213) Tháng 4 (n = 191) Tháng 5 (n = 186) Số con mắc (con) Tỷ lệ (%) Số con mắc (con) Tỷ lệ (%) Số con mắc (con) Tỷ lệ (%) Tiêu chảy 29 13,62 26 13,61 26 13,98 Viêm phổi 9 4,23 8 4,19 8 4,30 Các bệnh khác 3 1,40 2 1,05 3 1,61 Tổng 42 19,72 36 18,85 37 19,89

Qua bảng 4.1 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh của đàn lợn con theo mẹ có xu hướng giảm. Tỷ lệ mắc bệnh qua tháng 3, 4, 5 tương ứng là 19,72%; 18,85%; 19,89% điều đó cho thấy công tác phòng và trị bệnh tương đối tốt và hiệu quả.

Hội chứng tiêu chảy ở đàn lợn con theo mẹ qua các tháng: tháng 3 là 29/213 chiếm tỷ lệ 13,62%, tháng 4 là 26/191 chiếm 13,61%, tháng 5 là 26/186 chiếm 13,98%.

Nguyên nhân gây ra tiêu chảy ở lợn con ngoài nguyên nhân nhiễm khuẩn, ký sinh trùng, nội khoa còn phụ thuộc vào phương thức chăn nuôi, chế độ dinh dưỡng, quy trình khai thác và sử dụng, thời tiết khí hậu và vệ sinh chuồng trại. Do đó ở những trại mà các điều kiện trên ở mức thấp thì tỷ lệ tiêu chảy cũng sẽ cao. Hiệu quả điều trị bệnh cao hay thấp còn phụ thuộc vào sự can thiệp đúng và kịp thời của người chăn nuôi.

Bệnh viêm phổi có tỷ lệ thấp hơn nhiều so với bệnh tiêu chảy. Tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi trong 3 tháng thực tập không có nhiều biến động, tháng 3

là 3 con chiếm tỷ lệ 4,23%; tháng 4 là 8 con chiếm 4,19%; tháng 5 là 8 con chiếm 4,30%. Bệnh viêm phổi thường gặp ở hầu hết mọi giai nhưng tại trại Thắng Liên lợn hậu bị, lợn nái, ở lợn con theo mẹ có tỷ lệ mắc thấp. Trại có tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi ở lợn con theo mẹ thấp là do chế độ chăm sóc và vệ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH LỢN CON MẮC BỆNH PHÂN TRẮNG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ TẠI TRẠI LỢN THƯƠNG PHẨM XÃ LONG HƯNG HUYỆN VĂN GIANG TỈNH HƯNG YÊN (Trang 30 -30 )

×