Bảng 4.7. Triệu chứng bệnh phân trắng lợn con
Số lợn con theo dõi (con) Số lợn con có biểu hiện lâm sàng (con)
Biểu hiện lâm sàng
Những biểu hiện chủ yếu Số lợn (con)
Tỷ lệ (%)
647 146
- Phân lỏng, màu trắng sữa hoặc hơi vàng, thối, dính bê bết ở hậu môn
- Gầy ốm, lông xù - Đi lại siêu vẹo
146 113 80 100 77,39 54,79
Qua bảng 4.7. ta thấy:
Những biểu hiện lâm sàng của lợn con bị bệnh chiếm tỷ lệ rất cao: Gầy ốm, lông xù chiếm tỷ lệ 77,39%; đi lại siêu vẹo chiếm tỷ lệ 54,79%; phân lỏng, màu trắng sữa hoặc hơi vàng, thối, dính bê bết ở hậu môn chiếm tỷ lệ 100%. Như vậy, để phát hiện lợn con bị bệnh, người chăn nuôi có thể căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng nói trên, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời và hiệu quả, tránh để lợn mắc bệnh kéo dài, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của lợn con.
4.2.5. Điều trị bệnh phân trắng cho lợn con
Kết quả nghiên cứu về tác dụng điều trị bệnh phân trắng lợn con bằng thuốc Amoxicilin và Baytril 0,5% được thể hiện qua bảng 4.8:
Bảng 4.8. Kết quả điều trị bệnh phân trắng lợn con bằng Amoxicilin và Baytril 0,5%
STT Chỉ tiêu theo dõi ĐVT Kết quả
Lô 1 Lô 2
1 Số lợn con theo dõi Con 647
2 Số lợn con mắc bệnh Con 146
3 Số lợn mắc bệnh lần 1 Con 73 73
4 Thời gian khỏi lần 1 Ngày 2,18 ± 0,2 2,22 ± 0,2
5 Số lợn mắc bệnh lần 2 Con 24 17
6 Tỷ lệ mắc lần 2 % 32,88 23,28
7 Thời gian khỏi lần 2 Ngày 1,68 ± 0,2 1,75 ± 0,3
8 Số lợn khỏi sau 2 lần điều trị Con 73 73
9 Tỷ lệ khỏi sau 2 lần điều trị % 100 100
Ghi chú: Lô 1 điều trị bằng thuốc Amoxicilin; lô 2 điều trị bằng thuốc Baytril 0,5%.
Qua bảng 4.8. ta thấy:
Ở lô 1 sử dụng Amoxicilin để điều trị. Thời gian điều trị khỏi lần 1 là 2,18 ngày. Sau khi điều trị khỏi, số lợn tái nhiễm lần 2 ở lô 1 là 24 con, tỷ lệ mắc lần 2 là 32,88%. Tỷ lệ khỏi bệnh ở lô 1 là 100%.
Ở lô 2 sử dụng Baytril 0,5%. Số ngày điều trị lần 1 khỏi là 2,22 ngày. Tỷ lệ mắc lần 17 là 23,28%. Tỷ lệ khỏi bệnh đạt 100%.
Như vậy, thuốc Amoxicilin và Baytril 0,5% đều có tác dụng điều trị bệnh phân trắng lợn con đạt hiệu lực cao.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
Qua 3 tháng theo dõi phát hiện và điều trị bệnh phân trắng lợn con tại huyện Na Hang, tôi rút ra một số kết luận sau:
- Số lượng lợn theo dõi và điều trị còn ít nên kết quả nghiên cứu mới chỉ mang tính chất cục bộ.
- Lợn nuôi tại huyện có tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con khá cao. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh theo các tháng có sự biến động. Tháng 5 tỷ lệ mắc bệnh phân trắng ở lợn con là thấp nhất (tỷ lệ đàn mắc là 35,29%, tỷ lệ lợn con mắc bệnh là 16,84%). Tháng 4 có tỷ lệ mắc cao nhất (tỷ lệ đàn mắc là 54,55%, tỷ lệ lợn con mắc bệnh là 28,98%). Không có lợn bị chết trong 3 tháng theo dõi.
- Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng theo lứa tuổi: Tỷ lệ mắc bệnh nhiều nhất là giai đoạn 8 - 14 ngày tuổi (tỷ lệ đàn mắc bệnh là 18,97%, tỷ lệ lợn con mắc bệnh là 10,05%). Giai đoạn 15 - 21 ngày tuổi, tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng thấp nhất (tỷ lệ đàn mắc bệnh là 10,34%, tỷ lệ lợn con mắc bệnh là 5,72%).
- Lợn con mắc bệnh phân trắng có triệu chứng: Phân lỏng, màu trắng sữa hoặc hơi vàng, thối, đi lại siêu vẹo, lông xù, gầy.
- Sử dụng Amoxicilin và Baytril 0,5% chữa bệnh phân trắng cho lợn con cho hiệu quả khỏi bệnh 100%.
5.2. Đề nghị
- Các nông hộ tại huyện Na Hang cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn con để giảm tỷ lệ lợn con mắc các bệnh phân trắng nói riêng và bệnh tật nói chung.
- Hàng ngày chuồng trại cần phải vệ sinh sạch sẽ, tránh ô nhiễm môi trường, chuồng trại cần phải tiêu độc định kỳ.
- Cần phát hiện sớm lợn con bị bệnh phân trắng để điều trị kịp thời, hạn chế tác hại do bệnh gây ra.
- Trên cơ sở các kết quả theo dõi tỷ lệ, điều trị bệnh phân trắng ở đàn lợn con thì cần được tiếp tục nghiên cứu thêm với phạm vi rộng hơn để có kết luận chính xác và khách quan.
- Đề nghị Nhà trường và Khoa Chăn nuôi - Thú y cử các sinh viên về huyện để nghiên cứu đề tài này ở mức độ sâu hơn với quy mô lớn hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt
1. Đặng Xuân Bình (2000), Xác định vai trò của vi khuẩn Escherichia coli và
Clostridium perfringens đối với bệnh ỉa chảy ở lợn con giai đoạn 1 - 35 ngày tuổi, bước đầu nghiên cứu và chế tạo một số sinh phẩm phòng bệnh, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông Nghiệp. Viện Khoa học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
2. Đặng Xuân Bình (2005), Vi khuẩn Escherichia coli và Clostridium perfringens trong bệnh tiêu chảy ở lợn con theo mẹ, chế tạo sinh phẩm phòng trị, Luận án Tiến sĩ Nông Nghiệp, Viện KHKT Nông Nghiệp
Việt Nam.
3. Cù Xuân Dần (1996), “Một số đặc điểm sinh lý của lợn con và lợn con phân trắng”, Tạp chí KHKT Nông Nghiệp.
4. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ (1996), Bệnh đường tiêu hóa ở lợn, Nxb Nông Nghiệp.
5. Phạm Khắc Hiếu, Bùi Thị Tho (1996), “Kết quả điều tra tính kháng thuốc của E. coli phân lập từ lợn con bị bệnh phân trắng tại các tỉnh phía Bắc trong 20 năm qua”, Tạp chí KHKT tập III số 4.
6. Trương Quang Lăng (2000), Hướng dẫn điều trị các bệnh ở lợn, Nxb Đà
Nẵng.
7. Lê Văn Năm, Trần Văn Bình, Nguyễn Thị Hương (1998), Hướng dẫn phòng trị bệnh lợn cao sản, Nxb Nông Nghiệp.
8. Sử An Ninh (1993), “Kết quả bước đầu tìm hiểu nhiệt độ, độ ẩm thích hợp trong phòng trị bệnh lợn con phân trắng”, Kết quả nghiên cứu khoa học, Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại Học Nông Nghiệp I Hà Nội (1991 - 1993), Nxb Nông Nghiệp Hà Nội.
9. Nguyễn Thị Nội, Nguyễn Ngọc Nhiên, Cù Hữu Phú, Nguyễn Thị Sở (1989), “Kết quả điều tra tình hình nhiễm vi khuẩn đường ruột tại một số cơ sở chăn nuôi lợn”, Kết quả nghiên cứu KHKT Thú y 1985 - 1989,
Phần II, Bệnh vi khuẩn, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
10. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),
Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
11. Lê Văn Tạo, Khương Bích Ngọc, Nguyễn Thị Vui, Đoàn Băng Tâm (2006), “Nghiên cứu chế tạo vắc xin E. coli uống phòng bệnh cho lợn con phân trắng”, Tạp chí Khoa học Nông Nghiệp và CNTP (9).
12.Phan Đình Thắm (1995), Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng cho bậc Cao
học), Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
13. Trịnh Văn Thịnh (1985), Bệnh ở lợn Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ
thuật.
14. Nguyễn Văn Vượng (1963), Sử dụng một số nguyên tố vi lượng trong việc
chữa bệnh phân trắng lợn con, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
II. Tài liệu tiếng Anh
15. Bestching. H.U. et al (1992), Escherichia coli infection diseases of swine, IOWA State University press/AMES, IOWA, 7th Edition.
Axovach và Libiro, (1984). Histamin với Colibacteria.
17. Erwin M. Kohrler (1996),” Epithelial cell invasion and adherence of K88, K99, F41 and 987P position Escherichia coli to intestinal villi of 4 to 5 week old pigs”, Vet. Microbiol, p. 7-18.
18. Glawsching E. Bacher H (1992), ‘‘The Efficacy of Costat on E.coli infectedweaning pigs’’. 12th
IPVS congress, August 17-22, 182.
19. Jones (1976), Role of the K88 antigen in the pathogenic of neonatal diarrhea caused by Eschrichia coli in piglets, Infection and Immunity 6, p.918 – 927.
20. Laval A (1997), ‘‘Incidence des Enterites pore’’, Báo cáo tại: “Hội thảo thú y về bệnh lợn” do Cục thú y tại Hà Nội ngày 14/11/1997.
21. Pensaert MB de Bouck P.A (1978), “New coronavirus – like particleassociatedwith diarrhea in swine”, Arch. Virol, p 58; p 243-247.