Những hiểu biết về thuốc Amoxicilin và thuốc Baytril 0,5%

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh phân trắng ở lợn con theo mẹ và sử dụng thuốc điều trị tại huyện na hang – tỉnh tuyên quang (Trang 29)

* Thuốc Amoxicilin

- Thành phần: Trong 1 ml chứa Amoxicillin Trihydrate, Gentamycin Sulphate, Tá dược vừa đủ.

- Công dụng: Điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, đường sinh dục, đường tiết niệu, đường tiêu hóa như: Viêm phổi, tụ huyết trùng, viêm vú, viêm tử cung, viêm thận, viêm ruột - tiêu chảy, phù đầu do E. coli, thương

hàn, nhiễm trùng vết thương, viêm da có mủ. - Cách dùng: Thuốc dùng tiêm bắp

- Liều lượng: Tiêm 1 ml/10 kg thể trọng/ ngày Dùng liên tục trong 2 - 3 ngày

* Thuốc baytryl 0,5%

- Thành phần: Trong 1 ml chứa 5 mg Enrofloxacin.

- Công dụng: Với phổ kháng khuẩn rộng, Baytril được dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa, da và khớp như thương hàn, E.

coli, viêm phổi, viêm da, khớp và các nhiễm trùng kế phát trên lợn con.

- Cách dùng: Cho uống trực tiếp, bơm vào miệng lợn con. - Liều lượng: 1 ml/2 kg thể trọng/ngày, trong 2 - 3 ngày.

2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc

2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước về bệnh phân trắng lợn con. Theo Đặng Xuân Bình (2005) [2]: Đã nghiên cứu

sản xuất kháng thể qua lòng đỏ trứng gà để phòng trị tiêu chảy do E. coli gây ra ở lợn con.

Trương Quang Lăng (2000) [6] cho biết: Bệnh phân trắng lợn con là hội chứng lâm sàng phức tạp, đặc điểm là viêm dạ dày ruột, ỉa chảy phân trắng và gầy sút rất nhanh. Ở nước ta lợn con mắc bệnh phân trắng rất phổ biến, trong các cơ sở chăn nuôi tỉ lệ mắc bệnh từ 25 - 100%.

Nguyễn Văn Vượng (1963) [14] cho biết: Đã dùng các nguyên tố vi lượng như sunfat sắt hoặc phối hợp sunfat sắt và sunfat đồng có tác dụng chữa bệnh và tăng trọng cho đàn lợn con.

Theo Lê Văn Năm và cs (1998) [7]: Bệnh phân trắng lợn con chủ yếu do trực khuẩn E. coli gây ra. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: Chuồng trại bẩn, ít sữa đầu, chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái chửa không đúng kỹ thuật.

Phạm Khắc Hiếu và cs (1996) [5]: Đã nghiên cứu tình hình kháng thuốc của vi khuẩn E. coli phân lập từ lợn con ỉa chảy phân trắng và kiểm tra một số yếu tố ảnh hưởng đến tính mẫn cảm, kháng thuốc của E. coli phân lập từ lợn con ỉa chảy phân trắng.

Đặng Xuân Bình (2000) [1] đã xác định vai trò của vi khuẩn E. coli và

Clostridium perfringens trong bệnh phân trắng lợn con giai đoạn 1 - 35 ngày

tuổi, bước đầu nghiên cứu và chế tạo một số sinh phẩm phòng bệnh.

Bệnh phân trắng lợn con là bệnh phổ biến khắp thế giới, gây tổn hại lớn cho ngành chăn nuôi. Trên thế giới đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu, tìm hiểu về bệnh.

Một số tác giả cho biết: Các chủng E. coli có xu hướng kháng mạnh với các loại kháng sinh thông thường vẫn dùng điều trị như: Streptomycin, tetracyclin… Do đó khi dùng các loại kháng sinh này điều trị không cho hiệu quả cao.

Theo nhiều tác giả, nhóm kháng sinh Neomycin có tác dụng điều trị tốt, cho uống với liều từ 10 - 20 UI/kgTT trong vòng 3 ngày. Các kháng sinh khác

như: Oxitetracyclin, Dibiomycin liều 5000 - 10000 UI/kgTT, dùng phối hợp

với Sulfamid cũng cho hiệu quả điều trị tốt.

2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Bệnh lợn con phân trắng là hội chứng nhiễm khuẩn đường ruột ở giai đoạn bú sữa. Bệnh xảy ra ở các nước trên thế giới, bệnh thường phát và nhiễm nặng ở các khu đông dân cư, nơi môi trường bị ô nhiễm, thiếu nước sạch, ở các tỉnh miền núi dân trí còn lạc hậu.

Glawisching E. Bacher H (1992) [17]: Nguyên nhân gây bệnh phân trắng lợn con chủ yếu là do vệ sinh chuồng trại kém, thức ăn thiếu dinh dưỡng, chăm sóc quản lý không tốt.

Laval A (1997) [19] cho biết: Do lợn con trước 1 tháng tuổi hoàn toàn không có HCl tự do nên tác dụng diệt khuẩn của dạ dày chưa cao và khả năng tiêu hóa của dạ dày, ruột ở mức thấp. Đây là 1 nguyên nhân rất quan trọng để quyết định sự hình thành bệnh.

Pensaert MB, de Bouck P.A (1978) [20]: Nguyên nhân chủ yếu là do stress lạnh ẩm. Khi các tác nhân stress tác động vào cơ thể dễ gây ra cơ chế bệnh lý làm mất thăng bằng, giảm khả năng thích nghi của cơ thể với điều kiện ngoại cảnh, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát sinh.

Nhiều nhà khoa học cho rằng nguyên nhân có vai trò chủ yếu của trực khuẩn Escherichia coli (E. coli) thuộc các nhóm Enterotoxigenic E. coli (ETEC). Erwin M.Kohrler và cs (1996) [16]: Thành phần protein huyết thanh ở lợn 2 - 3 tuần tuổi và 7 tuần tuổi là khác nhau. Lợn con 7 tuần tuổi đã ăn thức ăn thực vật nên thành phần protein tăng hơn so với lợn 2 - 3 tuần tuổi. Lợn con bị tiêu chảy do các loại vi khuẩn thường được gọi là rối loạn đường ruột.

Theo Jones (1976) [18]: Khả năng bám dính của vi khuẩn là yếu tố vô cùng quan trọng để thực hiện bước đầu của quá trình gây bệnh. Trong quá trình liên kết đòi hỏi vi khuẩn phải có khả năng di động.

PHẦN 3

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: Bệnh phân trắng ở lợn con theo mẹ

- Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn huyện Na Hang – tỉnh Tuyên Quang

3.2. Địa điểm, thời gian tiến hành

- Địa điểm nghiên cứu: Huyện Na Hang – tỉnh Tuyên Quang - Thời gian: Từ ngày 02/03/2015 đến ngày 24/05/2015

3.3 Nội dung nghiên cứu

3.3.1. Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con tại huyện Na Hang – tỉnh Tuyên Quang Tuyên Quang

- Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo các tháng. - Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo tuần tuổi. - Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo tính biệt. - Triệu chứng lâm sàng của lợn con bị bệnh.

3.3.2. Điều trị bệnh phân trắng cho lợn con

Điều trị bằng thuốc: Amoxicilin và Baytril 0,5%.

3.4. Phƣơng pháp tiến hành

3.4.1. Phương pháp điều tra

- Điều tra trực tiếp tình hình mắc bệnh tại các nông hộ trên địa bàn thực tập. - Điều tra gián tiếp: Thống kê đàn lợn con mắc bệnh bằng cách lập sổ nhật ký.

- Xác định lợn con mắc bệnh qua kiểm tra lâm sàng.

3.4.2. Các công thức tính toán số liệu:

- Tỷ ệ khỏi bệnh lần 1(%) = Số con khỏi bệnh lần 1 100 Số con điều trị lần 1

-Thời gian điều trị lần 1 (ngày) = Thời gian điều trị từng con lần 1 Số con điều trị lần 1 - Tỷ lệ tái phát (%) = Số con tái phát 100

Số con điều trị khỏi lần 1

-Tỷ lệ khỏi bệnh lần 2 (%) = Số con khỏi bệnh lần 2 x 100 Số con điều trị lần 2

- Thời gian điều trị lần 2 (ngày) = Thời gian điều trị từng con lần 2 Số con điều trị lần 2

- Tỷ lệ chết (%) = Số con mắc bệnh chết 100 Số con mắc bệnh

- Tỷ lệ khỏi (%) = Số con khỏi bệnh ở 2 lần điều trị 100 Số con điều trị

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học trong chăn nuôi và toán học trên phần mềm Excell.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Kết quả phục vụ sản xuất tại cơ sở

4.1.1. Kết quả công tác tiêm phòng cho đàn vật nuôi trên địa bàn huyện

Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, trong chăn nuôi ngoài việc nuôi dưỡng, vệ sinh tốt thì công tác phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm là yếu tố quan trọng hàng đầu, là biện pháp tích cực và bắt buộc.

Tiêm vắc xin giúp cho cơ thể gia súc, gia cầm có khả năng miễn dịch chủ động chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus. Đồng thời việc tiêm phòng vắc xin phải được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định, đúng lịch nhằm hạn chế dịch bệnh xảy ra, giảm thiệt hại đáng kể về kinh tế cho người chăn nuôi, chính vì vậy, các cơ quan quản lí nhà nước về thú y xác định đây là việc làm cần thiết, nên hàng năm đã tiến hành tốt về tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện.

Mặt khác, công tác tiêm phòng đã được nhân dân hưởng ứng nhiệt tình, số lượng vật nuôi tiêm phòng đạt cao hơn so với những năm trước.

4.1.2. Công tác tuyên truyền, chăm sóc và nuôi dưỡng đàn lợn trong nông hộ

Công tác chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn là một khâu quan trọng quyết định hiệu quả chăn nuôi, nó bao gồm nhiều yếu tố như: Thức ăn, nước uống, chuồng trại, vệ sinh phòng bệnh... Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này, trong suốt thời gian thực tập, tôi đã cùng các cán bộ thú y tại địa phương thường xuyên hướng dẫn cho các chủ hộ chăn nuôi biết cách chăm sóc và nuôi dưỡng đàn lợn hợp lý với từng giai đoạn phát triển của chúng, hướng dẫn làm công tác vệ sinh thú y và một số công tác có liên quan khác.

Ngoài ra tôi còn tham gia công tác nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn lợn nái nuôi theo phương thức công nghiệp, để trau dồi thêm tay nghề của bản thân. Kết quả được thể hiện cụ thể như sau:

* Công tác vệ sinh trong chăn nuôi

Vệ sinh trong chăn nuôi đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với người chăn nuôi, việc hiểu rõ tác động của các nhân tố ngoại cảnh như khí hậu, nhu cầu về thức ăn, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, việc khai thác sử dụng... sẽ giúp vật nuôi khỏe mạnh, có sức chống đỡ với dịch bệnh, là điều kiện cơ bản để từng bước nâng cao chất lượng con giống và sức sinh sản của gia súc. Trong suốt quá trình thực tập, tôi cùng với các cán bộ thú y đã tuyên truyền, vận động đến các nông hộ thực hiện một số công việc sau:

+ Định kỳ phun thuốc sát trùng, tẩy uế chuồng trại.

+ Hàng ngày vệ sinh nền chuồng, máng ăn cho lợn, đảm bảo luôn sạch sẽ. + Dọn vệ sinh khu vực xung quanh chuồng nuôi, khơi thông cống rãnh, phát cỏ, diệt mầm bệnh...

* Công tác chăm sóc nuôi dưỡng

- Nuôi dưỡng lợn nái có chửa:

Chăn nuôi lợn nái có chửa đóng vai trò quan trọng trong dây chuyền sản xuất lợn con giống. Mục đích và yêu cầu của kỹ thuật chăn nuôi lợn nái chửa nhằm đảm bảo cho thai phát triển bình thường, không bị sảy thai hoặc đẻ non, đẻ nhiều con/lứa, lợn con có sức sống cao, khối lượng sơ sinh cao.

Khi xác định lượng thức ăn cho lợn nái chửa, các nông hộ cần chú ý tới các yếu tố sau:

+ Giống và khối lượng lợn nái. + Giai đoạn chửa của lợn.

+ Thể trạng lợn nái, béo hay gầy, tình trạng sức khỏe. - Chăm sóc lợn nái nuôi con:

Mục đích của việc chăm sóc lợn nái nuôi con là áp dụng các biện pháp khoa học để tăng lượng sữa của lợn mẹ, đảm bảo cho lợn mẹ có sức khỏe tốt. Lợn con sinh trưởng phát dục nhanh, đạt số con sau cai sữa và khối lượng cai

sữa cao. Thức ăn cho lợn nái nuôi con phải có ảnh hưởng tốt đến chất lượng và sản lượng sữa.

Bảng 4.1. Mức ăn của lợn nái nuôi con

Ngày sau khi sinh Số lƣợng (kg/con/ngày)

Ngày đẻ 0,5 Ngày thứ nhất 1,0 Ngày thứ hai 2,0 Ngày thứ ba 3,0 Ngày thứ 4 - thứ 7 4,0 Ngày thứ 8 trở đi 5,5

Ngày cai sữa Nhịn ăn, hạn chế uống nước

Chuồng trại phải thông thoáng, sạch sẽ, không có mùi hôi thối, ẩm ướt. - Chăn nuôi lợn con:

Mục đích của việc chăn nuôi lợn con là áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để lợn con đạt khối lượng cai sữa cao khi nuôi thịt, lợn sinh trưởng phát triển nhanh, đồng thời là cơ sở để tạo giống tốt và giúp chúng ta nâng cao sức sống của đàn con.

Khi sinh ra lợn con chịu sự tác động của ngoại cảnh rất lớn, vì vậy cần tạo điều kiện tốt nhất cho lợn con để tránh các yếu tố gây stress và tỷ lệ chết lúc sơ sinh. Chuồng lợn đẻ phải ấm áp, sạch sẽ, khô ráo, không có gió lùa nhưng phải thông thoáng. Lợn sau khi sinh phải được lau khô sạch sẽ và cho bú ngay, như vậy sữa đầu. Đến ngày thứ 3 bổ sung Fe cho lợn con bằng cách tiêm Dextran - Fe, tiêm bắp với liều lượng 200 mg/con.

Từ ngày thứ 7 có thể cho lợn con tập ăn vì có những tác dụng sau: + Đảm bảo lợn con sinh trưởng phát dục bình thường.

+ Thúc đẩy bộ máy tiêu hóa phát triển nhanh và sớm hoàn thiện. + Giảm tỷ lệ hao hụt của lợn nái.

+ Nâng cao khối lượng cai sữa lợn con.

+ Giúp cho lợn con làm quen với thức ăn, tạo điều kiện cho việc cai sữa dễ dàng hơn.

+ Hạn chế tình trạng nhiễm ký sinh trùng.

Từ 21 ngày tuổi có thể cai sữa cho lợn con, giúp cho lợn con: + Tăng số lượng lợn con mỗi năm của 1 nái lợn.

+ Tăng khối lượng cơ thể của lợn con sau khi được 8 tuần tuổi.

*Công tác phòng bệnh

Muốn đàn lợn phát triển tốt, ngoài giống, thức ăn, chăm sóc quản lý cần chú ý đến công tác tiêm phòng và vệ sinh thú y. Trong thời gian thực tập tại cơ sở, cùng với cán bộ thú y địa phương, chúng tôi đã tiến hành tiêm vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm cho lợn.

Trong quá trình tiêm phòng, chúng tôi đã giải thích cho các chủ hộ về tác hại của các bệnh truyền nhiễm, tác dụng của việc tiêm phòng cho vật nuôi, vận động các chủ hộ nên tiêm phòng đầy đủ cho đàn vật nuôi để tránh những thiệt hại không đáng có trong chăn nuôi.

Công tác phòng bệnh gồm 2 khâu: Vệ sinh phòng bệnh và phòng bệnh bằng vắc xin:

+ Vệ sinh phòng bệnh: Chủ yếu là vệ sinh chuồng trại và môi trường xung quanh, quét vôi khử trùng, phun thuốc sát trùng.

+ Phòng bệnh bằng vắc xin: Đây là phương pháp phòng bệnh quan trọng nhằm tạo miễn dịch chủ động cho gia súc chống lại mầm bệnh.

Quy trình phòng bệnh đực giống: Đực giống là tài sản có giá trị, có mức độ ảnh hưởng lớn đến việc sinh sản của đàn lợn cũng như sức khỏe của đàn nái. Vì vậy phải thực hiện nghiêm túc công tác phòng bệnh bằng vắc xin. Cần tiêm phòng định kỳ 2 lần/năm đối với các bệnh: Dịch tả lợn, tụ dấu, lép tô, giả dại, tụ huyết trùng.

Bảng 4.2. Quy trình phòng bệnh lợn nái mang thai

Thời gian Công việc

6 tuần trước đẻ - Tiêm vắc xin E. coli 5 tuần trước đẻ - Tiêm vắc xin dịch tả 4 tuần trước đẻ - Tiêm vắc xin giả dại 2 - 3 tuần trước đẻ - Tiêm vắc xin E. coli

10 ngày trước đẻ - Trị nội và ngoại ký sinh trùng - Tắm rửa, sát trùng

* Điều trị bệnh

Để kịp thời dập tắt những ổ dịch nhỏ, lẻ tẻ, tránh lây lan sang các vùng lân cận, tôi cùng với cán bộ thú y cơ sở tiến hành theo dõi đàn lợn tại các vùng chuyên trách, nhằm phát hiện lợn ốm để điều trị kịp thời, làm giảm rủi ro trong chăn nuôi.

Trong quá trình thực tập, công tác điều trị bệnh cho gia súc đã giúp tôi củng cố lại kiến thức và nâng cao tay nghề. Kết quả thu được trong quá trình điều trị như sau:

+ Bệnh tụ huyết trùng ở lợn

- Nguyên nhân: Bệnh do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra. Là vi

khuẩn Gr (-), khá bền vững trong tự nhiên. Thời gian nung bệnh từ 6 - 48 giờ.

- Triệu chứng: Bệnh có thể thấy ở 3 thể: Cấp tính, á cấp tính và mãn tính

Thể cấp tính: Lợn sốt cao 41 - 43°C, nằm lỳ một chỗ và bỏ ăn. Da đỏ rực thành từng mảnh lớn. Lợn thở hổn hển, thở thể bụng rất khó khăn, đôi lúc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh phân trắng ở lợn con theo mẹ và sử dụng thuốc điều trị tại huyện na hang – tỉnh tuyên quang (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)