Một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của lợn nái sau điều trị

Một phần của tài liệu Xác định tình hình mắc bệnh viêm tử cung, bệnh sát nhau trên đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn ông dưỡng, xã quế nham, huyện tân yên, tỉnh bắc giang và thử nghiệm một số phác đồ điều trị (Trang 51)

Theo dõi các chỉ tiêu sinh lý sinh sản của lợn nái có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả điều trị, giúp người chăn nuôi có kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng những nái khỏi bệnh để lợn mau hồi phục sớm quay lại sản xuất và loại thải những nái không khỏi, hoặc khỏi nhưng mất khả năng sinh sản.

Bảng 4.9. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của lợn nái sau điều trị Tên bệnh Thể mắc Số nái khỏi bệnh (con) Số nái động dục trở lại Số nái phối đạt lần 1 Số nái phối đạt lần 2 + 3 n % n % n % Viêm tử cung Thể nhẹ (+) 16 16 100 14 87,5 2 12,5 Thể vừa (++) 9 8 88,9 5 62,5 3 37,5 Thể nặng (+++) 5 3 60,0 1 33,3 2 40,0 Sát nhau Thể hoàn toàn 1 1 100 1 100 0 0 Thể không hoàn toàn 2 2 100 2 100 0 0 Thể từng phần 5 5 100 4 80 1 20 Qua bảng 4.9 cho thấy: Theo dõi 38 nái khỏi bệnh sau khi điều trị thì tỷ lệ động dục trở lại lại là 35/38 chiếm 92,1%. Số nái phối đạt lần 1 là 27/38 chiếm tỷ lệ 71,05%. Số nái phối đạt lần 2 + 3 là 8/38 chiếm 21.05%.

Theo dõi 16 lợn nái mắc bệnh ở thể nhẹ số nái động dục trở lại là 100%, tỷ lệ phối đạt lần 1 rất cao 87,5% .

Cũng qua bảng trên cho thấy lợn nái mắc bệnh viêm tử cung ở thể trung bình, đặc biệt ở thể nặng mặc dù đã khỏi bệnh nhưng tỷ lệ động dục trở lại không cao, một số nái không động dục trở lại phải loại thải. Ngay cả những nái động dục lại nhưng khi đem phối giống tỷ lệ thụ thai cũng không cao.

Theo dõi 8 nái mắc bệnh sát nhau thì tỷ lệ động dục trở lại là 100%. Qua đó khẳng định việc phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời, sử dụng thuốc thích hợp cho kết quả điều trị tốt.

PHẦN 5

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Sau thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp từ tháng 07/2014 đến tháng 11/2014 tại Trại lợn ông Giáp Văn Dưỡng xã Quế Nham, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang trên đối tượng là đàn lợn nái sinh sản tại trại tôi thu được kết quả như sau:

- Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung, sát nhau trên đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại khá cao 32,3%, trong đó tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung là 80,95% và tỷ lệ mắc bệnh sát nhau là 19,04%, nái kiểm định có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất chiếm 43,75%, nái cơ bản hạt nhân có tỷ mắc bệnh thấp nhất 17,58%.

- Tuổi sinh sản càng cao và lợn đẻ càng nhiều lứa thì tỷ lệ mắc bệnh càng cao, lợn sinh sản từ lứa 1 – 2 và từ lứa thứ 6 trở đi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất lần lượt là 48,57% và 40,62%.

- Tỷ lệ lợn mắc bệnh cao nhất vào tháng 7 chiếm 57,5% và thấp nhất vào tháng 11 là 15,0%.

- Lợn ở các giống, dòng khác nhau, khả năng thích nghi khác nhau có tỷ lệ mắc bệnh cũng khác nhau, trong đó dòng lợn F1(Landrace x Yorkshỉe) có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất chiếm 34,28% còn hai giống Landrace và Yorkshỉre có tỷ lệ mắc bệnh tương đương nhau là 28,0 và 28,6%.

- Qua điều trị thử nghiệm bệnh viêm tử cung, sát nhau bằng 2 phác đồ tôi thấy: Dùng phác đồ 1 điều trị bệnh viêm tử cung có tỷ lệ khỏi là 94,11% và phác đồ 2 là 82,35% như vậy phác đồ 1 có hiệu quả điều trị cao hơn, còn hai phác đồ điều trị bệnh sát nhau có hiệu quả tương đương nhau nhưng phác đồ 1 có thời gian điều trị ngắn hơn lợn chóng hồi phục hơn. .

5.3. Đề nghị

Xuất phát từ thực tế sản xuất tại trại chăn nuôi ông Dưỡng, qua phân tích đánh giá bằng những hiểu biết của bản thân, tôi có một số đề nghị nhằm nâng cao hoạt động sản xuất cho trại như sau:

- Về quy trình vệ sinh thú y, trại cần làm tốt và kiểm soát nghiêm ngặt hơn nữa nhất là người và phương tiện ra vào trại.

- Trại phải có khu xử lý những con bị bệnh chết riêng để tránh làm lây lan dịch bệnh.

- Trại có thể sử dụng thuốc và liều lượng như phác đồ 1 của cả hai bệnh để điều trị bệnh viêm tử cung, sát nhau.

- Trường Đại Học Nông Lâm, khoa Chăn Nuôi Thú Y tiếp tục tạo điều kiện cho sinh viên về trại nghiên cứu đề tài này để phân lập, xác định các loại vi khuẩn gây bệnh viêm tử cung, sát nhau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu trong nước

1.Phạm Kim Anh, Nguyễn Văn Quỳnh (1991), Staphylococcus và

Streptococcus (Kỹ thuật xét nghiệm vi sinh vật học), NXB văn hoá, Hà

Nội.

2. Bộ nông nghiệp – Vụ đào tạo 1982, Giáo trình giải phẫu gia súc, NXB

Nông nghiệp Hà Nôi.

3. Lê Xuân Cương (1986), Năng suất sinh sản của lợn nái, NXB Khoa học Kỹ thuật.

4. Trần Thị Dân (2004), Sinh sản heo nái và sinh lý heo con,NXB Nông

nghiệp Thành phố HCM.

5. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Giáo trình

sinh sản gia súc,NXB Nông nghiệp Hà Nội.

6. Phạm Hữu Doanh (1995), Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái lai ngoại và ngoại

thuần chủng, Tạp chí chăn nuôi số 2.

7. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng

(2000), Bệnh ở lợn nái và lợn con, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

8. Hoàng Tích Huyền (1997), Hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh, NXB

Nông nghiệp Hà Nội.

9. Hoàng Thị Kim Huyền (2001), Dược lâm sàng và điều trị, NXB Y học, Hà Nội.

10. Nguyên Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004), Một số bệnh quan trọng ở lợn.

11. Lê Văn Năm (1997), Kinh nghiệm phòng và điều trị bệnh lợn cao sản,

NXB Nông nghiệp Hà Nội.

12. Nguyễn Hữu Ninh, Bạch Đăng Phong (2000), Bệnh sinh sản gia súc,

13. Đặng Đình Tín (1986), Giáo trình sản khoa và bệnh sản khoa thú y, NXB

Nông nghiệp Hà Nội.

14. Ngyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương (2001), Vi sinh

vật thú y, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

15. Bùi Thị Tho (1996), “ Nghiên cứu tác dụng của một số thuốc hóa học trị

liệu và phytoncid đối với E.coli phân lập từ bệnh lợn con phân trắng”,

Luận án TSNN, Hà Nội.

16. Nguyễn Xuân Tịnh, Tiết Hồng Ngân, Nguyễn Bá Mùi, Lê Mộng Loan

(1996), Giáo trình sinh lý học gia súc, nxb Nông Nghiệp Hà Nội.

17. Đặng Thanh Tùng (2006), Chi cục Thú y An Giang. “ Bệnh sinh sản heo nái”. Http:/www.vietlinh.vn/. 9/5/2006.

18. Nguyễn Quang Tuyên (2008), Giáo trình vi sinh vật thú y, NXB Nông

nghiệp Hà Nội.

II. Tài liệu nước ngoài

19. Madec.F và Neva .C (1995), “ Viêm tử cung và chức năng sinh sản của

lợn nái’’, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập 2.

20. Mekay W.M. (1975), “ The use antibiotics in animal feeds in the United Kingdom, The im pact and of legislative controls. Worlds poultry”, Sciences journal 31. 116 – 28.

21. Paul Hughes and James Tilton (1996)…, Maximissing pig production and reproduction, Campus, Hue University of Agriculture an Forestry,pp, 23 – 27.

22. Sobko.A.I và Gadenko.N.I (1978), Cẩm nang bệnh lợn, (Trần Hoàng, Phan Thanh Phượng dịch) tập 1, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

Một phần của tài liệu Xác định tình hình mắc bệnh viêm tử cung, bệnh sát nhau trên đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn ông dưỡng, xã quế nham, huyện tân yên, tỉnh bắc giang và thử nghiệm một số phác đồ điều trị (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)