Một số vi khuẩn thường gặp trong dịch tử cung

Một phần của tài liệu Xác định tình hình mắc bệnh viêm tử cung, bệnh sát nhau trên đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn ông dưỡng, xã quế nham, huyện tân yên, tỉnh bắc giang và thử nghiệm một số phác đồ điều trị (Trang 30 - 33)

Khi gia súc khoẻ, cổ tử cung luôn đóng chặt và ngăn chặn các quá trình nhiễm trùng từ bên ngoài vào cổ tử cung. Sau khi đẻ, khi bị viêm cổ tử cung thường mở. Như vậy các vi khuẩn từ phía ngoài cơ quan sinh dục sẽ xâm nhập vào bên trong tử cung lợn, lúc đó thường có mặt của các loại vi khuẩn

E.coli, Streptococcus, Staphylococcus, Salmonella. 2.1.4.1. E.coli

* Đặc tính hình thái và tính chất bắt màu:

E.coli là trực khuẩn hình gậy ngắn, kích thước 2 – 3 × 0.6µm, trong cơ

thể có hình cầu trực khuẩn, đứng riêng lẻ đôi khi xếp thành chuỗi ngắn. Có khi trong môi trường nuôi cấy thấy có những trực khuẩn dài 4 – 8 µm, những loại này thường gặp trong canh khuẩn già.

Phần lớn E.coli di động có lông ở xung quanh thân, nhưng một số không thấy di động. Vi khuẩn không sinh nha bào, có thể có giáp mô, vi khuẩn bắt màu (Gram –) (Nguyễn Như Thanh và cs, 2001) [14].

* Đặc tính nuôi cấy:

E.coli là trực khuẩn hiếu khí hay yếm khí tuỳ tiện, có thể sinh trưởng ở

nhiệt độ 5 - 40ºC, nhiệt độ thích hợp là 37ºC,

pH thích hợp 7,2 – 7,4 phát triển được từ 3,5 – 8. - Môi trường thạch thường:

Sau 24 giờ hình thành những khuẩn lạc tròn ướt, không trong suốt, màu trắng tro nhạt, hơi lồi đường kính 2 -3 mm.

Khuẩn lạc dạng S màu đỏ.

- Môi trường Brilliant green agar: Khuẩn lạc dạng S có màu vàng chanh.

2.1.4.2. Streptococcus

* Đặc tính hình thái và tính chất bắt màu:

Streptococcus có hình cầu hoặc hình bầu dục, đường kính có khi 1mm,

đôi khi có vỏ bọc. Vi khuẩn bắt màu (Gram +), không di động. Vi khuẩn đứng thành chuỗi, chiều dài của mỗi chuỗi tuỳ thuộc điều kiện của môi trường (Nguyễn Như Thanh và cs, 2001) [14].

* Đặc tính nuôi cấy:

Streptococcus là vi khuẩn hiếu khí hay yếm khí tuỳ tiện, thích hợp ở môi

trường có nhiệt độ 37ºC và pH = 7,2 – 7,6. - Môi trường nước thịt:

Vi khuẩn hình thành hạt hoặc những sợi bông, rồi lắng xuống đáy ống, vì vậy sau 24 giờ nuôi cấy môi trường trong đáy ống có cặn.

- Môi trường thạch thường:

Vi khuẩn hình thành những khuẩn lạc dạng S, khuẩn lạc nhỏ tròn, lồi, bóng, màu hơi xám. Khi làm tiêu bản liên cầu không xếp thành chuỗi dài mà thành chuỗi ngắn.

- Môi trường thạch máu:

Khuẩn lạc có đường kính khoảng 1mm, gây dung huyết. Trên môi trường này đặc điểm dung huyết khác nhau giữa các loại Streptococcus phụ thuộc vào loại peton sử dụng trong môi trường cơ bản.

2.1.4.3. Staphylococcus

* Đặc tính hình thái và tính chất bắt màu:

Staphylococcus là cầu khuẩn, bắt màu (Gram +), đường kính 0,7 –

1µm, không di động, không sinh nha bào, không có lông và thường không có vỏ bọc.

* Đặc tính nuôi cấy:

Sống hiếu khí hoặc kị khí tuỳ tiện, nhiệt độ thích hợp 32 – 37ºC, pH thích hợp 7,2 – 7,6 (Nguyễn Như Thanh và cs, 2001) [14]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Môi trường nước thịt:

Sau khi cấy 24 giờ, vi khuẩn hình thành khuẩn lạc tương đối to dạng S, mặt khuẩn lạc hơi ướt, bờ đều nhẵn, khuẩn lạc có màu trắng hoặc vàng thẫm, (có khả năng gây bệnh cho động vật, màu vàng thẫm là do sự biến đổi màu của chất caroten. Màu vàng thẫm thấy rõ nhất trong môi trường có chứa tinh bột hoặc axit béo bay hơi) hoặc vàng chanh. Khuẩn lạc màu trắng và vàng chanh không có khả năng gây bệnh.

- Môi trường thạch máu:

Vi khuẩn mọc tốt, sau khi cấy 24h vi khuẩn hình thành những khuẩn lạc dạng S.

- Môi trường thạch Sapman:

Đây là môi trường đặc biệt dùng để nuôi cấy và phân lập tụ cầu. Khi cấy tụ cầu vào môi trường thạch Sapman, nếu là tụ cầu gây bệnh sẽ lên men đường mannit làm pH thay đổi (pH = 6,8), môi trường Sapman lúc này trở

nên vàng. Nếu là tụ cầu không gây bệnh sẽ không lên men đường mannit, môi trường có màu đỏ, pH = 8,4.

- Môi trường gelatin:

Cấy vi khuẩn theo đường cấy chích sâu, nuôi ở nhiệt độ 20ºC, sau 2 – 3 ngày gelatin bị tan chảy trông giống dạng hình phễu.

2.1.4.4. Salmonella

* Đặc tính hình thái và tính chất bắt màu:

Là loại vi khuẩn hình gậy ngắn, hai đầu tròn, kích thước 0,4 – 0,6µm không hình thành giáp mô và nha bào. Đa số các loài Salmonella đều có khả năng di động mạnh nhờ có từ 7 – 12 lông xung quanh thân. Vi khuẩn bắt màu

(Gram –), khi nhuộm vi khuẩn bắt màu toàn thân hoặc đậm ở hai đầu.

* Đặc tính nuôi cấy:

Salmonella vừa hiếu kí vừa kị khí không bắt buộc, dễ nuôi cấy, nhiệt độ thích hợp 37ºC nhưng có thể phát triển được từ 6 – 42ºC. pH thích hợp là 7,6 nhưng có thể phát triển được từ pH = 6,9.

- Môi trường nước thịt:

Cấy vài giờ đã đục nhẹ, sau 18 giờ đục đều, nuôi cấy lâu ở đáy ống nghiệm có cặn, trên môi trường có màng mỏng.

- Môi trường thạch thường:

Trên thạch thường vi khuẩn mọc thành các khuẩn lạc tròn, trong sáng hoặc xám, nhẵn bóng, hơi lồi lên ở giữa.

- Môi trường Brilliant agar: Khuẩn lạc có dạng S màu đỏ.

Một phần của tài liệu Xác định tình hình mắc bệnh viêm tử cung, bệnh sát nhau trên đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn ông dưỡng, xã quế nham, huyện tân yên, tỉnh bắc giang và thử nghiệm một số phác đồ điều trị (Trang 30 - 33)