Một số kinh nghiệm lãnh đạo công tác xây dựng Đảng của Đảng

Một phần của tài liệu luận văn công tác xây dựng đảng của đảng cộng sản việt nam (1975 1986)” (Trang 65 - 75)

Đảng Cộng sản Việt Nam (1975 - 1986)

Lịch sử xây dựng Đảng ta là lịch sử xây dựng thành công một chính đảng Mác - Lênin trong điều kiện một nước vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, nông nghiệp lạc hậu, mặc dù phải trải qua biết bao thử thách hiểm nghèo, phải chống trả đủ loại thù trong giặc ngoài, phong kiến và đế quốc, thực dân cũ và thực dân mới, nhưng vẫn không ngừng phát triển lớn mạnh và đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đó là lịch sử xây dựng và trưởng thành của một đảng đã từng lãnh đạo ba cao trào cách mạng tiến tới cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, đã lãnh đạo hai cuộc kháng chiến vĩ đại đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ, hoàn thành vẻ vang cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước. Đó là lịch sử xây dựng và trưởng thành của một đảng đã nắm chính quyền từ trên 30 năm nay, đã lãnh đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trên 20 năm và ngày nay đang lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội trên quy mô cả nước. Bài học thành công về xây dựng một đảng như vậy vô cùng phong phú, ở đây chỉ xin đề cập đến một số bài học chính.

3.2.1. Nắm chắc vai trò lãnh đạo, giữ vững bản chất giai cấp công nhân và tính tiên phong của Đảng

11. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2004, t.47, tr.708 - 710

Toàn bộ thành tựu đạt được trong hơn mười năm đầu cả nước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố, nhưng nhân tố hàng đầu, quyết định nhất là sự lãnh đạo đúng đắn và sáng tạo của Đảng ta. Với bản lĩnh chính trị vững vàng, tính kiên định cách mạng, Đảng đã tiếp tục giữ vững và phát huy truyền thống vẻ vang, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nắm bắt và tổng kết những hoạt động thực tiễn sáng tạo của quần chúng, kịp thời đề ra những chủ trương, đường lối đúng đắn, khơi dậy và phát huy được tiềm năng to lớn của nhân dân. Đảng ta cho rằng phải luôn kiên định sự lãnh đạo của Đảng, coi đây là vấn đề nguyên tắc. Bởi sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố đảm bảo sự phát triển của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Không có sự lãnh đạo của Đảng thì không thể có độc lập dân tộc thực sự, không có quyền làm chủ của nhân dân lao động và cũng không thể có nhà nước của dân, do dân và vì dân sau này và càng không thể có chủ nghĩa xã hội.

Bản chất giai cấp công nhân là vấn đề có tính nguyên tắc đối với tất cả các đảng mácxít - lêninnít. Nó càng đặc biệt quan trọng đối với Đảng ta – một đảng ra đời và trưởng thành ở một nước nông nghiệp lạc hậu, giai cấp công nhân nhỏ bé, tỷ lệ đảng viên xuất thân từ công nhân còn rất thấp. Giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân trước hết là phải kiên định lập trường quan điểm của giai cấp công nhân, tuyệt đối trung thành với lợi ích giai cấp công nhân, phấn đấu vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động. Đảng phải được tổ chức chặt chẽ và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện phê bình và tự phê bình, đoàn kết nhất trí. Đảng phải gắn bó mật thiết với nhân dân và dân tộc, lãnh đạo xây dựng và làm nòng cốt khối đại đoàn kết toàn dân. Đảng kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân...

Là người lãnh đạo, Đảng phải có trí tuệ tiên phong, thể hiện ở việc xây dựng và thực hiện thắng lợi cương lĩnh chính trị, đường lối chính trị của Đảng. Đồng thời Đảng phải luôn đổi mới tư duy, vận dụng sáng tạo lí luận, tổng kết thực tiễn.

3.2.2. Kiên trì nguyên tắc tập trung dân chủ, chăm lo xây dựng khối

đoàn kết thống nhất trong Đảng.

Chuyển sang giai đoạn cách mạng mới, hướng kiện toàn tổ chức của Đảng là gọn nhẹ, hiệu quả. Đảng khẳng định và có biện pháp kịp thời chấn chính việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, uốn nắn những lệch lạc về cả hai phía: tập trung quan liêu và dân chủ cực đoan. Hiện nay, hơn lúc nào hết càng phải bảo vệ, phát triển và làm phong phú thêm nội dung, phương thức thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, xa rời nguyên tắc là tự phá hoại sức mạnh thống nhất của Đảng. Kẻ địch đang muốn và kích động chúng ta làm điều đó. Đương nhiên, để thực hiện tốt nguyên tắc này phải nhận thức đúng mối quan hệ biện chứng giữa hai mặt tập trung và dân chủ. Dân chủ là cơ sở của tập trung, phải phát huy mạnh mẽ dân chủ trong Đảng, đồng thời dân chủ phải có lãnh đạo, dân chủ đi đối với kỉ luật, kỉ cương.

Đoàn kết là một truyền thống quý báu của Đảng ta và là nhân tố tạo nên sức mạnh vô địch của cách mạng nước ta. Thực tế ở những bước ngoặt cách mạng, những lúc khó khăn, nguy hiểm, sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, trước hết là cơ quan lãnh đạo cao nhất có ý nghĩa quyết định sự thành bại của cách mạng. Sự đoàn kết thống nhất phải được xây dựng trên cơ sở đường lối chính trị đúng đắn, tình cảm cách mạng trong sáng, kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, đồng thời thực hiện các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, thực hiện chính sách cán bộ một cách nhất quán, công bằng. Không nên đồng nhất việc trong Đảng có những ý kiến khác nhau khi thảo luận với tình trạng mất đoàn kết. Đây là một sinh hoạt bình thường và lành mạnh trong Đảng, phản ánh bước trưởng thành của Đảng. Muốn khắc phục tình trạng mất đoàn kết phải phân tích nguyên nhân và có biện pháp phù hợp. Khi phát hiện tình trạng mất đoàn kết thì phải tập trung giải quyết kịp thời.

3.2.3. Đảng phải chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất và năng lực gánh vác nhiệm vụ cách mạng

Thực tiễn hơn mười năm qua đã chứng minh sâu sắc chân lí: cán bộ đóng vai trò quyết định; công tác cán bộ là công tác đặc biệt quan trọng

nhưng cũng rất khó khăn và phức tạp. Hiện nay, hơn lúc nào hết chúng ta phải chăm lo cho công tác cán bộ. Nắm vững quan điểm giai cấp, có chính sách đoàn kết và tập hợp rộng rãi các loại cán bộ. Thực hiên trẻ hóa đội ngũ cán bộ, đảm bảo tính kế thừa và phát triển.

Trong công tác cán bộ, phải đặc biệt coi trọng và kiện toàn đội ngũ cán bộ cấp chiến lược vĩ mô và cấp cơ sở. Phải đổi mới cả quan niệm và phương pháp tiến hành công tác cán bộ theo hướng dân chủ, tập thể kết hợp với tập trung thống nhất theo một quy trình chặt chẽ.

Phải đào tạo, bồi dưỡng cán bộ toàn diện cả về phẩm chất và năng lực; cả cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lí, các nhà doanh nghiệp, các chuyên gia, trước hết là cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị. Trong tình hình hiện nay, phải coi trọng cả đức và tài. Mọi cán bộ phải thường xuyên chau dồi đạo đức cách mạng, gương mẫu trong đạo đức và lối sống.

Trong điều kiện hiện nay, kẻ địch đang thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình, mua chuộc, lôi kéo, khống chế cán bộ hòng phá rã từ bên trong, từ chính đội ngũ cán bộ. Vì vậy các cấp ủy và tổ chức đảng phải đề cao cảnh giác, phát huy sức chiến đấu của mình,chủ động làm tốt công tác giáo dục, rèn luyện và quản lí cán bộ.

3.2.4. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, bảo vệ lợi ích thiết thực và quyền làm chủ của nhân dân

Cách mạng bao giờ cũng là sự nghiệp của nhân dân. Hơn 80 năm qua, đại đoàn kết đã trở thành một truyền thống quý báu, một nhân tố quan trọng đem lại thắng lợi cho cách mạng Việt Nam. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Đảng liên hệ với nhân dân bằng nhiều hình thức và biện pháp: chủ chương đường lối của Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên; bằng chính sách pháp luật của Nhà nước và các cơ quan Nhà nước, đoàn thể quần chúng và tổ chức xã hội, bằng phương tiện thông tin đại chúng nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân. Những năm qua sở dĩ chúng ta củng cố được niềm tin của nhân dân, tăng cường được mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân chính là nhờ Đảng ta đã có những chủ chương, chính sách đúng đắn, hợp lòng dân.

Hiện nay, trước yêu cầu mới của cách mạng, trước những âm mưu của các thế lực thù địch tìm mọi cách để lôi kéo, kích động, chia rẽ đảng với dân, tách dân ra khỏi ảnh hưởng của Đảng, yêu cầu củng cố và tăng cường mối liên hệ giữa Đảng với dân ngày càng có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết.

Quán triệt quan điểm “dân là gốc”, các cấp ủy đảng cần động viên, tổ chức, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân thường xuyên tham gia xây dựng

Đảng. Thể chế hóa phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”1

để thực hiện có hiệu quả. Tổ chức tốt công tác thông tin để nhân dân đóng góp ý kiến, giám sát, phê bình cán bộ, đảng viên, giới thiệu những người xứng đáng vào Đảng...

3.2.5. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, coi đây cũng là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng Đảng

Chuyển sang giai đoạn 1975 - 1986 cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đặt ra nhiều vấn đề về phương thức lãnh đạo và phong cách công tác, đặt biệt xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ và lề lối làm việc giữa Đảng và Nhà nước, coi đây là vấn đề mấu chốt trong đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chuyên chính vô sản. Đảng ta xác định rằng, trong điều kiện cầm quyền, Đảng phải xây dựng một nhà nước mạnh - một nhà nước thể hiện tập trung quyền làm chủ của nhân dân và là công cụ xây dựng, bảo vệ và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Có Nhà nước, Đảng có điều kiện quan trọng nhất để tổ chức thực hiện đường lối của mình. Sự lãnh đạo của Đảng bảo đảm cho Nhà nước thực sự là của dân, do dân, vì dân, theo đúng đường lối tiến lên chủ nghĩa xã hội, đồng thời phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chuyên chính vô sản.

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng là bảo đảm cho Đảng làm đúng chức năng lãnh đạo, phát huy mạnh mẽ vai trò của cơ quan chính quyền, các tổ chức kinh tế, các đoàn thể chính trị xã hội. Các cấp ủy đảng không bao biện làm thay công việc thuộc chức năng quản lí, điều hành chính quyền. Đảng lãnh đạo là để khơi dậy, phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân, giác ngộ và tổ chức nhân dân xây dựng Nhà nước. Cả Đảng, Nhà

nước đều có trách nhiệm bảo đảm và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Không được tách rời hoặc đối lập Đảng với Nhà nước, cũng như không đồng nhất tổ chức đảng với bộ máy nhà nước.

Là Đảng cầm quyền, vai trò lãnh đạo của Đảng thể hiện ở việc xác định phương hướng, mục tiêu, con đường, giải pháp đi lên của đất nước, sự hưng thịnh của dân tộc. Từ đó lãnh đạo toàn bộ hệ thống chuyên chính vô sản và guồng máy xã hội, trước hết là Nhà nước, tổ chức thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, thiết kế tổ chức bộ máy, đào tạo, bố trí, rèn luyện cán bộ... Tất cả đều nhằm bảo đảm định hướng chính trị đúng đắn trên con đường đi lên của đất nước và sự phát triển của dân tộc.

Đảng lãnh đạo Nhà nước không chỉ bằng đường lối, mà bằng cả tổ chức; lãnh đạo thông qua tổ chức đảng, kiểm tra việc thực hiện, khuyến khích những mặt tốt, uốn nắn những lệch lạc. Đảng lãnh đạo cụ thể sát sao, theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

Bản thân tổ chức đảng cần đổi mới nội dung và phương thức sinh hoạt theo hướng dân chủ, kỉ cương, năng động hiệu quả. Khắc phục lối sinh hoạt nghèo nàn, hình thức.

KẾT LUẬN

Có thể nói chặng đường hơn mười năm nước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội (1975 - 1986), là một chặng đường đầy thử thách đối với dân tộc ta. Một thời kì mà không chỉ tình hình thế giới đang diễn biến phức tạp mà tình hình trong nước cũng vô cùng khó khăn. Những kết quả đã đạt được là sự tổng hợp của nhiều nhân tố, song không thể không kể đến vai trò của công tác xây dựng Đảng thời kì này. Được sự quan tâm, chú trọng của Đảng nên đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên cả ba mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức. Nhờ đó đường lối được Đảng ta đề ra nhanh chóng đi vào thực tiễn và mang lại những thắng lợi quan trọng. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng ta luôn nắm vững và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, kế thừa và phát huy truyền thống quý báu của dân tộc và tinh hoa nhân loại. Đảng thường xuyên bám sát thực tiễn, lấy thực tiễn làm cơ sở để đề ra chủ trương, đường lối, nhờ đó mà đường lối Đảng ta đề ra luôn nhận được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân.

Tuy nhiên, công tác xây dựng Đảng giai đoạn này cũng tồn tại một số hạn chế nhất định. Nhưng điều quan trọng là trong quá trình lãnh đạo Đảng đã kịp thời nhận ra, sửa chữa và khắc phục. Đó là những bài học lớn chỉ đạo công tác xây dựng Đảng trong các giai đoạn tiếp theo.

Đất nước ta đang tiến vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Biết bao nhiêu thời cơ và thuận lợi mở ra, nhưng cũng biết bao nhiêu khó khăn thử thách đang ở phía trước. Với niềm tin tất thắng vào tiền đồ của dân tộc, với truyền thống vẻ vang và kinh nghiệm quý báu của Đảng ta. Đặc biệt qua những bài học của những năm 1975 - 1986 chúng ta có cơ sở để khẳng định rằng Đảng ta sẽ có bước phát triển và trưởng thành mới, tiếp tục thực hiện trọng trách là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành lợi ích giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc, xứng đáng với niền tin yêu của mọi thế hệ người Việt Nam ta. Cần làm được điều đó: Đảng Cộng sản Việt Nam phải chú trọng đặc biệt tới công tác xây dựng Đảng trong mọi điều kiện.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Đức Bình, Xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt (2003), Nxb. Chính

trị Quốc gia, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Xây dựng Đảng (2004), Nxb Lý luận

chính trị, Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

(2002), Nxb CTQG, Hà Nội.

4. C.Mác và F.Ăngghen, Toàn tập (1) (1962), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. C.Mác và F.Ăngghen, Toàn tập (3) (1995), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà

Nội.

6. C.Mác - F.Ăngghen, Tuyển tập (4) (1962), Nxb Chính trị, Mátxcơva.

7. C.Mác - F.Ăngghen, Tuyển tập (8) (1995), Nxb Chính trị, Mátxcơva.

8. C.Mác - F.Ăngghen, Tuyển tập (18) (1995), Nxb Chính trị, Mátxcơva.

9. C.Mác - F.Ăngghen, Tuyển tập (21) (1995), Nxb Chính trị, Mátxcơva.

10. C.Mác - F.Ăngghen, Tuyển tập (29) (1995), Nxb Chính trị, Mátxcơva. 11. C.Mác - F.Ăngghen, Tuyển tập (33) (1995), Nxb Chính trị, Mátxcơva.

Một phần của tài liệu luận văn công tác xây dựng đảng của đảng cộng sản việt nam (1975 1986)” (Trang 65 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w