Xây dựng Đảng về chính trị là vấn đề cốt tử, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng. Bao gồm việc xây dựng cương lĩnh, đường lối chính trị và tổ chức thực hiện đường lối.
Đường lối chính trị xác định mục tiêu, phương thức và giải pháp cơ bản của cách mạng (trong thời gian dài và trong từng giai đoạn cách mạng nhất định), thể hiện bản chất của Đảng và là ngọn cờ tập hợp cổ vũ, động viên quần chúng, quyết định vận mệnh của Đảng và của dân tộc.
Trong việc xác định đường lối, Đảng ta đã cố gắng vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, phát triển một bước đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa đã được định ra từ Đại hội III (tháng 9/1960) và được bổ sung trong quá trình
thực hiện. Đường lối đó được thể hiện: “Nắm vững chuyên chính vô sản, phát
huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kĩ thuật, cách mạng tư tưởng văn hóa, trong đó cách mạng khoa học kĩ thuật giữ vai trò then chốt; đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trọng tâm của cả thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội; xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hóa mới, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ chế độ người xóa bỏ nghèo nàn và lạc hậu; không ngừng đề cao cảnh giác, thường xuyên củng cố quốc phòng, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội; xây dựng thành công Tổ quốc Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì
hòa bình, độc lập dân tộc dân chủ và chủ nghĩa xã hội”1.
Trong đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa do Đại hội IV đề ra, có một số nội hàm cần được làm rõ:
“Nắm vững chuyên chính vô sản là nắm vững đường lối của Đảng, tăng cường sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, thực hiện và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, xây dựng Nhà nước vững mạnh; tập hợp các tầng lớp nhân dân đông đảo chung quanh giai cấp công nhân để tiến hành ba cuộc cách mạng, xoá bỏ chế độ người bóc lột người, xoá bỏ nghèo nàn lạc hậu, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội; củng cố và tăng cường lực lượng quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội, đập tan mọi sự phản kháng và mọi hành động xâm lược của kẻ thù; củng cố và phát triển quan hệ hợp tác tương trợ với các nước xã hội chủ nghĩa anh em, tích cực cùng nhân dân thế giới đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội”1.
“Qúa trình thực hiện ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học - kỹ thuật và cách mạng tư tưởng - văn hoá, trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt. Quá trình thực hiện ba cuộc cách mạng ấy cũng là quá trình hình thành từng bước chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, nền văn hoá mới và con người mới xã hội chủ nghĩa. Ba cuộc cách mạng ấy phải được tiến hành đồng
thời, gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau”2.
“Xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa chính là xây dựng một hệ thống hoàn chỉnh các quan hệ xã hội thể hiện ngày càng đầy đủ sự làm chủ của nhân dân lao động về tất cả các mặt nói trên. Đó là một quá trình tiến hoá không ngừng từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện.
Nội dung của làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa bao gồm nhiều mặt: làm chủ về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội; làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên, làm chủ bản thân; làm chủ trong phạm vi cả nước, trong mỗi địa phương, mỗi cơ sở; là kết hợp hữu cơ quyền làm chủ tập thể với quyền tự do chân chính của từng cá nhân. Đó là làm chủ thật sự, làm chủ đầy đủ nhất.
Chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa thể hiện một cách tập trung ở sự làm chủ tập thể của nhân dân lao động (mà nòng cốt là liên minh công nông), chủ yếu bằng Nhà nước xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng
11. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2004, t.37, tr.488 - 489
tiên phong của giai cấp công nhân. Vì vậy, việc tạo lập chế độ làm chủ tập thể đòi hỏi trước hết phải xây dựng ở các ngành, các cấp từ trung ương đến cơ sở, bao trùm tất cả mọi hoạt động, mọi mặt của đời sống xã hội, một hệ thống các quan hệ đúng đắn giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân
Chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa có cơ sở kinh tế của nó là nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Việc xây dựng và phát triển nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa nhằm mục đích thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và văn hoá ngày càng tăng của toàn xã hội bằng cách không ngừng phát triển và hoàn thiện sản xuất, trên cơ sở chế độ làm chủ tập thể và một nền kỹ thuật hiện đại”1.
“Muốn thế, điều có ý nghĩa quyết định là phải thực hiện công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tạo ra một cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp hiện đại. Con đường cơ bản để tạo ra cơ cấu ấy là "ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ", làm cho nông nghiệp và công nghiệp kết hợp chặt chẽ với nhau thành một thể thống nhất, cùng phát triển nhịp nhàng lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, mỗi bước phát
triển luôn luôn gắn bó với nhau, thúc đẩy lẫn nhau, phục vụ cho nhau”2.
“Nền văn hoá mới là nền văn hoá có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc. Đó là một nền văn hoá có tính Đảng và tính nhân dân. Nền văn hoá ấy được xây dựng trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng làm chủ
tập thể xã hội chủ nghĩa”3.
Chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải có những con người mới phù hợp với nó. Bởi "muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết
cần có những con người xã hội chủ nghĩa"4. Con người mới vừa là sản phẩm
của xã hội mới vừa là chủ thể có ý thức xây dựng nên xã hội mới.
Như vậy, trong đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa do Đại hội IV (tháng 12/1976) đề ra, có mấy điểm đáng chú ý:
11. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2004, t.37, tr.489
22. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2004, t.37, tr.494
33. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2004, t.37, tr.498
Đảng ta tiếp tục kiên trì học thuyết Mác - Lênin về vấn đề nhà nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Điểm phát triển mới là đã nhấn mạnh phải phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động với mong muốn đảm bảo cho dân thực sự là chủ và làm chủ đất nước. Đó thực chất là chuyên chính vô sản, là dân chủ xã hội chủ nghĩa. Nhưng do chưa tính hết các điều kiện thực tế, chúng ta đã nhấn mạnh quá mức và đưa ra một số chủ chương chưa thật hợp lí.
Việc đề ra đường lối “tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng trong đó cách mạng khoa học kĩ thuật là then chốt… Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa
là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kì quá độ”1 là phù hợp với đòi hỏi của một
nước đi từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.
Việc xác định phấn đấu hoàn thành về cơ bản quá trình đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa (kết thúc thời kì quá độ) trong khoảng 15 - 20 năm, xuất phát từ sự đánh giá không đúng tình hình trong nước và thế giới. Từ đó dẫn đến việc bỏ qua chủ chương “bước đi ban đầu” nêu trong Nghị quyết Trung ương lần thứ 22 (khóa III) ngày 7/1/1974 và chủ chương “nhiều thành phần kinh tế ở miền Nam” nêu trong Nghị quyết Trung ương lần thứ 24 (khóa III) ngày 29/9/1975.
Đường lối trên đây được cụ thể hóa bằng kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ 3 (1981 - 1985), trong đó công nghiệp nặng với quy mô lớn được tập trung ưu tiến đẩy mạnh ngay từ đầu, quy mô hợp tác xã nông nghiệp được mở rộng quá mức. Trên thực tế, chúng ta đã bỏ qua thời kì khôi phục kinh tế mà bắt tay ngay vào việc phát triển kinh tế với quy mô lớn và tốc độ cao. Việc bố trí cơ cấu sản xuất và cơ cấu đầu tư không hợp lí, vượt quá nguồn lực có sẵn trong nước và có thể tranh thủ được của nước ngoài. Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa các thành phần kinh tế cá thể và tư bản tư doanh ở miền Nam được tiến hành một cách vội vã, ồ ạt và cơ bản vẫn rập khuôn theo hình mẫu chuẩn ở miền Bắc, không tạo được động lực phát triển, kéo theo việc mở rộng quy mô hợp tác xã, quy mô xã, quy mô huyện tỉnh. Cơ chế tổ chức sản xuất kinh doanh và quản lí áp dụng ở miền Bắc trong thời kì đầu xây dựng chủ nghĩa xã
hội và trong nền kinh tế thời chiến được mở rộng ra cả nước, bỏ qua những chủ chương đúng đắn đã đề ra lúc đầu về việc duy trì phương thức tổ chức và quản lí tiến bộ của các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ kinh tế miền Nam và về việc cần nghiên cứu cẩn thận những kinh nghiệm tốt ấy để tránh làm đảo lộn nhịp điệu phát triển và cơ cấu kinh tế vốn có.
Tuy đã xây dựng được một số công trình và cơ sở công nghiệp quan trọng tạo thuận lợi cho việc ổn định và phát triển kinh tế ngày nay, nhưng nhìn chung việc thực hiện đường lối Đại hội IV đề ra thực tế đã không đưa lại hiệu quả mong muốn, nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội không đạt được, đời sống nhân dân tiếp tục khó khăn to lớn, niềm tin đối với chủ nghĩa xã hội bị giảm sút.
Hội nghị Trung ương 6 (khóa IV) tháng 8/1979, đã đưa ra một số quyết định quan trọng nhằm làm cho sản xuất “bung ra”. Đó là: chấp nhận ở miền Bắc ngoài hai hình thức sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể là chủ yếu còn có thành phần kinh tế cá thể. Ở miền Nam, trong chừng mực nhất định còn có thêm kinh tế tư bản tư doanh cỡ nhỏ; chống tập trung quan liêu, bảo đảm quyền làm chủ về kinh tế của các nghành, các cấp, kết hợp kế hoạch với sử dụng thị trường, kết hợp đúng đắn 3 lợi ích: nhà nước, tập thể và cá nhân người lao động; lấy năng suất lao động tăng, sản xuất phát triển và đời sống nhân dân được cải thiện làm tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá sự đúng đắn của chính sách. Hội nghị Trung ương 6 (khóa IV) đánh dấu sự khởi đầu đổi mới tư duy kinh tế của Đảng.
Tiếp sau đó, Nghị quyết số 26 NQ/TW ngày 23/6/1980 của Bộ Chính trị về phân phối lưu thông và cơ chế quản lí, xác định phải xóa dần cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, kết hợp kế hoạch với thị trường bao gồm hai bộ phận: thị trường có tổ chức và thị trường tự do; thừa nhận hệ thống giá cả do Nhà nước quy định không còn phù hợp, không còn là thước đo giá trị, từ đó đi đến khẳng định hệ thống giá phải được sửa đổi theo 3 hướng: đảm bảo chi phí sản xuất do điều kiện sản xuất quyết định; xét đến quan hệ cung cầu, tính đến đồng tiền đã mất giá. Thông báo số 22 của Ban Bí thư Trung ương Đảng
tháng 8/1980 và Chỉ thị 100 CT/TW (tháng 1/1981) về khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp, đồng thời có những chủ chương thận trọng hơn về hợp tác hóa nông nghiệp ở các tỉnh Nam Bộ. Chính phủ có Quyết định 25/CP (tháng 1/1981) về “kế hoạch 3 phần” trong các xí nghiệp quốc doanh.
Các nghị quyết, chỉ thị đó của Đảng và Chính phủ là sự tổng kết tình hình thực tiễn từ cơ sở lúc đó và kết quả của cả một quá trình đấu tranh khắc phục những tư tưởng giáo điều, bảo thủ, trì trệ, đồng thời ngăn ngừa khuynh hướng lệch lạc, buông lỏng quản lí. Việc thực hiện một số chủ chương mới này có tác dụng thúc đẩy nông nghiệp phát triển, tiểu thủ công nghiệp phát triển, làm cho một số cơ sở kinh tế quốc doanh duy trì và phát triển được sản xuất, bảo đảm được việc làm và tiền lương cho công nhân.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V (tháng 3/1982) của Đảng đã thấy được một phần khó khăn to lớn của tình hình đất nước, đã phê phán tư tưởng nóng vội, bảo thủ, điều chỉnh một bước đáng kể về đường lối như:
Xác định nước ta đang ở chặng đường đầu của thời kì quá độ và những nội dung của thời kì quá độ, tuy vẫn cho rằng chặng đường đầu bao gồm những năm 80, do đó vẫn đề ra nội dung và mục tiêu kinh tế xã hội khá cao, cùng với những nguyên nhân khác dẫn đến lạm phát tăng nhanh, đời sống nhân dân vẫn gặp nhiều khó khăn.
Có sự điều chỉnh trong cơ cấu kinh tế, nhấn mạnh nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp lên một bước sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ra sức phát triển hàng tiêu dùng và cần thiết trực tiếp phục vụ cho nông nghiệp và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, coi đây là nội dung của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường đầu.
Tuy vậy Đại hội V vẫn chưa thấy hết nguyên nhân chủ quan về lãnh đạo, chỉ đạo và quản lí dẫn đến tình hình khó khăn ấy, vẫn khẳng định đường lối chung là hoàn toàn đúng, khuyết điểm là trong khâu tổ chức thực hiện nên đã không có những sửa chữa đúng mức cần thiết.
Trên thực tế, sau Đại hội V, việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư đã không thực hiện; không dám kiên quyết sắp xếp lại sản xuất và xây
dựng cơ bản, không dứt khoát cắt bỏ những công trình xét ra chưa cần thiết để dành thêm vốn và vật tư cho phát triển nông nghiệp và công nghiệp tiêu dùng. Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam vẫn tiếp tục được đẩy mạnh với hy vọng căn bản hoàn thành trong vòng 5 năm. Các hình thức kinh tế chưa có những đổi mới cần thiết. Điều đó chủ yếu là do tư tưởng chủ quan nóng vội chưa được khắc phục. Mặt khác, quá trình “bung ra” lúc đầu có phần tự phát, lộn xộn, dẫn đến các hiện tượng vô tổ chức, buông lỏng quản lí kinh