Về phương thức lãnh đạo của Đảng

Một phần của tài liệu luận văn công tác xây dựng đảng của đảng cộng sản việt nam (1975 1986)” (Trang 49 - 56)

Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện tiên quyết, là tiền đề giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình mới, là nhân tố có tầm quan trọng đặc biệt trong việc quy tụ và phát huy sức mạnh toàn dân tộc để đưa cách mạng tới thắng lợi. Để thực hiện tốt chức trách to lớn đó trước dân tộc, Đảng phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức… nhất là phải có phương thức lãnh đạo khoa học, cho phép đưa ra những quan điểm, chủ chương tư tưởng chỉ đạo đúng đắn vào cuộc sống.

Trong điều kiện một đảng cầm quyền, phương thức lãnh đạo của Đảng có những yêu cầu và đặc điểm riêng, vừa phải bảo đảm sự lãnh đạo có hiệu quả của Đảng, vừa phát huy hiệu lực quản lí của Nhà nước và vai trò của các đoàn thể chính trị - xã hội.

Trong những năm 1975 - 1986, đất nước chuyển sang hòa bình xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước, đòi hỏi Đảng phải có sự thay đổi về nội dung và phương thức lãnh đạo. Nghị quyết Trung ương 23 (khóa III) ngày 25/12/ 1974 về tăng cường sự lãnh đạo và nâng cao sức chiến đấu của Đảng đã nhận định: “Sự tiến triển mạnh mẽ của cách mạng nước ta, sự trưởng thành của chế độ và của nhân dân ta, yêu cầu ngày càng cao và tính chất phức tạp của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, của cuộc đấu tranh để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, tiến tới thống nhất nước nhà, tác động hằng ngày của cuộc đấu tranh quyết liệt giữa các lực lượng cách mạng và lực lượng phản cách mạng trên thế giới vào nước ta, đó là những nhân tố khách quan đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo của

Đảng và nâng cao sức chiến đấu của Đảng”1. Về phương hướng nâng cao

năng lực lãnh đạo của Đảng Hội nghị chỉ rõ:

Thứ nhất: “Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng về đường đối, chính

sách”2. Đường lối chính trị của Đảng phải được cụ thể hóa thành những chính

sách về xây dựng và quản lí kinh tế, quản lí xã hội, thành những phương hướng, mục tiêu, kế hoạch của từng ngành, từng địa phương, thành những chủ trương, biện pháp cụ thể để chỉ đạo hoạt động thực tiễn hằng ngày của các tổ chức Đảng, Nhà nước và các đoàn thể quần chúng.

Thứ hai: “Cải tiến và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà

nước”3. Đảng lãnh đạo Nhà nước một cách toàn diện; khắc phục tình trạng lẫn

lộn chức năng của Đảng và Nhà nước ở các cấp, các ngành.

Thứ ba: “Đẩy mạnh công tác vận động quần chúng, thắt chặt hơn nữa

mối quan hệ giữa Đảng và quần chúng”4.

Hội nghị lần thứ 23 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III (tháng 10/1974) có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam. Hội nghị đã thảo luận và quyết định những vấn đề cần thiết và cấp bách về xây dựng Đảng trong tình hình cách mạng cả nước ta đang phát triển mạnh mẽ. Hội nghị đã thông qua Nghị quyết có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp

11. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2004, t.35, tr.272

21. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2004, t.35, tr.280

32. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2004, t.35, tr.282

cách mạng trước mắt cũng như lâu dài trong việc chuẩn bị về lí luận, tư tưởng và tổ chức cho Đảng bước vào giai đoạn mới, lãnh đạo hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Nghị quyết Đại hội IV của Đảng (tháng 12/1976), Đại hội V của Đảng (tháng 3/1982) xác định “vấn đề then chốt và cấp bách của Đảng ta hiện nay

là phải nâng cao chất lượng lãnh đạo của Đảng”1. Trên cơ sở chỉ ra những hạn

chế trong phương thức lãnh đạo của Đảng giai đoạn trước, Đại hội đã nêu rõ yêu cầu phải “khắc phục thiên hướng xem nhẹ vai trò của Nhà nước còn khá

nặng ở nhiều cấp, nhiều ngành”2. “Cần khắc phục một cách kiên quyết và dứt

khoát tình trạng lẫn lộn chức năng giữa cơ quan đảng và cơ quan nhà nước

kéo dài đã từ lâu”3. “Cần khắc phục thiên hướng xem nhẹ vai trò của các

đoàn thể quần chúng và công tác vận động quần chúng trong điều kiện Đảng nắm chính quyền, phải coi đó là một biểu hiện của tệ quan liêu xa rời quần

chúng”4… Với tinh thần sáng tạo, tìm tòi Đảng đã đưa ra cơ chế "Đảng lãnh

đạo, nhân dân lao động làm chủ tập thể, Nhà nước quản lý". Đó là cơ sở để tiếp tục cụ thể hoá mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước ở từng cấp, từng ngành, từng đơn vị.

Về sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và các tổ chức quần chúng, Điều lệ Đảng có một chương riêng (chương VII)

“Điều 41- Đảng lãnh đạo Nhà nước một cách toàn diện bằng đường lối và các chính sách của Đảng, bằng các nghị quyết và chỉ thị của Đảng về mục tiêu phấn đấu, chủ trương, biện pháp chủ yếu trên mọi lĩnh vực hoạt động của Nhà nước và xã hội, và về những vấn đề quan trọng nhất trong công tác tổ chức và cán bộ. Đường lối, chính sách của Đảng phải được thể hiện trong Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước. Đảng kiểm tra sự hoạt động của bộ máy nhà nước, giáo dục, động viên quần chúng hăng hái xây dựng chính quyền, chấp hành Hiến pháp và pháp luật, thực hiện kế hoạch nhà nước. Đảng bắt buộc các tổ chức đảng và đảng viên tôn trọng quyền hạn, trách nhiệm và

14. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2004, t.43, tr.301

25. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2004, t.43, tr.303 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

36. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2004, t.43, tr.304

các chế độ của cơ quan nhà nước, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và các quyết định của Nhà nước, coi đó là kỷ luật của Đảng.

Điều 42- Đảng không ngừng củng cố và tăng cường sự lãnh đạo của mình đối với các đoàn thể và tổ chức quần chúng bằng cách làm cho đường lối, chính sách và các nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước được quán triệt và biến thành hành động tự giác của quần chúng, thông qua công tác giáo dục, tuyên truyền, vận động, thuyết phục của cán bộ, đảng viên trong các tổ chức đó. Đảng thường xuyên chỉ rõ cho các tổ chức quần chúng những yêu cầu, nhiệm vụ và những công tác quan trọng cần vận động quần chúng thực hiện trong từng thời gian; không ngừng làm cho các tổ chức đảng và tổ chức nhà nước tôn trọng và biết phát huy tính tích cực, tính chủ động và sáng tạo của các tổ chức quần chúng; tổ chức cho quần chúng tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và quản lý kinh tế, quản lý nhà nước.

Điều 43- Trong các cơ quan lãnh đạo của Nhà nước, của các tổ chức quần chúng do bầu cử mà lập ra (như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Ban Chấp hành các đoàn thể quần chúng, trừ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh), Đảng lập ra các đảng đoàn gồm những đảng viên hoặc một số đảng viên hoạt động trong các tổ chức nói trên.

Nhiệm vụ của đảng đoàn là bằng công tác thuyết phục, vận động quần chúng thực hiện đường lối, chính sách và các nghị quyết của Đảng, tăng cường ảnh hưởng của Đảng, tăng cường đoàn kết và mối liên hệ chặt chẽ giữa cán bộ, đảng viên và người ngoài Đảng trong các tổ chức mình hoạt động, nghiên cứu để đề nghị cấp uỷ quyết định phương hướng, chủ trương công tác đối với tổ chức ấy và quản lý cán bộ theo quy định của Trung ương.

Đảng đoàn có bí thư và nếu cần có thể có phó bí thư; bí thư và phó bí thư đảng đoàn do cấp uỷ chỉ định. Đảng đoàn phục tùng sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng, tập thể ra quyết định và chịu trách nhiệm trước cấp uỷ.

Do sự giới thiệu của các cấp uỷ, đảng đoàn cấp trên và đảng đoàn cấp dưới có thể liên hệ với nhau để trao đổi ý kiến và kinh nghiệm công tác.

Tổ chức, quyền hạn, nhiệm vụ cụ thể của đảng đoàn, sẽ do Ban Chấp

hành Trung ương quy định”1.

Cụ thể, sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước ở cấp trung ương thể hiện trên các mặt chủ yếu sau:

Đối với Quốc hội: Sự lãnh đạo của Đảng nhằm phát huy đầy đủ trách nhiệm và quyền hạn của Quốc hội, bảo đảm hoạt động của Quốc hội quán triệt các quan điểm, đường lối của Đảng, thể hiện đầy đủ tinh thần dân chủ theo Hiến pháp và Luật tổ chức Quốc hội.

Ban Chấp hành Trung ương đưa ra Quốc hội những định hướng về xây dựng và sửa đổi Hiến pháp, các đạo luật lớn, các vấn đề trọng đại về quốc kế dân sinh, giới thiệu nhân sự ứng cử vào các chức vụ Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ để Quốc hội thảo luận và bầu cử theo luật.

Bộ Chính trị nghe báo cáo và đưa ra ý kiến lãnh đạo về: Chương trình xây dựng luật pháp, pháp lệnh, quan điểm chỉ đạo trong mỗi dự án luật, pháp lệnh; Nội dung chủ yếu của mỗi kì họp Quốc hội; Báo cáo của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và của Chính phủ trước Quốc hội về những vấn đề mới, quan trọng mà trước đó Bộ Chính trị chưa có nghị quyết; Đảng giới thiệu cán bộ ứng cử vào các chức vụ chủ chốt trọng bộ máy Nhà nước theo quy định về phân cấp cán bộ; Những vấn đề quan trọng khác mà đảng đoàn Quốc hội cần có ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị.

Đối với Chính phủ: Căn cứ vào nghị quyết Đại hội Đảng và các nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị xem xét, quyết định những phương hướng, chủ trương, chính sách lớn trên các lĩnh vực bảo đảm đúng định hướng chính trị của Đảng.

Đối với cơ quan tư pháp: Bộ Chính trị quyết định chủ trương, chính sách xử lí các loại tội phạm, an ninh quốc gia… Bộ Chính trị nghe báo cáo, có ý kiến lãnh đạo đối với một số vụ án quan trọng về chính trị.

Ở các địa phương: Căn cứ vào quy định chung của Bộ Chính trị, Ban Bí thư hướng dẫn các cấp ủy đổi mới sự lãnh đạo của cấp ủy đối với chính quyền cho thích hợp với đặc điểm địa phương.

Với phương thức này, Đảng đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ của thời kì mới. Tình hình trên đây cùng với những yêu cầu, nhiệm vụ mới đòi hỏi Đảng phải đổi mới sâu sắc hơn nữa về vấn đề phương thức lãnh đạo.

Một là: Phải đặt vấn đề xây dựng, đổi mới, hoàn thiện phương thức

lãnh đạo ở tầm quan điểm, chủ chương, ở cơ chế vận hành của cả hệ thống chính trị. Xem đây là một nội dung trọng yếu của công tác xây dựng Đảng chứ không chỉ là vấn đề thuộc phong cách, lề lối làm việc. Nói cách khác, muốn có phương thức lãnh đạo đúng, có hiệu quả, phải xác định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và mối quan hệ giữa Đảng với các tổ chức trong hệ thống chính trị, đặc biệt là với Nhà nước.

Hai là: Phương thức lãnh đạo của Đảng phụ thuộc vào đường lối chính

trị. Phương thức lãnh đạo là cách thức để thực hiện nội dung, nhiệm vụ lãnh đạo, là yếu tố quan trọng bảo đảm cho đường lối được thực hiện trong cuộc sống. Vì vậy, khi nhiệm vụ cách mạng và nội dung lãnh đạo đã thay đổi thì phương thức lãnh đạo cũng phải có những thay đổi cho phù hợp. Đó là yêu cầu khách quan, đòi hỏi các cấp ủy và tổ chức đảng phải thường xuyên quan tâm, tìm tòi, đổi mới.

Ba là: Phương thức lãnh đạo có quan hệ biện chứng với sự phát triển

của hệ thống chính trị, phản ánh trình độ dân chủ, trình độ dân trí của xã hội. Phải gắn việc xây dựng đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng với việc kiện toàn nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị; phải có bước đi phù hợp, mỗi bước trưởng thành của Đảng, của hệ thống chính trị đòi hỏi phải có sự cải tiến, đổi mới phương thức lãnh đạo.

Bốn là: Phương thức lãnh đạo vừa tùy thuộc, vừa phản ánh sự trưởng

thành của đội ngũ cán bộ. Trong đó, bản lĩnh, trình độ và phong cách của người đứng đầu tổ chức đảng có ảnh hưởng quan trọng đến phương pháp, lề lối lãnh đạo cấp ủy. Do đó, để đảm bảo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, bí thư cấp ủy phải thật sự là người tiêu biểu về phẩm chất, trí tuệ và phong cách công tác, đồng thời phải cụ thể hóa, thể chế hóa quan điểm, chủ

chương đổi mới phương thức lãnh đạo thành điều lệ, quy chế, quy trình công tác.

Năm là: Phương thức lãnh đạo còn phụ thuộc vào sự phát triển của

khoa học quản lí, vào điều kiện, phương tiện kỹ thuật phục vụ sự lãnh đạo. Vì vậy cần thiết phải vận dụng khoa học về điều khiển học, tâm lí học, xã hội học, tin học và các phương tiện kỹ thuật giáo dục và truyền thông… vào công tác lãnh đạo của Đảng.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM LÃNH ĐẠO (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (1975 - 1986)

Một phần của tài liệu luận văn công tác xây dựng đảng của đảng cộng sản việt nam (1975 1986)” (Trang 49 - 56)