Xuất giải pháp đa dạng hóa các sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu Đề Xuất Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tỉnh Phú Yên (Trang 44 - 46)

5. Cấu trúc của đề tài

3.3.3.xuất giải pháp đa dạng hóa các sản phẩm du lịch

Phú Yên có bờ biển dài 189km là một trong những nơi đón bình minh sớm nhất nước tại Mũi Điện. Bờ biển Phú Yên có nhiều vịnh, bãi, vũng, đầm phá, gành còn mang vẻ đẹp hoang sơ tạo nên những cảnh quan sinh thái phong phú, đa dạng là tiềm năng rất lớn cho du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái.

Thiên nhiên đã ban tặng cho Phú Yên nhiều bãi tắm xinh đẹp làm say đắm lòng người có thể phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng và thể thao trên biển, trên cát. Các bãi tắm có sự kết hợp giữa núi non, biển và cát trắng mịn, thoai thoải, nước biển luôn trong xanh và lặng sóng soi bóng những rặng phi lao, rừng dừa thẳng tắp. Một số bãi tắm tiêu biểu như: Bãi Bàng, Bãi Bàu, Bãi Rạng, Bãi Xuân Hải, Bãi Nồm, Bãi Tràm, Bãi Từ

Báo cáo Thực hành nghề nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Lan Anh

SV: Nguyễn Bá Vũ – Lớp 13DLH1 Trang 40

Nham, Bãi Ôm, Bãi Bình Sa, Bãi An Hải, Bãi Phú Thường, Bãi Súng, Bãi Xép, Bãi Long Thủy, Bãi Tuy Hòa, Bãi Gốc.

Phú Yên còn có nhiều gành đá và đảo nhỏ ven bờ như: gành Đá Đĩa, đảo hòn lao Mái Nhà, đảo hòn Yến, đảo hòn Chùa, đảo hòn Nưa... Kết quả thăm dò, khảo sát cho thấy, Phú Yên có diện tích rạn san hô ngầm trên 400 ha, đây là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá để phát triển loại hình du lịch sinh thái biển ở Phú Yên trong tương lai. Ngoài ra, các nguồn nước khoáng nóng: Phú Sen, Lạc Sanh, Trà Ô, Triêm Đức với nhiệt độ từ 50 đến 700C rất thích hợp cho phát triển loại hình du lịch chữa bệnh, phục hồi sức khỏe và nghỉ dưỡng.

Bên cạnh những tài nguyên du lịch tự nhiên, Phú Yên có nền văn hóa truyền thống đầy bản sắc được kế thừa và không ngừng phát triển làm phong phú và đa dạng đời sống tinh thần của 31 dân tộc anh em trong tỉnh. Phú Yên còn là một vùng đất có bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa, nét đặc sắc của văn hóa Phú Yên là sự đan xen, giao thoa và hòa hợp của nền văn hóa Việt-Chăm như Tháp Nhạn, Thành Hồ và đặc biệt là nền Văn hóa Đá, với các di tích danh thắng quốc gia Chùa Đá Trắng, núi Đá Bia, đặc biệt là bộ kèn đá có niên đại cách ngày nay khoảng 2.500 năm. Một số di tích, địa danh đã gắn liền với tên tuổi của các danh nhân lịch sử: Đá Bia gắn với truyền thuyết về hành trình mở cõi về phương Nam của vua Lê Thánh Tông; Đền thờ Lương Văn Chánh, vị khai quốc công thần của Phú Yên; Đền thờ nhà chí sỹ yêu nước Lê Thành Phương; Thành An Thổ, nơi sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam; Núi Chóp Chài, nơi quân và dân Phú Yên giải thoát Luật sư - Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ.

Phú Yên có nhiều lễ, hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Nhiều hoạt động văn hóa đã trở thành truyền thống như: lễ hội Lương Văn Chánh, lễ hội Lê Thành Phương, hội thơ Nguyên Tiêu, hội đua thuyền đầm Ô Loan, hội đua thuyền sông Chùa, hội đua ngựa An Xuân, lễ hội cầu ngư, các làn điệu dân ca, các điệu dân vũ rất đặc sắc như Hô bài chòi, Hò khoan, Hò bá trạo, hò kéo lưới…; những làng nghề truyền

Báo cáo Thực hành nghề nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Lan Anh

SV: Nguyễn Bá Vũ – Lớp 13DLH1 Trang 41

thống như: nghề chế biến nước mắm, bánh tráng, sản phẩm mỹ nghệ ốc đá, vỏ gáo dừa.... Ẩm thực Phú Yên với những đặc sản nổi tiếng như: Ốc nhảy Sông Cầu, ghẹ đầm Cù Mông, sò huyết, hàu đầm Ô Loan, gỏi sứa, gỏi cá mai, cá ngừ đại dương, các loại nước mắm... sẵn sàng phục vụ nhu cầu ẩm thực của du khách.

Nhiều di tích Lịch sử - Cách mạng - Văn hóa và danh lam thắng cảnh ở Phú Yên như: Nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên ở Phú Yên; Hội trường Mùa Xuân, nhà thờ Bác Hồ, Vụ thảm sát Ngân Sơn - Chí Thạnh; chiến thắng đường Năm, Tàu Không số Vũng Rô; mộ và đền thờ Lê Thành Phương, Lương Văn Chánh; Mũi Điện, Tháp Nhạn; đầm Ô Loan; ghềnh Đá Dĩa, chùa Đá trắng đã được Nhà nước công nhận và xếp hạng là các di tích lịch sử - cách mạng - văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp quốc gia.

Một phần của tài liệu Đề Xuất Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tỉnh Phú Yên (Trang 44 - 46)