Xuất giải pháp phát triển du lịch tỉnh Phú Yên

Một phần của tài liệu Đề Xuất Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tỉnh Phú Yên (Trang 42)

5. Cấu trúc của đề tài

3.3.xuất giải pháp phát triển du lịch tỉnh Phú Yên

3.3.1. Tăng cường đầu tư phát triển du lịch

Thu hút vốn đầu tư, các dự án phát triển du lịch

Nghiên cứu xây dựng một số cơ chế đặc thù của địa phương có thể áp dụng được đối với Phú Yên theo hướng ưutiên miễn giảm thuế (đặc biệt là thuế sử ụng đất ở những khu vực có điều kiện phát triển khó khăn, hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu kém...); miễn giảm thuế trong những năm đầu đối với một số lĩnh vực kinh doanh du lịch có trách nhiệm, gắn với bảo tồn như du lịch sinh thái, du lịch của cộng đồng.

Tổ chức các hội nghị các nhà đầu tư du lịch nhằm quảng bá tuyên truyền và thu hút các nhà đầu tư đến với Phú Yên.

Đầu tư phát triển du lịch phải kết hợp tốt việc sử dụng ngân sách nhà nước với việc khai thác, sử dụng nguồn vốn nước ngoài và huy động nguồn lực trong dân theo phương châm xã hội hoá phát triển du lịch. Trong đó, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng dẫn đến và tại các điểm du lịch bằng ngân sách của Trung Ương hoặc địa phương, huy động vốn đầu tư nước ngoài hoặc từ các nguồn khác vào phát triển và đa dạng hoá các sản phẩm du lịch đặc biệt là hoạt động vui chơi giải trí nhằm tăng số ngày lưu trú của khách.

Xây dựng các cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật

Cần khuyến khích các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và dân cư trên địa bàn tỉnh vay vốn đầu tư phát triển khu vực dịch vụ du lịch, đặc biệt là vốn ưu đãi đầu tư vào phát triển các ngành dịch vụ du lịch chất lượng cao như xây dựng khách sạn 3 sao trở lên và nâng cấp các khách sạn chưa đủ điều kiện này, quy hoạch phát triển các nhà hàng đạt chuẩn.

Ngoài ra, tỉnh Phú Yên cần ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng giao thông phục vụ cho du lịch. Trong đó, đặc biệt chú ý đến việc nâng cao năng lực của vận chuyển đường

Báo cáo Thực hành nghề nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Lan Anh

SV: Nguyễn Bá Vũ – Lớp 13DLH1 Trang 38

hàng không bằng cách nâng cấp sân bay Tuy Hòa tăng sự chủ động cho hành khách đi và đến du lịch tại tỉnh. Bên cạnh đó cũng cần nâng cao chất lượng của các ngành vận chuyển khác để tạo thuận lợi cho sự phát triển du lịch của tỉnh.

Đầu tư xây dựng các điểm công cộng (Nhà vệ sinh, bãi xe, khu đón tiếp) tại trung tâm TP. Tuy Hòa.

3.3.2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch

Đánh giá hiện trạng tổng hợp nguồn nhân lực du lịch của tỉnh để có những cái nhìn chuẩn xác về thực trạng nhân lực từ đó có những chính sách kế hoạch phát triển nguồn nhân lực.

Hoàn thiện cơ cấu nguồn nhân lực trong ngành du lịch, tập trung ưu tiên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có trình độ nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao như đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn...

Đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ hiện có. Hình thành hệ thống các cơ sở đào tạo du lịch trên địa bàn tỉnh gắn lý thuyết với thực hành ở các cấp dạy nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học. Liên kết với các trường dạy nghề du lịch ở Nha Trang (Khánh Hòa), Huế, TP. Hồ Chí Minh tổ chức đào tạo nghề và gửi đi đào tạo nghể ở các nước nhằm bồi dưỡng tay nghề và nghiệp vụ cho lực lượng lao động trong ngành.

Hàng năm xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, định kỳ đội ngũ cán bộ, nhân viên du lịch (hướng dẫn viên, quản trị nhà hàng, khách sạn...).

Tổ chức trang thông tin về nhu cầu lao động cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ, tổ chức giao lưu giữa các chủ doanh nghiệp du lịch với học sinh, sinh viên các trường có khoa đào tạo nghề du lịch như: ngoại ngữ, văn hóa, lịch sử, kinh tế và du lịch... thông

Báo cáo Thực hành nghề nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Lan Anh

SV: Nguyễn Bá Vũ – Lớp 13DLH1 Trang 39

qua đó tạo cơ hội việc làm cho lực lượng đã qua đào tạo. Đồng thời, doanh nghiệp có thể đặt hàng cho các cơ sở có chức năng giáo dục đào tạo về số lượng và chất lượng đội ngũ làm du lịch trong tương lai, tạo ra mối quan hệ giữa doanh nghiệp - nhà trường và lao động, hướng đến việc kế hoạch đào tạo sát đúng với nhu cầu thực tiễn hơn.

Đặc biệt, nên có chính sách khuyến khích các sinh viên là người Phú Yên đang học tại các trường đại học trên toàn quốc nói chung và chuyên ngành du lịch nói riêng, sau khi tốt nghiệp quay về phục vụ cho du lịch tỉnh nhà. Đây là nguồn nhân lực dồi dào nhất của tỉnh và có thể sử dụng được ngay. Đây là giải pháp có nguồn nhân lực chất lượng cao mà không phải tốn nhiều thời gian và kinh phí đào tạo. Muốn vậy, du lịch Phú Yên cùng với lãnh đạo Tỉnh phải có chính sách hỗ trợ kinh phí cho những sinh viên của tỉnh có hoàn cảnh khó khăn để họ yên tâm học tập tốt.

Khuyến khích các doanh nghiệp có chính sách ưu đãi và thu hút nhân tài cho doanh nghiệp mình thông qua cạnh tranh lành mạnh, tạo dựng thương hiệu và đặc biệt là có chính sách tiền lương thỏa đáng cho người lao động.

3.3.3. Đề xuất giải pháp đa dạng hóa các sản phẩm du lịch

Phú Yên có bờ biển dài 189km là một trong những nơi đón bình minh sớm nhất nước tại Mũi Điện. Bờ biển Phú Yên có nhiều vịnh, bãi, vũng, đầm phá, gành còn mang vẻ đẹp hoang sơ tạo nên những cảnh quan sinh thái phong phú, đa dạng là tiềm năng rất lớn cho du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái.

Thiên nhiên đã ban tặng cho Phú Yên nhiều bãi tắm xinh đẹp làm say đắm lòng người có thể phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng và thể thao trên biển, trên cát. Các bãi tắm có sự kết hợp giữa núi non, biển và cát trắng mịn, thoai thoải, nước biển luôn trong xanh và lặng sóng soi bóng những rặng phi lao, rừng dừa thẳng tắp. Một số bãi tắm tiêu biểu như: Bãi Bàng, Bãi Bàu, Bãi Rạng, Bãi Xuân Hải, Bãi Nồm, Bãi Tràm, Bãi Từ

Báo cáo Thực hành nghề nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Lan Anh

SV: Nguyễn Bá Vũ – Lớp 13DLH1 Trang 40

Nham, Bãi Ôm, Bãi Bình Sa, Bãi An Hải, Bãi Phú Thường, Bãi Súng, Bãi Xép, Bãi Long Thủy, Bãi Tuy Hòa, Bãi Gốc.

Phú Yên còn có nhiều gành đá và đảo nhỏ ven bờ như: gành Đá Đĩa, đảo hòn lao Mái Nhà, đảo hòn Yến, đảo hòn Chùa, đảo hòn Nưa... Kết quả thăm dò, khảo sát cho thấy, Phú Yên có diện tích rạn san hô ngầm trên 400 ha, đây là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá để phát triển loại hình du lịch sinh thái biển ở Phú Yên trong tương lai. Ngoài ra, các nguồn nước khoáng nóng: Phú Sen, Lạc Sanh, Trà Ô, Triêm Đức với nhiệt độ từ 50 đến 700C rất thích hợp cho phát triển loại hình du lịch chữa bệnh, phục hồi sức khỏe và nghỉ dưỡng.

Bên cạnh những tài nguyên du lịch tự nhiên, Phú Yên có nền văn hóa truyền thống đầy bản sắc được kế thừa và không ngừng phát triển làm phong phú và đa dạng đời sống tinh thần của 31 dân tộc anh em trong tỉnh. Phú Yên còn là một vùng đất có bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa, nét đặc sắc của văn hóa Phú Yên là sự đan xen, giao thoa và hòa hợp của nền văn hóa Việt-Chăm như Tháp Nhạn, Thành Hồ và đặc biệt là nền Văn hóa Đá, với các di tích danh thắng quốc gia Chùa Đá Trắng, núi Đá Bia, đặc biệt là bộ kèn đá có niên đại cách ngày nay khoảng 2.500 năm. Một số di tích, địa danh đã gắn liền với tên tuổi của các danh nhân lịch sử: Đá Bia gắn với truyền thuyết về hành trình mở cõi về phương Nam của vua Lê Thánh Tông; Đền thờ Lương Văn Chánh, vị khai quốc công thần của Phú Yên; Đền thờ nhà chí sỹ yêu nước Lê Thành Phương; Thành An Thổ, nơi sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam; Núi Chóp Chài, nơi quân và dân Phú Yên giải thoát Luật sư - Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phú Yên có nhiều lễ, hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Nhiều hoạt động văn hóa đã trở thành truyền thống như: lễ hội Lương Văn Chánh, lễ hội Lê Thành Phương, hội thơ Nguyên Tiêu, hội đua thuyền đầm Ô Loan, hội đua thuyền sông Chùa, hội đua ngựa An Xuân, lễ hội cầu ngư, các làn điệu dân ca, các điệu dân vũ rất đặc sắc như Hô bài chòi, Hò khoan, Hò bá trạo, hò kéo lưới…; những làng nghề truyền

Báo cáo Thực hành nghề nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Lan Anh

SV: Nguyễn Bá Vũ – Lớp 13DLH1 Trang 41

thống như: nghề chế biến nước mắm, bánh tráng, sản phẩm mỹ nghệ ốc đá, vỏ gáo dừa.... Ẩm thực Phú Yên với những đặc sản nổi tiếng như: Ốc nhảy Sông Cầu, ghẹ đầm Cù Mông, sò huyết, hàu đầm Ô Loan, gỏi sứa, gỏi cá mai, cá ngừ đại dương, các loại nước mắm... sẵn sàng phục vụ nhu cầu ẩm thực của du khách.

Nhiều di tích Lịch sử - Cách mạng - Văn hóa và danh lam thắng cảnh ở Phú Yên như: Nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên ở Phú Yên; Hội trường Mùa Xuân, nhà thờ Bác Hồ, Vụ thảm sát Ngân Sơn - Chí Thạnh; chiến thắng đường Năm, Tàu Không số Vũng Rô; mộ và đền thờ Lê Thành Phương, Lương Văn Chánh; Mũi Điện, Tháp Nhạn; đầm Ô Loan; ghềnh Đá Dĩa, chùa Đá trắng đã được Nhà nước công nhận và xếp hạng là các di tích lịch sử - cách mạng - văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp quốc gia.

3.3.4. Giải pháp về công tác quảng bá xúc tiến du li ̣ch

Xây dựng các quầy thông tin du lịch, các biển chỉ dẫn về du lịch tại trung tâm thành phố Tuy Hòa.

Xuất bản ấn phẩm du lịch, Website du lịch, Các ấn phẩm quảng bá: Thường xuyên phát hành các ấn phẩm về du lịch dưới nhiều hình thức để phục vụ cho du khách như: Sách cẩm nang, bản đồ, bưu ảnh, tập gấp, poster, bản tin, tạp chí, sách chuyên đề về một số điểm tham quan du lịch Phú Yên bằng nhiều thứ tiếng phục vụ khách du lịch…

Xây dựng, hoàn thiện nội dung và hình ảnh của trang Web “Du lịch Phú Yên – Điểm đến hấp dẫn và thân thiện” để cập nhật những thông tin mới nhất về du lịch Phú Yên.

Củng cố và quảng bá hình ảnh du lịch Phú Yên với logo đã có, câu chiêu hiệu “Du lịch Phú Yên – Điểm đến hấp dẫn và thân thiện”, và những hình ảnh của các danh thắng của tỉnh. Tỉnh có thể phát động cuộc thi sáng tác và lựa chọn để tìm ra các clip về các điểm đến du lịch đặc sắc tại Phú Yên với nội dung và hình ảnh chất lượng.

Báo cáo Thực hành nghề nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Lan Anh

SV: Nguyễn Bá Vũ – Lớp 13DLH1 Trang 42

Xây dựng danh mục sản phẩm đặc sắc, danh mục các hoạt động dịch vụ du lịch phong phú, chất lượng và tập trung giới thiệu những sản phẩm.

Chủ động tham gia một cách thường xuyên vào các diễn đàn, hội nghị, hội chợ du lịch và hội chợ thương mại trong nước và tiến tới các hội chợ quốc tế ở các khu vực thị trường trọng điểm như các nước ASEAN, Trung Quốc, Tây Âu…Thông qua các diễn đàn, hội nghị, hội chợ này giúp cho du lịch Phú Yên có cơ điều kiện giới thiệu về tiềm năng du lịch của mình và cũng nhờ đó mà có thể tiến hành xúc tiến du lịch với các đối tác.

Báo cáo Thực hành nghề nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Lan Anh

SV: Nguyễn Bá Vũ – Lớp 13DLH1 Trang 43

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn bản Nhà nước

1. Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Yên đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025, ngày 03 tháng 07 năm 2012 (Trích nội dung Quyết định số 128/QĐ-UBND ngày 19/01/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên)

2. Báo cáo Tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế-xã hội quốc phòng - an ninh năm 2014 và nhiệm vụ kế hoạch năm 2015, ngày 31 tháng 12 năm 2014.

Tác phẩm Tiếng Việt

3. Nguyễn Công Hoan (2014), Tuyến điểm du lịch Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê.

4. Trần Khánh Long (2014), Một số giải pháp phát triển du lịch tại Đà Nẵng, 04/2014, Luận văn thạc sĩ, ĐH Công nghệ TP. HCM.

5. Lê Thông (Chủ biên), Lê Huỳnh, Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Văn Phú, Phí Công Việt (2003), Địa lí các tỉnh và thành phố Việt Nam - Tập 4: Các tỉnh và thành phố Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, Nhà xuất bảnGiáo dục.

6. Nguyễn Minh Tuệ (Chủ biên), Lê Thông, Vũ Minh Hòa (2010), Địa lý Du lịch Việt Nam, Nhà xuất bản Giaó dục Việt Nam.

7. Nguyễn Hồng (2015), Phú Yên bắt đầu cất cánh,

http://phuyentourism.gov.vn/detail/phu-yen-bat-dau-cat-canh-5525.html, 28/06/2015,

truy cập ngày 13/12/2015.

8. Trần Quang Nhất (2015), Du lịch Phú Yên phát huy tiềm năng để phát triển, 7/7/2015, http://www.baodulich.net.vn/Du-lich-Phu-Yen-phat-huy-tiem-nang-de-phat-

trien-03-5715.html, truy cập ngày 12/12/2015.

Tác phẩm tiếng Anh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9. Baloglu & Brinberg (1997), Affective Images of Tourism Destinations, Journal of Travel Research, 35,11-15.

Báo cáo Thực hành nghề nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Lan Anh

SV: Nguyễn Bá Vũ – Lớp 13DLH1 Trang 44

ĐỌC THÊM:

Vài nét về Khu du lịch cao cấp phức hợp Phú Yên, vốn đầu tư 1 tỷ USD

Dự án Khu du lịch cao cấp phức hợp Phú Yên của Công ty New City Việt Nam có vốn đăng ký 1 tỷ đô la Mỹ do Công ty Sunrise Việt Nam ở Seoul đầu tư. Nhà đầu tư là ông Lee Jung Jun quốc tịch Korea, ông thành lập Công ty Sunrise Việt Nam tại Busan (Korea) để đầu tư vào Việt Nam với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư có tên tuổi trong đó có Huyndai Telecom sẽ được khởi động vào ngày 27/6 này. Dự án khu du lịch cao cấp phức hợp Phú Yên gồm 3 khu vực. Khu vực An Phú TP. Tuy Hòa với diện tích trên 100ha là nơi sẽ đầu tư những Resort cao cấp (5 – 6 sao) đầu tiên với các dịch vụ du lịch hiện đại, bao gồm cả siêu thị và đặc biệt là cảng du thuyền quốc tế. Thành phố Busan (Korea) đã thành công trong việc thu hút khách du lịch từ những cảng du thuyền với hàng nghìn du thuyền lớn nhỏ từ 5 châu đưa khách đến. Nhà đầu tư quyết định khởi đầu dự án ở Phú Yên bằng cảng du thuyền cho những tàu du lịch 5 sao quốc tế cập bến được. Nhà đầu tư cũng đầu tư những con tàu du lịch, những du thuyền làm một cửa ngõ ra biển Đông về du lịch để nối với các địa danh cả nước và quốc tế.

Tại khu vực Bãi Súng có cả một khu vực để xây sân Golf 36 lỗ và tổ hợp khách sạn, Resort. Đặc biệt một dự án thành phần mang tên Sunrise Phú Yên là cụm đảo Hòn Chùa cách bờ hơn 1 cây số. Đây sẽ là khu săn lặn, câu cá và các dịch vụ vui chơi trên biển.Bãi tắm Hòn Chùa, Hòn Dứa sẽ là nơi tắm cao cấp, một cầu tàu để đón khách từ đất liền. Trên đảo sẽ có 1 sân bay trực thăng và các máy bay du lịch nhỏ với những ngôi biệt thự sang trọng tầm cỡ thế giới để đón các đại gia triệu phú đô la.

Sau khi xây dựng xong, dự án sẽ tạo dấu ấn cho một điểm đến mới Phú Yên đúng tầm là du lịch biển đảo. Đỉnh đảo Hòn Chùa sẽ là một nơi nữa của Phú Yên đón bình minh sớm nhất Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đề Xuất Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tỉnh Phú Yên (Trang 42)