Quan điểm và định hướng phát triển du lịch của tỉnh Phú Yên

Một phần của tài liệu Đề Xuất Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tỉnh Phú Yên (Trang 38)

5. Cấu trúc của đề tài

3.2.Quan điểm và định hướng phát triển du lịch của tỉnh Phú Yên

3.2.1. Quan điểm phát triển du lịch

Huy động các nguồn lực để phát triển du lịch với tốc độ nhanh và bền vững. Phát triển du lịch gắn kết toàn diện với kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng

Báo cáo Thực hành nghề nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Lan Anh

SV: Nguyễn Bá Vũ – Lớp 13DLH1 Trang 34

và bảo vệ môi trường. Kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng, hội nhập với gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa bản địa gắn với lợi ích cộng đồng dân cư, xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị, tôn tạo và bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái, quan tâm đến đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.

Phát huy hiệu quả tổng hợp các tài nguyên du lịch và các lợi thế về vị trí địa lý, tăng cường hợp tác phát triển du lịch với các địa phương trong cả nước, các tỉnh trong khu vực duyên hải Miền Trung, các tỉnh Tây Nguyên, mở rộng hợp tác với các tỉnh thuộc Nam Lào và Campuchia… để tạo điều kiện thu hút các nguồn lực đầu tư cho du lịch, đảm bảo tính tổng hợp, liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao trên cơ sở khai thác mọi nguồn lực trong và ngoài nước, phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế và của cộng đồng.

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm theo quy hoạch để tạo đột phá theo hướng phát triển nhanh và bền vững; tránh đầu tư dàn trải, manh mún, nhỏ lẻ. Tập trung đầu tư các tuyến, điểm du lịch phát huy được ưu thế của các di tích, danh thắng quốc gia, lợi thế so sánh về tài nguyên du lịch biển, đảo, đầm, vịnh, rừng núi và nét văn hóa đặc trưng. Ưu tiên lựa chọn nhà đầu tư có năng lực mạnh.

Giữ gìn và tôn tạo các giá trị bản sắc văn hóa, tự nhiên để xây dựng nên các loại hình và sản phẩm du lịch đặc thù của Phú Yên và của cả vùng duyên hải Miền Trung, đáp ứng nhu cầu của thị trường đồng thời đảm bảo tôn tạo, phát huy văn hóa dân tộc, địa phương.

3.2.2. Định hướng phát triển du lịch

Theo quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Yên đến năm 2020 được UBND tỉnh phê duyệt thì thị trường khách du lịch Phú Yên xác định hàng đầu vẫn là khách nội địa. Trong đó, chú trọng khai thác các nguồn khách đến từ TP Hồ Chí Minh, các tỉnh trong khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long qua hệ

Báo cáo Thực hành nghề nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Lan Anh

SV: Nguyễn Bá Vũ – Lớp 13DLH1 Trang 35

thống giao thông hàng không, đường bộ; đồng thời chú trọng phát triển thị trường khách từ các tỉnh Tây Nguyên, mở rộng thị trường khách từ Hà Nội và các tỉnh khu vực phía Bắc, các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Đối với thị trường du khách quốc tế, ưu tiên khai thác những thị trường khách du lịch trọng điểm và khả năng chi trả cao như: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Mỹ, Canada, thị trường châu Âu. Mặt khác, khai thác triệt để thị trường các nước khối ASEAN thông qua chương trình du lịch chung của các quốc gia đã ký kết; thị trường khách du lịch tàu biển...

Với thế mạnh là tài nguyên du lịch biển, đảo, hệ sinh thái đa dạng và chiều sâu văn hóa của một vùng đất, quy hoạch du lịch Phú Yên xác định 3 sản phẩm du lịch chính theo thứ tự ưu tiên là: Du lịch nghỉ dưỡng biển: tham quan khám phá các vùng cảnh quan, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh độc đáo gắn với biển, đảo của tỉnh; Du lịch gắn với sinh thái: tham quan, nghỉ dưỡng khu vực miền núi, du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch gắn với hệ sinh thái đầm, vịnh, hồ, các khu bảo tồn thiên nhiên, rừng cấm quốc gia; Du lịch gắn với văn hóa: tham quan di tích, nghiên cứu, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa ẩm thực, du lịch lễ hội, làng nghề, du lịch tâm linh...

Để giới thiệu sản phẩm du lịch đến du khách, việc hình thành các khu, tuyến điểm du lịch là rất cần thiết. Theo quy hoạch, ưu tiên phát triển du lịch theo tuyến Nam - Bắc, gắn với biển và vùng ven biển, khai thác các cảnh quan tự nhiên, các khu nghỉ dưỡng, tắm biển, vui chơi giải trí; hình thành mạng lưới không gian du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên; liên kết phát triển lữ hành quốc tế; đa dạng các hình thức du lịch lữ hành nội địa...; từng bước xây dựng cao nguyên Vân Hòa (Sơn Hòa) trở thành đô thị du lịch, trung tâm nghỉ mát của tỉnh; xây dựng một số buôn văn hóa du lịch của đồng bào các dân tộc thiểu số ở các huyện Sông Hinh, Sơn hòa, Đồng Xuân; hình thành khu du lịch sinh thái gắn liền các hồ thủy điện Sông Hinh, Sông Ba Hạ, các suối nước nóng Phú Sen, Lạc Sanh, Triêm Đức, Trà Ô...

Báo cáo Thực hành nghề nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Lan Anh

SV: Nguyễn Bá Vũ – Lớp 13DLH1 Trang 36

Đến năm 2020, Phú Yên hình thành 4 vùng không gian du lịch có tính chất khác nhau, bổ trợ cho nhau, gồm: Không gian du lịch trung tâm: bao gồm TP. Tuy Hòa và vùng phụ cận thuộc các huyện Đông Hòa, Phú Hòa, Tuy An; không gian du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo phía bắc tỉnh: bao gồm vịnh Xuân Đài và vùng phụ cận thuộc thị xã Sông Cầu và một phần của huyện Tuy An; không gian du lịch miền núi phía tây bắc tỉnh: bao gồm cao nguyên Vân Hòa và vùng phụ cận thuộc các huyện Sơn Hòa, Đồng Xuân, Tuy An; không gian du lịch miền núi phía tây nam: bao gồm huyện Sông Hinh và vùng phụ cận thuộc các huyện Sơn Hòa, Tây Hòa, Phú Hòa.

3.2.3. Mục tiêu của ngành du lịch Phú Yên

Trước mắt, UBND tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện giai đoạn một từ năm 2011 đến năm 2015 với những phần việc mang tính nền tảng và phân công, phân nhiệm một cách cụ thể. Đó là tiếp tục kêu gọi đầu tư mở rộng và phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch tại các khu vực có tiềm năng phát triển du lịch; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư và các dự án ưu iên đầu tư; xác định danh mục các dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư giai đoạn 2011-2015; xác định danh mục các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông nối các điểm du lịch...

Theo đó, có bốn chương trình cần tập trung, gồm: Chương trình đầu tư khai thác các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể (các di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng, lễ hội, dân ca, nhạc cụ...), văn hóa ẩm thực, tâm linh, làng nghề gắn với du lịch; Chương trình khảo sát, xây dựng, kết nối hình thành các tour du lịch nội tỉnh, nối tour với các địa phương khác trong khu vực; Chương trình tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch; Chương trình đào tạo, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực du lịch... Đây cũng chính là những phần việc được cụ thể hóa từ các nhóm giải pháp cơ bản được xác định để thúc đẩy du lịch Phú Yên phát triển. Tổng kinh phí thực hiện các chương trình nói trên giai đoạn 2011-2015 là 426,2 tỉ đồng, trong đó ngân sách tỉnh 125,75 tỉ đồng, ngân sách Trung ương hỗ trợ 300,45 tỉ đồng.

Báo cáo Thực hành nghề nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Lan Anh

SV: Nguyễn Bá Vũ – Lớp 13DLH1 Trang 37

3.3. Đề xuất giải pháp phát triển du lịch tỉnh Phú Yên 3.3.1. Tăng cường đầu tư phát triển du lịch 3.3.1. Tăng cường đầu tư phát triển du lịch

Thu hút vốn đầu tư, các dự án phát triển du lịch

Nghiên cứu xây dựng một số cơ chế đặc thù của địa phương có thể áp dụng được đối với Phú Yên theo hướng ưutiên miễn giảm thuế (đặc biệt là thuế sử ụng đất ở những khu vực có điều kiện phát triển khó khăn, hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu kém...); miễn giảm thuế trong những năm đầu đối với một số lĩnh vực kinh doanh du lịch có trách nhiệm, gắn với bảo tồn như du lịch sinh thái, du lịch của cộng đồng.

Tổ chức các hội nghị các nhà đầu tư du lịch nhằm quảng bá tuyên truyền và thu hút các nhà đầu tư đến với Phú Yên.

Đầu tư phát triển du lịch phải kết hợp tốt việc sử dụng ngân sách nhà nước với việc khai thác, sử dụng nguồn vốn nước ngoài và huy động nguồn lực trong dân theo phương châm xã hội hoá phát triển du lịch. Trong đó, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng dẫn đến và tại các điểm du lịch bằng ngân sách của Trung Ương hoặc địa phương, huy động vốn đầu tư nước ngoài hoặc từ các nguồn khác vào phát triển và đa dạng hoá các sản phẩm du lịch đặc biệt là hoạt động vui chơi giải trí nhằm tăng số ngày lưu trú của khách.

Xây dựng các cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật

Cần khuyến khích các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và dân cư trên địa bàn tỉnh vay vốn đầu tư phát triển khu vực dịch vụ du lịch, đặc biệt là vốn ưu đãi đầu tư vào phát triển các ngành dịch vụ du lịch chất lượng cao như xây dựng khách sạn 3 sao trở lên và nâng cấp các khách sạn chưa đủ điều kiện này, quy hoạch phát triển các nhà hàng đạt chuẩn.

Ngoài ra, tỉnh Phú Yên cần ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng giao thông phục vụ cho du lịch. Trong đó, đặc biệt chú ý đến việc nâng cao năng lực của vận chuyển đường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Báo cáo Thực hành nghề nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Lan Anh

SV: Nguyễn Bá Vũ – Lớp 13DLH1 Trang 38

hàng không bằng cách nâng cấp sân bay Tuy Hòa tăng sự chủ động cho hành khách đi và đến du lịch tại tỉnh. Bên cạnh đó cũng cần nâng cao chất lượng của các ngành vận chuyển khác để tạo thuận lợi cho sự phát triển du lịch của tỉnh.

Đầu tư xây dựng các điểm công cộng (Nhà vệ sinh, bãi xe, khu đón tiếp) tại trung tâm TP. Tuy Hòa.

3.3.2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch

Đánh giá hiện trạng tổng hợp nguồn nhân lực du lịch của tỉnh để có những cái nhìn chuẩn xác về thực trạng nhân lực từ đó có những chính sách kế hoạch phát triển nguồn nhân lực.

Hoàn thiện cơ cấu nguồn nhân lực trong ngành du lịch, tập trung ưu tiên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có trình độ nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao như đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn...

Đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ hiện có. Hình thành hệ thống các cơ sở đào tạo du lịch trên địa bàn tỉnh gắn lý thuyết với thực hành ở các cấp dạy nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học. Liên kết với các trường dạy nghề du lịch ở Nha Trang (Khánh Hòa), Huế, TP. Hồ Chí Minh tổ chức đào tạo nghề và gửi đi đào tạo nghể ở các nước nhằm bồi dưỡng tay nghề và nghiệp vụ cho lực lượng lao động trong ngành.

Hàng năm xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, định kỳ đội ngũ cán bộ, nhân viên du lịch (hướng dẫn viên, quản trị nhà hàng, khách sạn...).

Tổ chức trang thông tin về nhu cầu lao động cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ, tổ chức giao lưu giữa các chủ doanh nghiệp du lịch với học sinh, sinh viên các trường có khoa đào tạo nghề du lịch như: ngoại ngữ, văn hóa, lịch sử, kinh tế và du lịch... thông

Báo cáo Thực hành nghề nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Lan Anh

SV: Nguyễn Bá Vũ – Lớp 13DLH1 Trang 39

qua đó tạo cơ hội việc làm cho lực lượng đã qua đào tạo. Đồng thời, doanh nghiệp có thể đặt hàng cho các cơ sở có chức năng giáo dục đào tạo về số lượng và chất lượng đội ngũ làm du lịch trong tương lai, tạo ra mối quan hệ giữa doanh nghiệp - nhà trường và lao động, hướng đến việc kế hoạch đào tạo sát đúng với nhu cầu thực tiễn hơn.

Đặc biệt, nên có chính sách khuyến khích các sinh viên là người Phú Yên đang học tại các trường đại học trên toàn quốc nói chung và chuyên ngành du lịch nói riêng, sau khi tốt nghiệp quay về phục vụ cho du lịch tỉnh nhà. Đây là nguồn nhân lực dồi dào nhất của tỉnh và có thể sử dụng được ngay. Đây là giải pháp có nguồn nhân lực chất lượng cao mà không phải tốn nhiều thời gian và kinh phí đào tạo. Muốn vậy, du lịch Phú Yên cùng với lãnh đạo Tỉnh phải có chính sách hỗ trợ kinh phí cho những sinh viên của tỉnh có hoàn cảnh khó khăn để họ yên tâm học tập tốt.

Khuyến khích các doanh nghiệp có chính sách ưu đãi và thu hút nhân tài cho doanh nghiệp mình thông qua cạnh tranh lành mạnh, tạo dựng thương hiệu và đặc biệt là có chính sách tiền lương thỏa đáng cho người lao động.

3.3.3. Đề xuất giải pháp đa dạng hóa các sản phẩm du lịch

Phú Yên có bờ biển dài 189km là một trong những nơi đón bình minh sớm nhất nước tại Mũi Điện. Bờ biển Phú Yên có nhiều vịnh, bãi, vũng, đầm phá, gành còn mang vẻ đẹp hoang sơ tạo nên những cảnh quan sinh thái phong phú, đa dạng là tiềm năng rất lớn cho du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái.

Thiên nhiên đã ban tặng cho Phú Yên nhiều bãi tắm xinh đẹp làm say đắm lòng người có thể phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng và thể thao trên biển, trên cát. Các bãi tắm có sự kết hợp giữa núi non, biển và cát trắng mịn, thoai thoải, nước biển luôn trong xanh và lặng sóng soi bóng những rặng phi lao, rừng dừa thẳng tắp. Một số bãi tắm tiêu biểu như: Bãi Bàng, Bãi Bàu, Bãi Rạng, Bãi Xuân Hải, Bãi Nồm, Bãi Tràm, Bãi Từ

Báo cáo Thực hành nghề nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Lan Anh

SV: Nguyễn Bá Vũ – Lớp 13DLH1 Trang 40

Nham, Bãi Ôm, Bãi Bình Sa, Bãi An Hải, Bãi Phú Thường, Bãi Súng, Bãi Xép, Bãi Long Thủy, Bãi Tuy Hòa, Bãi Gốc.

Phú Yên còn có nhiều gành đá và đảo nhỏ ven bờ như: gành Đá Đĩa, đảo hòn lao Mái Nhà, đảo hòn Yến, đảo hòn Chùa, đảo hòn Nưa... Kết quả thăm dò, khảo sát cho thấy, Phú Yên có diện tích rạn san hô ngầm trên 400 ha, đây là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá để phát triển loại hình du lịch sinh thái biển ở Phú Yên trong tương lai. Ngoài ra, các nguồn nước khoáng nóng: Phú Sen, Lạc Sanh, Trà Ô, Triêm Đức với nhiệt độ từ 50 đến 700C rất thích hợp cho phát triển loại hình du lịch chữa bệnh, phục hồi sức khỏe và nghỉ dưỡng.

Bên cạnh những tài nguyên du lịch tự nhiên, Phú Yên có nền văn hóa truyền thống đầy bản sắc được kế thừa và không ngừng phát triển làm phong phú và đa dạng đời sống tinh thần của 31 dân tộc anh em trong tỉnh. Phú Yên còn là một vùng đất có bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa, nét đặc sắc của văn hóa Phú Yên là sự đan xen, giao thoa và hòa hợp của nền văn hóa Việt-Chăm như Tháp Nhạn, Thành Hồ và đặc biệt là nền Văn hóa Đá, với các di tích danh thắng quốc gia Chùa Đá Trắng, núi Đá Bia, đặc biệt là bộ kèn đá có niên đại cách ngày nay khoảng 2.500 năm. Một số di tích, địa danh đã gắn liền với tên tuổi của các danh nhân lịch sử: Đá Bia gắn với truyền thuyết về hành trình mở cõi về phương Nam của vua Lê Thánh Tông; Đền thờ Lương Văn Chánh, vị khai quốc công thần của Phú Yên; Đền thờ nhà chí sỹ yêu nước Lê Thành Phương; Thành An Thổ, nơi sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam; Núi

Một phần của tài liệu Đề Xuất Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tỉnh Phú Yên (Trang 38)