IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.2 So sánh giữa các nước áp dụng và không áp dụng lạm phát mục tiêu:
Tại phần trên, chúng ta có bằng chứng cho thấy rằng lạm phát mục tiêu giúp giảm tác động
truyền dẫn của tỷ giá lên cả ba loại chỉ số giá (CPI, IMP, PPI). Một so sánh với các nước mới
nổi nhưng không áp dụng lạm phát mục tiêu (non-targeters) trong cùng thời gian trên đã cung cấp thêm một số thông tin đáng quan tâm. Dữ liệu lấy từ 12 nước không áp dụng lạm
sau cho các nước không đặt lạm phát mục tiêu, nhóm tác giả đã chọn mốc thời gian là năm
1999 vì đây là thời điểm nhiều nước mới nổi bắt đầu áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu. Hình 3 và hình 4 dưới đây trình bày các so sánh cho các nước nhóm 2 (không áp dụng lạm
phát mục tiêu) trước và sau năm 1999. Tại hình 03 thể hiện phản ứng của CPI (customer price index) trước các biến động của tỷ giá hối đoái (exchange rate shock) sử dụng mô hình 05 biến (5 variance VAR). Trong khi đó hình 04 lại thể hiện phản ứng của 03 chỉ số giá trước biến động của tỷ giá hối đoái khi dùng mô hình 07 biến (07 variance VAR).
Tại hình 03: Phản ứng của chỉ số CPI ở các nước không áp dụng lạm phát mục tiêu đối
với biến động của tỷ giá hối đoái (mẫu hình VAR với 05 biến số)
Hình 03 cho thấy:
- Tại các nước không áp dụng lạm phát mục tiêu thì trước năm 1999, tác động truyền
dẫn của tỷ giá hối đoái lên chỉ số CPI thì sai lệch không đáng kể so với mức 0. Sau năm 1999 thì mức này dao động mạnh hơn.
Tại hình 04: Phản ứng của giá cả ở các nước không áp dụng lạm phát mục tiêu đến biến động tỷ giá hối đoái (7-variance VAR)
Ở hình số 04 này cho thấy trước năm 1999 tác động truyền dẫn đến 03 chỉ số giá trên (PPI, IMP, PPI) tại các nước này sai lệch không đáng kể (not significant different) so với mức 0, sau năm 1999 thì thể hiện mức chênh lệch đáng kể so với mốc 0. (positive)
Để so sánh giữa các nước áp dụng và không áp dụng lạm phát mục tiêu, nhóm tác giả đã có sự so sánh giữa 2 mẫu nghiên cứu lấy từ 2 nhóm nước đó là : các nước (áp dụng lạm phát
mục tiêu) sau khi áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu so sánh với các nước không áp dụng
lạm phát mục tiêu sau năm 1999. Hình 05 và 06 thể hiện điều này.
Hình số 05: Phản ứng của chỉ số CPI trước biến động của tỷ giá hối đoái: Các nước áp
dụng làm phát mục tiêu so sánh với các nước không áp dụng lạm phát mục tiêu (sử dụng
mẫu hình 05 biến số)
Tại hình 05 cho thấy: tác động truyền dẫn lên chỉ số giá tiêu dùng là như nhau đối với nhóm nước áp dụng lạm phát mục tiêu sau khi thực hiện chính sách này với nhóm các nước không
áp dụng lạm phát mục tiêu sau thời điểm 1999. Nhưng tác động truyền dẫn này lại khác nhau
Hình số 06: Phản ứng của các chỉ số giá trước biến động của tỷ giá hối đoái: Các nước áp
dụng lạm phát mục tiêu (Gọi tắt là Iters) so với các nước không áp dụng lạm phát mục
tiêu (gọi tắt là Niters) với mô hình 7 biến số
Tại hình này cho thấy có sự khác biệt trong tác động truyền dẫn của tỷ giá hối đoái lên 03 loại giá khác nhau (PPI, CPI, IMP) xét giai đoạn sau năm 1999, theo đó:
- Tác động truyền dẫn này lên giá tiêu dùng (CPI) và giá nhập khẩu (IMP) tại các nước
áp dụng lạm phát mục tiêu sau khi thực hiện chính sách cao hơn các nước không áp
- Trong khi đó, tác động này lên chỉ số giá sản xuất thì sai lệch không đáng kế (not
significantly different) tại các nước áp dụng lạm phát mục tiêu sau khi áp dụng chính
sách so với nước không áp dụng lạm phát mục tiêu sau năm 1999.
Tóm lại, chúng ta thu được 02 kết quả từ việc so sánh trên là:
- Thứ nhất, với các nước mới nổi không áp dụng lạm phát mục tiêu, tác động truyền
dẫn không có sai lệch đáng kể so với mức giá trị zero (0) trước năm 1999 và sau năm
1999 thì chênh lệch đáng kể so với mức 0.
- Thứ hai, bằng việc so sánh các nước áp dụng cơ chế lạm phát mục tiêu (sau thời điểm
áp dụng) với các nước không áp dụng (sau năm 1999), thì tác động truyền dẫn là khá giống nhau trong 2 mẫu nghiên cứu này.
Các kết quả này khẳng định rằng các nước chịu sự tác động truyền dẫn của tỷ giá hối đoái
cao thì có khuynh hướng nghiêng về áp dụng lạm phát mục tiêu để tăng sự tín nhiệm lên,
hơn là các nước có mức truyền dẫn thấp.