Đối với công nhân trực tiếp sản xuất:

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH VÀ THỦ TỤC KẾ TOÁN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CP KỸ THUẬT VÀ THIẾT BỊ NGÀNH NƯỚC (Trang 26 - 29)

Phương pháp 1: Khoán sản phẩm đến người công nhân như đội khai thác

LKSP của một người = Số lượng sản phẩm hoàn thành x đơn giá TL /1SP

Nhận xét: Người công nhân đã quan tâm đến khối lượng, chất lượng sản phẩm có động lực thúc đầy hoàn thành định mức lao động.

Cách trả lương trên Công ty chưa khuyến khích công nhân làm tăng khối lượng sản phẩm do đơn giá sản phẩm chưa xét luỹ tiến, chưa tăng theo khối lượng sản phẩm vượt mức.

Phương pháp 2: Áp dụng cho các công việc có yêu cầu kỹ thuật:

Tiền lương cơ bản = 210.000 x Hệ số lương cấp bậc chức vụ

(210.000 x HS CB, CV) NCCD

Lương khoán của một

người =

Tổng lương khoán của tổ

X Số xuất phân phối của mối người Tổng số xuất phân phối

của tổ

Lương khoán của tổ = Đơn giá TL/ SP x khối lượng SP hoàn thành

Số xuất phân phối của

mối người =

Số công làm khoán của

mỗi người X

Hệ số chênh lệch lương của mỗi người

Hệ số chênh lệch lương = Hệ số lương cấp bậc của từng người

Hệ số cấp bậc lương của người thấp nhất trong tổ .

Phương pháp3: Áp dụng cho những công việc không yêu cầu kỹ thuật cao,

chủ yếu là lao động phổ thông. Như đội chế biến Lương khoán của

một người =

Tổng lương khoán của tổ

x Số công của từng người Tổng số công của tổ

Tiền lương theo

Công nhật = Tiền lương Một ngày công x Ngày công thực tế Tiền lương một ngày công = HSCT x TLCB NCCĐ

Trong đó:

- HSCT: Hệ số mức lương do công ty quy định. - TLCB: Tiền lương cơ bản.

-NCCĐ: Ngày công chế độ.

Ngoài tiền lương thì tiền thưởng cũng là một công cụ kích thích người lao động rất quan trọng. Thực chất tiền thưởng là một khoản tiền bổ sung cho tiền lương nhằm quán triệt hơn nguyên tắc phân phối theo lao động. Thông qua tiền thưởng, người lao động được thừa nhận trước Doanh nghiệp và xã hội về những thành tích của mình, đồng thời nó cổ vũ tinh thần cho toàn bộ Doanh nghiệp phấn đấu đạt nhiều thành tích trong công việc.

Có rất nhiều hình thức thưởng, mức thưởng khác nhau tất cả phụ thuộc vào tính chất công việc lẫn hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Để phát huy tác dụng cuả tiền thưởng thì doanh nghiệp cần phải thực hiện chế độ trách nhiệm vật chất đối với những trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ, gây tổn thất cho doanh nghiệp. Ngoài tiền thưởng ra thì trợ cấp và các khoản thu khác ngoài lương cũng có tác dụng lớn trong việc khuyến khích lao động

- Khen thưởng và kỷ luật.

Công tác khen thưởng và kỷ luật ở Công ty được tiến hành định kỳ. Sau khi kiểm tra đánh giá thành tích công tác của từng cá nhân, từng bộ phận, ban lãnh đạo ra các quyết định và khen thưởng và kỷ luật tạm thời

+ Hình thức khen thưởng: biểu dương trước toàn công ty, thưởng vật chất.

+Hình thức kỷ luật: cảnh cáo trừ lương, kiểm điểm trước tập thể, đình chỉ công tác tạm thời đến chấm dứt hợp đồng lao động.

- Phụ cấp.

+ Phụ cấp chức vụ: được dành cho Giám đốc, kế toán trưởng, Trưởng phòng hành chính nhằm khuyến khích những cán bộ này tích cực hơn trong công tác quản lý của mình.

+ Phụ cấp làm thêm: số tiền bồi dưỡng cho công nhân viên khi làm thêm giờ.

c. Quỹ Bảo hiểm xã hội

Theo quy đinh tại Điều 3 Luật BHXH: BHXH là sự đảm bảo hay bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH

Quỹ BHXH được hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định là trên tiền lương phải trả CNV trong kỳ. Theo chế độ hiện hành, hàng tháng Doanh nghiệp tiến hành trích lập Quỹ BHXH theo tỷ lệ 26% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả CNV trong tháng, trong đó: 18% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động, 8% trừ vào lương của người lao động

Quỹ BHXH được trích lập tạo ra nguồn vốn tài trợ cho người lao động trong trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động.

d. Quỹ Bảo hiểm y tế

BHYT là một khoản trợ cấp cho việc phòng chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người lao động. Cơ quan Bảo hiểm sẽ thanh toán về chi phí khám chữa bệnh theo tỷ lệ nhất định mà Nhà nước quy định cho những người đã tham gia đóng Bảo hiểm.

Quỹ BHYT được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả CNV trong kỳ. Theo chế độ hiện hành, DN trích quỹ BHYT theo tỷ lệ 4,5% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả CNV trong tháng, trong đó 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động, 1,5% trừ vào lương của người lao động.

Quỹ BHYT được trích lập để tài trợ cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ trong các hoạt động khám chữa bệnh.

b.Tài khoản sử dụng

Để phản ánh tình hình thanh toán các khoản tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ kế toán sử dụng các TK kế toán chủ yếu như sau:

- TK 334: Phải trả người lao động (NLĐ) - TK 338: Phải trả, phải nộp khác

- TK 335: Chi phí phải trả

+TK 334: Phải trả người lao động

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho CNV của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của CNV. Trong các doanh nghiệp xây lắp TK này còn được dùng để phản ánh tiền công phải trả cho lao động thuê ngoài.

+ TK 338: “Phải trả và phải nộp khác”: Dùng để phản ánh các khoản phải trả và phải nộp cho cơ quan pháp luật, cho các tổ chức, đoàn thể xã hội, cho cấp trên về kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các khoản khấu trừ vào lương theo quyết định của toà án (tiền nuôi con khi li dị, nuôi con ngoài giá thú, án phí,...) giá trị tài sản thừa chờ xử lý, các khoản vay mượn tạm thời, nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn, các khoản thu hộ, giữ hộ...

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH VÀ THỦ TỤC KẾ TOÁN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CP KỸ THUẬT VÀ THIẾT BỊ NGÀNH NƯỚC (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w