- Củng cố kiến thức liên quan (tính chất lý, hóa học của silic và một số hợp chất của silic, tài nguyên và môi trường, hoá học với vấn đề kinh tế, các nhân tố ảnh hưởng tới môi trường, hoá học với vấn đề xã hội…).
- Giúp người học có được những kiến thức và kỹ năng cơ bản, bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học (cách xác định đề tài nghiên cứu, cách xây dựng và báo cáo đề cương nghiên cứu, cách thu tập và xử lý số liệu thu được, cách xây dựng cấu trúc của một báo cáo khoa học, cách bảo vệ đề tài... )
- Phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển năng lực tư duy logic, tính sáng tạo trong nghiên cứu khoa học.
- Rèn luyện năng lực thực hành, giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống.
- Rèn luyện khả năng trình bày một vấn đề khoa học trước tập thể một cách mạch lạc, tự tin, thuyết phục
- Bồi dưỡng lòng yêu khoa học, rèn luyện tính nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học.
Bộ câu hỏi định hướng
Câu hỏi khái quát Tầm quan trọng của ngành công nghiệp silicat đối với đất nước?
Câu hỏi bài học
1. Thành phần, cách sản xuất thủy tinh, gốm, xi măng?
2. Hãy kể tên các cơ sở, nhà máy sản xuất thủy tinh, gốm, xi măng nôỉ tiếng ở nước ta?
1. Vai trò của ngành công nghiệp silicat đối với đất nước? 2. Nêu thành phần hóa học và tính chất của thủy tinh? 3. Thủy tinh được chia làm mấy loại?
4. Nguyên liệu chính để sản xuất đồ gốm là gì?
5. Có mấy loại đồ gốm? Cách sản xuất các đồ gốm đó như thế nào?
6. Hãy kể tên các cơ sở (hay địa phương) sản xuất đồ gốm nổi tiếng mà em biết?
7. Xi măng có thành phần hóa học chủ yếu là gì? 8. Xi măng Pooclăng được sản xuất như thế nào?
9. Hãy kể tên các nhà máy sản xuất xi măng lớn mà em biết? 10. Điều kiện thực hiện dự án (thời gian tiến hành, thời hạn, điều kiện về cơ sở vật chất và phương tiện nghiên cứu, phương tiện đi lại, số thành viên tham gia...)?
11. Lựa chọn hướng nghiên cứu nào? (lưu ý tới đặc điểm của địa phương và điều kiện nghiên cứu).
12. Tại sao thực hiện đề tài? (ý nghĩa của đề tài, tính thực tiễn, tính khả thi).
13. Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của đề tài? 14. Tiến hành nghiên cứu trên thực địa như thế nào? (cách lấy mấu, thời gian lấy mẫu, cách đặt thí nghiệm để đảm bảo tính chính xác, khoa học).
15. Từ các số liệu thu được (số liệu thô), làm thế nào để có thể rút ra kết luận sơ bộ (Cách xử lý số liệu): Lập các bảng biểu, Tính các đại lượng đặc trưng (Trị số trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn, kiểm định giả thuyết thống kê các tham số, biểu diễn trên đồ thị, biểu đồ).
16. Viết báo cáo khoa học như thế nào? (cấu trúc của một báo cáo, dung lượng, cách thống kê TLTK, hình thức trình bày, cách rút ra nhận xét hay kết luận sau mỗi phần hoặc kết luận chung, cách viết tóm tắt báo cáo khoa học).
17. Báo cáo kết quả nghiên cứu và bảo vệ luận điểm khoa học như thế nào? (Thiết kế bản trình chiếu powerpoint, thời gian)
Trước khi bắt đầu dự án Học sinh thực hiện dự án và hoàn tất công việc
Sau khi hoàn tất dự án
- Trình bày các nghiên cứu về thành phần, tính chất, phương pháp sản xuất thủy tinh, gốm, xi măng. - Trình bày các cơ sở (hoặc địa phương) nổi tiếng về sản xuất thủy tinh, đồ gốm, xi măng. - Trình bày những thuận lợi và khó khăn của các cơ sở này trong quá trình sản xuất. - Trình bày những tác động đến môi trường của các cơ sở trong quá trình sản xuất. - Trình bày ý nghĩa của việc nghiên cứu. - Báo cáo đề cương nghiên cứu: + Mục tiêu + Đối tượng và địa điểm nghiên cứu + Phương pháp nghiên cứu + Nhiệm vụ nghiên cứu + Phạm vi nghiên cứu - Tiến độ thực hiện đề tài. - Cách thực hiện đề tài (liên hệ các cơ sở sản xuất, phương pháp thu thập thông tin, xử lí thông tin). - Tính chính xác, khoa học của các bước tiến hành đề tài (thông tin thu nhận được có chính xác?)
- Cách xử lý số liệu thu được (cách biểu diễn các số liệu trên bảng, biểu, đồ thị, biểu đồ, cách xử lý Toán thống kê). - Việc đưa ra các nhận xét có căn cứ vào việc xử lý số liệu không. - Cơ sở của các nhận định và kết luận đưa ra (có dựa trên kết quả nghiên cứu không?) - Cách lý giải các nhận định và kết luận - Ý nghĩa của kết luận rút ra từ kết quả nghiên cứu - Việc báo cáo kết quả nghiên cứu của đề tài (thời gian, cách minh hoạ, ngôn ngữ, hiệu quả của việc chuyển tải nội dung nghiên cứu cho người nghe). - Việc bảo vệ luận điểm khoa học của nhóm nghiên cứu (trả lời người khác). Tổng hợp đánh giá
TT Nội dung đánh giá Điểm Xây dựng đề cương nghiên cứu
1 Xác định được ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài (lý do chọn đề tài)
1 2 Mục tiêu nghiên cứu rõ ràng, xác định đúng đối tượng, phương pháp và
nhiệm vụ nghiên cứu.
2
Quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu
3 Thực hiện đúng tiến độ được đề ra trong đề cương nghiên cứu 1 4 Việc sử dụng các phương pháp, phương tiện và quy trình nghiên cứu đảm
bảo tính khoa học, chính xác, tin cậy.
2 5 Biết cách sử lý số liệu thu được bằng thống kê toán học và biểu diễn trên
biểu đồ, đồ thị.
2 6 Rút ra được các nhận định xác đáng từ việc xử lý số liệu và lý giải được
kết quả nghiên cứu
2 7 Bản báo cáo khoa học rõ ràng, văn phong khoa học và trình bày đẹp, đúng
quy cách (định dạng văn bản, số trang, cách trích dẫn tài liệu và thống kê TLTK).
2
8 Tóm tắt báo cáo khoa học phản ánh được nội dung chính của bản báo cáo toàn văn
1 9 Phần kết luận phản ánh nội dung quan trọng và chính xác được rút ra từ
kết quả nghiên cứu.
1
Báo cáo đề tài
10 Trình bày được lý do chọn đề tài, mục tiêu, đối tượng, nội dung nghiên cứu.
1 11 Trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu và phần kết luận rõ ràng, logic, có
chọn lọc và khoa học.
2 12 Đảm bảo thời gian theo quy định (15 - 20 phút) 0,5 13 Tự tin, bình tĩnh, lưu loát, ngôn ngữ khúc chiết. 0,5 14 Bảo vệ được các luận điểm đưa ra, trả lời được các câu hỏi do người khác
đặt ra có liên quan đến đề tài..
1
Cộng 20
Chi tiết bài dạy
Các kỹ năng thiết yếu
Kỹ năng thiết kế bảng, biểu, đồ thị, biểu đồ.
Kỹ năng viết báo cáo toàn văn (cấu trúc, giới hạn số trang, cách thống kê TLTK, cách trình bày)
Kỹ năng thiết kế các slide (power point) để báo cáo kết quả nghiên cứu.
Các bước tiến hành bài dạy
Giai
đoạn Mục tiêu Giáo viên Học sinh
1
- HS nhận thức rõ ý nghĩa của việc thực hiện dự án
- Học sinh chuẩn bị kiến thức có liên quan đến đề tài.
- Nêu ý nghĩa và lược sử sự phát triển của dự án.
- Phổ biến sơ bộ quy định của việc thực hiện dự án.
- Phân chia lớp thành các nhóm nghiên cứu
- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan tới dự án
- Nghiên cứu các công trình nghiên cứu có liên quan đã được công bố (nếu có). 2 - Xác định được đề tài nghiên cứu - Đưa ra một số định hướng nghiên cứu.
- Đánh giá và lựa chọn đề tài nghiên cứu khả thi
- Lựa chọn đề tài nghiên cứu.
- Các thành viên trong mỗi nhóm hợp tác viết và trình bày cương nghiên cứu
3
- Học sinh thu thập và xử lý các số liệu cần thiết để đưa ra kết luận.
- Hướng dẫn các nhóm thực hiện đề tài nghiên cứu theo đề cương nghiên cứu.
- Thực hiện đề tài + Tiến hành trên thực địa (các cơ sở sản xuất, địa phương). + Xử lý số liệu đưa các ra nhận định. + Lý giải kết quả nghiên cứu và các nhận định cơ bản. + Viết báo cáo khoa học.
4 Bảo vệ đề tài nghiên cứu
Đánh giá và nghiệm thu đề tài nghiên cứu
Báo cáo kết quả nghiên cứu
1. Nêu rõ mục tiêu, ý nghĩa của cuộc thi “Tìm hiểu về ngành công nghiệp silicat ở nước ta” và phát động phong trào tham gia cuộc thi này.
2. Phổ biến trước lớp và hướng dẫn tài liệu hướng dẫn thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học của Ban tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu về ngành công nghiệp silicat ở nước ta” (thời gian tiến hành, thời hạn, điều kiện, cách viết báo cáo nghiên cứu khoa học).
3. Giới thiệu tài liệu tham khảo, các cơ sở sản xuất hoặc địa phương nổi tiếng về sản xuất thủy tinh, gốm, xi măng.
Giai đoạn 2
3. Phân các thành viên trong lớp đăng ký tham gia nghiên cứu thành các nhóm nghiên cứu (mỗi nhóm nghiên cứu không quá 5 người, các nhóm tương đối đồng đều về số người, khả năng học tập, mỗi nhóm bầu một nhóm trưởng).
4. Giáo viên nêu ra một vài định hướng nghiên cứu (nhấn mạnh đặc điểm của địa phương và điều kiện nghiên cứu).
5. Hướng dẫn cách viết đề cương nghiên cứu
6. Yêu cầu các nhóm học sinh báo cáo và giải thích đề cương nghiên cứu trước lớp. Giáo viên nhận xét, đánh giá (ý nghĩa của đề tài, tính thực tiễn, tính khả thi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu).
7. Phân tích, đánh giá đề cương nghiên cứu của các nhóm. 8. Công bố các đề tài nghiên cứu của các nhóm có tính khả thi.
Giai đoạn 3
9. Hướng dẫn các nhóm nghiên cứu đã được lựa chọn về cách chọn đối tượng, phương pháp nghiên cứu (cách liên hệ với các cơ sở sản xuất, cách thu thập thông tin đảm bảo tính chính xác, khoa học).
10. Theo dõi, động viên, hướng dẫn quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của các nhóm nghiên cứu trên thực địa.
11. Hướng dẫn các nhóm nghiên cứu về cách sử lý số liệu, rút ra kết luận, cách viết báo cáo khoa học và cách trình bày (sử dụng phần mềm power point) .
Giai đoạn 4
12. Yêu cầu học sinh báo cáo trước lớp về kết quả nghiên cứu (trong khoảng thời gian 20 phút). Các nhóm trình bày nhận xét, đánh giá của mình và nộp sản phẩm dưới dạng file word, kèm theo biên bản hoạt động nhóm.
13. Nhận xét, đánh giá các nhóm nghiên cứu về:
- Kết quả đạt được (ý nghĩa thực tiễn, tính chính xác, tính khoa học). - Năng lực trình bày và giải thích kết quả nghiên cứu.
- Chất lượng các câu trả lời của nhóm
Điều chỉnh phù hợp với đối tượng
Học sinh tiếp thu chậm
Giáo viên giành thời gian giúp đỡ về các công cụ xử lý số liệu thu được (vẽ đồ thị, nhận xét kết quả nghiên cứu )
Học sinh không biết Tiếng Anh
Tham khảo các tài liệu phù hợp.
Học sinh năng khiếu
Có thể độc lập xác định hướng nghiên cứu, không giống với định hướng nghiên cứu của giáo viên.
Công nghệ – Phần cứng (Đánh dấu vào những thiết bị cần thiết)
Máy quay Máy tính Máy ảnh kỹ thuật số Đầu đĩa ĐV Kết nối Internet Đĩa Laser Máy in Máy chiếu Máy quét ảnh Tivi Đầu máy VCR Máy quay phim Thiết bị hội thảo Video
Thiết bị khác
Công nghệ – mềm (Đánh dấu vào những phần mềm cần thiết)
Cơ sở dữ liệu / Bảng tính Ấn phẩm
Phần mềm thư điện tử Bách khoa toàn thư trên đĩa CD
Phần mềm xử lý ảnh Trình duyệt Web Đa phương tiện
Phần mềm thiết kế Web
Hệ soạn thảo văn bản Phần mềm khác
Tư liệu in Sách giáo khoa lớp 11, Tài liệu hướng dẫn thực hiện đề tài nghiên
cứu khoa học, các tài liệu tham khảo có liên quan...
Hỗ trợ Phòng Lab (giới hạn cho một số chỉ tiêu nghiên cứu), Máy tính,
Nguồn Internet http://vi.wikipedia.org/wiki/Silic http://vi.wikipedia.org/wiki/Thủy_tinh http://www.minhlong.com/MinhLong08/ http://www.hatien1.com.vn/home/Cong-nghe-san-xuat-xi-mang.vip Yêu cầu khác
Sự ủng hộ của Ban Giám hiệu Nhà trường và các phụ huynh (thời gian, kinh phí, phương tiện...), các chuyến đi thực địa tại các cơ sở sản xuất.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1. Điền các thông tin theo bảng dưới đây:
Thủy tinh Kali Thủy tinh pha lê Thủy tinh thạch anh Thủy tinh màu Thành phần
Tính chất Ứng dụng Sản xuất
Gạch, ngói Sành Sứ
Nguyên liệu sản xuất Phương pháp sản xuất Tính chất Ứng dụng Xi măng Thành phần hóa học Phương pháp sản xuất
Quá trình đông cứng của xi măng Những địa phương có nhà máy xi măng
2. Đề tài của nhóm sẽ được thực hiện trong điều kiện như thế nào?
- Danh sách thành viên trong nhóm: chia HS của lớp thành 6 nhóm - Thời gian tiến hành: 1 tháng
- Điều kiện về cơ sở vật chất (phương tiện, máy in, máy tính, các thiết bị khác...): - Liệt kê kiến thức liên quan đến đề tài cần chuẩn bị.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
1. Tên đề tài:
2. Lí do chọn đề tài 3. Mục đích nghiên cứu:
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu: 5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
6. Phạm vi nghiên cứu: 7. Phương pháp nghiên cứu:
8. Dự kiến cấu trúc của bản báo cáo đề tài nghiên cứu (dung lượng, cách thống kê TLTK, cách rút ra nhận từ kết quả nghiên cứu).
HỢP ĐỒNG HỌC TẬP
Chủ đề / nhiệm vụ: Thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Tìm hiểu về ngành công nghiệp silicat ở nước ta”
Họ và tên học sinh (Đại diện nhóm): Họ và tên giáo viên:
Mục tiêu:
Tìm hiểu thành phần, phương pháp sản xuất, thuận lợi, khó khăn và ảnh hưởng đến môi trường của một số cơ sở sản xuất thủy tinh, gốm sứ, xi măng.
Học sinh đạt được mục tiêu bằng cách:
- Nghiên cứu tổng quan: Nghiên cứu một số đề tài có liên quan đã nghiên cứu trước đó.
- Lựa chọn đề tài nghiên cứu (trên cơ sở nghiên cứu tổng quan và một số định hướng do giáo viên giới thiệu).
- Thực hiện đề tài nghiên cứu để rút ra kết luận xác đáng.
Trách nhiệm của học sinh:
- Xác định đề tài nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Báo cáo kế hoạch nghiên cứu (lý do, mục tiêu, đối tượng, nhiệm vụ và PP nghiên cứu).
- Viết báo cáo toàn văn và báo cáo tóm tắt về kết quả nghiên cứu của đề tài.
- Báo cáo trước giáo viên và tập thể lớp về kết quả thực hiện đề tài.
Trách nhiệm của giáo viên:
- Phổ biến kế hoạch và thể lệ cuộc thi về “Tìm hiểu về ngành công nghiệp silicat ở nước ta”
- Giới thiệu sơ bộ về kết quả nghiên cứu của một số đề tài và đưa ra một số định hướng nghiên cứu về tình hình sản xuất của ngành công nghiệp silicat ở nước ta cho học sinh tìm hiểu, lựa chọn.
- Hướng dẫn học sinh đọc SGK và giới thiệu một số tài liệu tham khảo, trang web có liên quan.
- Đánh giá, góp ý, sửa chữa và điều chỉnh đề cương nghiên cứu.
- Bổ sung cho học sinh một số kiến thức cơ bản về Tin học (cách xử lý số liệu, cách biểu diễn trên đồ thị, biểu đồ…).
- Theo dõi, giúp đỡ trong quá trình thực hiện đề tài.
Sản phẩm học tập:
- Báo cáo kết quả nghiên cứu (toàn văn): + Dưới dạng file (word)
+ Bản in trên giấy A4 (8 - 12 trang). - Báo cáo tóm tắt:
+ Dưới dạng file (word)
+ Bản in trên giấy A4 (2 trang).
- Báo cáo trình chiếu trước Hội đồng (Thiết kế bằng phần mềm Power point, không quá 25 slide)
- Ấn phẩm: Dùng phần mềm MS. Publisher để tạo ra các bài báo dán trên bản tin của câu lạc bộ hóa học đồng thời phân phát cho các lớp trong trường.