Một số đề tài nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá chạch lửa (mastacembelus erythrotaenia bleeker, 1870) (Trang 27 - 29)

Vì cá chạch lửa là đối tượng mới, trước nay có rất ít tài liệu và công trình nghiên cứu về loài này được công bố và hầu hết chỉ đề cập đến các đặc điểm hình thái, phân loại và phân bố.

Những năm gần đây, nghề nuôi cá cảnh phát triển, vì thế vấn đề sinh sản các loài cá có tiềm năng làm cảnh mới được chú ý đến. Năm 2009, Nguyễn Xuân Đồng công bố công trình nghiên cứu “Nghiên cứu đặc điểm sinh học một số loài cá có khả năng thuần hóa để làm cá cảnh ở thủy vực nội địa các tỉnh Nam Bộ”, trong đó có đề câp đến khả năng thuần hóa cá chạch lửa để làm cá cảnh.[8]

Cho đến nay, vẫn chưa có công trình nghiên cứu về sinh sản nhân tạo cá chạch lửa được công bố. Tuy nhiên đã có vài loài cá họ hàng của cá chạch lửa đươc nghiên cứu sinh sản nhân tạo thành công .

Năm 2007, Nguyễn Quốc Đạt công bố công trình nghiên cứu “Thử nghiệm sản xuất giống nhân tạo cá chạch sông (Macgnonathus siamemsis)”. Cá chạch sông là loài có tuổi thành thục khá sớm (0+

), chiều dài thành thục đầu tiên của cá đực là 13,3 ±0,17 cm và cá cái là 14,47 ± 2,2 cm. Trong tự nhiên, cá bắt đầu thành thục từ tháng 3 và sẵn sàng sinh sản từ tháng 5 đến tháng 7, đến tháng 8 tuyến sinh dục cá cái bắt đầu thoái hóa. Nghiên cứu mô học buồng trứng cho thấy, tế bào trứng có nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, điển hình của loài cá đẻ nhiều năm. Công trình nghiên cứu sử dụng 2 loại kích dục tố là HCG và LRHa + DOM, trong đó cả HCG và LRHa đều có tác dụng gây rụng trứng với liều lượng HCG là 1500 UI/kg cá cái, LRHa là 50 µg/kg cá cái, phương pháp tiêm 2 lần trong điều kiện nhiệt độ nước là 28 – 29oC, sức sinh sản tuyệt đối đạt 2.223±932 hạt/cá thể, sức sinh sản tương đối thực tế 70±24 hạt/g cá cái, thời gian hiệu ứng từ 10 đến 10,5 giờ, thời gian phát triển phôi là 142 giờ. Đường kính trứng dao động 1,05±0,1 mm. Cá bột sau khi tiêu hết noãn hoàng có tập tính sống bám vào giá thể hoặc lẩn trốn trong các khe rãnh. Giá thể thích hợp nhất là xơ ni lông. Mật độ ương cho hiệu quả cao nhất là 100 con/m2 [6].

Năm 2009, Nguyễn Văn Triều công bố công trình “Nghiên cứu đặc điểm sinh học và thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá chạch lấu (Mastacembelus armatus

Lacepade, 1800)”. Kết quả nghiên cứu cho thấy mùa vụ sinh sản của cá chạch lấu là mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 8 hằng năm nhưng tập trung chủ yếu vào tháng 6 và tháng 7. Nghiên cứu cho thấy, HCG với liều lượng 2500UI/kg cá cái với phương pháp tiêm 2 lần (500 UI/kg cho liều dẫn và 2000 UI/kg cho liều quyết định) cho kết quả rụng trứng cao, đạt đến 100%, tỉ lệ thụ tinh 73,3%, tỉ lệ nở 71,3%, sức sinh sản 21.189±1309 trứng/kg cá cái. Ương cá bột bằng moina và trùn chỉ ở mật độ 2-2,5 con/lít cho kết quả tăng trưởng tốt (đạt 63,7 – 65,6 mm sau 45 ngày ương) và tỉ lệ sống cao (63,2 – 66,5%) [18].

Năm 2010, Đặng Văn Trường và Phạm Văn Khánh công bố công trình “Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất giống cá chạch lấu

(Mastacembelus favus Hora, 1923)”. Kết quả cho thấy, cá chạch lấu bố mẹ thành thục tốt trong điều kiên nhận tạo cả trong ao lẫn trong bể xi măng. Cá bắt đầu thành thục sau khi nuôi vỗ khoảng 4 – 5 tháng, mùa vụ sinh sản bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9 và tập trung từ tháng 6 đến tháng 8. Các chất kích thích sinh sản như não thùy thể cá chép, HCG, LH-RHa và DOM đều gây rụng trứng ở cá chạch lấu. Tuy nhiên HCG có tác dụng tốt nhất với tổng liều tiêm 5.300 UI/kg cá cái với 3 lần tiêm đạt tỉ lệ rụng trứng, thụ tinh và nở đều khá cao và ổn định. Trứng cá chạch lấu ấp trong điều kiện nhiệt độ 28 – 30 o

C sẽ nở sau 46 – 55 giờ. Thức ăn thích hợp để ương cá chạch lấu là thức ăn tươi sống (moina, trùn chỉ, cá tạp xay nhuyễn) và mật độ thích hợp nhất là 500 con/m3 với tỉ lệ sống đạt 82% ở 30 ngày tuổi. Trong quá trình ương, cá dễ bị nhiễm kí sinh trùng, có thể sử dụng thuốc tím với nồng độ 4ppm + 1% muối ăn tắm cho cá để trị các bệnh này [19].

Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu sinh học sinh sản của cá chạch lá tre (Matacembelus aculeatus) của Huỳnh Nha Trang, 2006 (Đại học Cần Thơ); nghiên cứu sinh sản nhân tạo và sản xuất giống cá chạch lấu (Matacembelus favus) của Dương Nhựt Long và cộng sự (Đại học Cần Thơ), Nguyễn Thành Trung (Trường Cao đẳng Kinh tế thành phố Cần Thơ).

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

Một phần của tài liệu nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá chạch lửa (mastacembelus erythrotaenia bleeker, 1870) (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)