Sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp xây lắp có thể là công trình, hạng mục công trình, đơn đặt hàng… chưa hoàn thành, chưa được bên chủ đầu tư nghiệm thu, thanh toán. Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán, xác định phần chi phí sản xuất cho khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ theo một nguyên tắc nhất định.
Muốn đánh giá sản phẩm dở dang một cách chính xác cần phải kiểm tra chính xác khối lượng xây lắp đã hoàn thành trong kỳ, đồng thời xác định đúng đắn mức độ hoàn thành của khối lượng xây lắp dở dang so với khối lượng hoàn thành theo quy ước của từng giai đoạn thi công trong kỳ. Do đặc điểm của ngành xây dựng là có kết cấu phức tạp nên kế toán cần phải có sự kết hợp chặt chẽ với bộ kỹ thuật, bộ tổ chức lao động để xác định mức độ hoàn thành của khối lượng sản phẩm dở dang chính xác.
Trong doanh nghiệp xây lắp, việc tính giá sản phẩm dở dang phụ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành giữa bên nhận thầu và bên chủ đầu tư:
- Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây lắp sau khi hoàn thành toàn bộ công trình thì giá trị sản phẩm dở dang là tổng chi phí phát sinh từ lúc khởi công đến thời điểm kiểm kê đánh giá. Phương thức thanh toán này thường được áp dụng cho các công trình có quy mô nhỏ, thời gian thi công ngắn.
- Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây lắp theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý (xác định được giá dự toán) thì sản phẩm dở dang là các khối lượng xây lắp chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã được quy định và được tính theo chi phí thực tế trên cơ sở phân bổ chi phí của hạng mục công trình đó cho các giai đoạn, tổ hợp công việc đã hoàn thành và giai đoạn còn dở dang theo giá trị dự toán của chúng. Phương thức thanh toán này thường áp dụng với các công trình lớn, thời gian thi công kéo dài.
Chi phí thực tế khối lƣợng xây lắp dở dang cuối kỳ = Chi phí thực tế SXKD dở dang đầu kỳ + Chi phí phát sinh trong kỳ x Giá trị dự toán của giai đoạn xây lắp dở dang cuối kỳ Giá trị dự toán
của giai đoạn xây lắp hoàn
thành
+
Giá trị dự toán của giai đoạn xây lắp dở dang
33