Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ẢNH HƯỞNG của NÔNG THÔN mới tới sủ DỤNG đất NÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn xã NINH GIANG, HUYỆN HOA lư, TỈNH NINH BÌNH GIAI đoạn 2010 2014 (Trang 40)

3.3.1. Điu kin t nhiên, kinh tế - xã hi ca xã Ninh Giang nh hưởng đến s dng đất nông nghip

- Đặc điểm vềđiều kiện tự nhiên của xã Ninh Giang – Huyện Hoa Lư – Tỉnh Ninh Bình

- Đặc điểm về tình hình kinh tế - xã hội tại xã Ninh Giang – Huyện Hoa Lư – Tỉnh Ninh Bình.

- Đánh giá thuận lợi và hạn chế của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến sự phát triển kinh tế - xã hội và nông thôn mới của xã Ninh Giang

3.3.2. nh hưởng ca nông thôn mi đến s dng đất nông nghip

- Ảnh hưởng của nông thôn mới đến biến động diện tích đất nông nghiệp: + Thực trạng của quá trình chuyển mục đích sử dụng đất.

33

+ Thực trạng của công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất. + Tình hình biến động diện tích của các loại đất trong quá trình nông thôn mới.

3.3.3. nh hưởng ca nông thôn mi đến đời sng ca h nông dân mt đất nông nghip nông nghip

- Ảnh hưởng của nông thôn mới tới đời sống kinh tế - xã hội của hộ gia đình: + Ảnh hưởng của nông thôn mới tới biến động đất đai của hộ.

+ Ảnh hưởng của nông thôn mới tới nghề nghiệp của hộ. + Ảnh hưởng của nông thôn mới tới thu nhập của hộ.

+ Tình hình sử dụng tiền bồi thường đất đai của hộ

- Đánh giá sựảnh hưởng của nông thôn mới tới đời sống kinh tế - xã hội của các hộ thông qua các câu hỏi định tính.

- Tìm hiểu và đánh giá kế hoạch của hộ trong tương lai.

3.3.4. Đánh giá chung tác động ca nông thôn mi

3.3.5. Đề xut gii pháp nhm đảm bo đời sng ca h nông dân mt đất nông nghip, tăng cường vai trò qun lý Nhà nước trong quá trình nông thôn mi ti nghip, tăng cường vai trò qun lý Nhà nước trong quá trình nông thôn mi ti

xã Ninh Giang – Huyn Hoa Lư – Tnh Ninh Bình

- Định hướng phát triển nông thôn mới của xã Ninh Giang tới năm 2020. - Những giải pháp chủ yếu nhằm hạn chế mất đất nông nghiệp và đảm bảo

đời sống kinh tế hộ nông dân bị mất đất nông nghiệp trong khu vực NTM + Các giải pháp chung.

+ Các giải pháp từ phía Nhà nước.

+ Nhóm giải pháp liên quan tới Chính quyền địa phương. + Giải pháp đưa ra cho các hộ nông dân.

- Một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với

đất đai trong quá trình nông thôn mới tại xã Ninh Giang, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình + Nâng cao nhận thức pháp luật trong quan hệ quản lý sử dụng đất

+ Điều chỉnh những điểm bất hợp lý và quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất.

34

+ Sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách đất đai phù hợp với quá trình nông thôn mới trong điều kiện nền kinh tế thị trường

+ Tăng cường chất lượng và hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước đối với đất đai.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng làm cơ sở phương pháp luận trong nghiên cứu.

3.4.1. Phương pháp nghiên cu c th

3.4.1.1. Chọn địa điểm nghiên cứu

Chọn địa điểm nghiên cứu đại diện xã Ninh Giang nằm trong khu vực thực hiện nông thôn mới trên phương diện điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và đặc điểm sinh thái của vùng.

Trong khi khảo sát, ngoài việc thu thập thông tin từ phỏng vấn, còn sử dụng thêm phương pháp quan sát và ghi chép để từ đó chọn ra các hộ điều tra phù hợp với nội dung nghiên cứu và có tính đại diện cao cho vùng.

3.4.1.2. Phương pháp thu thập tài liệu thông tin

Việc thu thập tài liệu thông tin bao gồm việc sưu tầm và thu thập những tài liệu, số liệu liên quan đã được công bố và những tài liệu, số liệu mới tại địa bàn nghiên cứu.

a. Tài liệu thứ cấp

- Các sách, báo, tạp chí, các văn kiện, nghị quyết, các chương trình nghiên cứu đã được xuất bản, các tài liệu trên Internet…

- Tài liệu, số liệu đã được công bố tại UBND huyện Hoa lư, UBND xã Ninh Giang và một số ban ngành khác có liên quan.

b. Tài liệu sơ cấp (điều tra các hộ có sản xuất nông nghiệp):

Số liệu sơ cấp là những số liệu phục vụ cho nội dung nghiên cứu đề tài. Những số liệu này được thu thập từ việc điều tra các hộ có sản xuất nông nghiệp. Các số liệu được sử dụng để phân tích tình hình hiện trạng sản xuất nông nghiệp của các hộ, tình hình mất đất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tình hình chuyển đổi nghề nghiệp của các hộ do tác động của quá trình NTM.

35

Chọn khoảng 60 hộ nông dân thuộc 3 nhóm hộ đó là: nhóm hộ mất hết đất canh tác (các hộ nằm phía Đông Bắc của xã Ninh Giang), nhóm hộ mất một phần

đất canh tác (các hộ nằm phía Đông Nam của xã) và nhóm hộ mất ít đất canh tác (các hộ nằm phía Tây Bắc) nằm trong khu vực NTM trên địa bàn Xã đểđiều tra.

3.4.2. Phương pháp x lý s liu

3.4.2.1. Phương pháp thống kê so sánh

Là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định mức độ, xu thế biến động của các chỉ tiêu phân tích. Phương pháp này cho pháp ta phát hiện những điểm giống nhau và khác nhau giữa các thời điểm nghiên cứu đã và đang tồn tại trong những giai đoạn lịch sử phát triển nhất định đồng thời giúp ta phân tích

được các động thái phát triển của chúng.

3.4.2.2. Phương pháp tổng hợp

Là phương pháp liên kết thống nhất toàn bộ các yếu tố, các nhận xét mà khi sử dụng các phương pháp có được thành một kết luận hoàn thiện, đầy đủ, vạch ra mối liên hệ giữa chúng, khái quát hoá các vấn đề trong nhận thức tổng hợp.

36

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Ninh Giang

4.1.1. Điu kiên t nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Ninh Giang nằm ở phía bắc huyện Hoa Lư với tổng diện tích tự nhiên là 647,35 ha. Vị trí giáp danh của xã như sau:

Phía bắc giáp huyện Gia viễn

Phía nam giáp xã Ninh Hòa và thị trấn Thiên Tôn Phía đông giáp xã Ninh Khang và tỉnh Nam Định Phía tây giáp xã Trường Yên và huyện Gia Viễn

4.1.1.2.Địa hình

Xã Ninh Giang có địa hình chủ yếu là đồng bằng ít đồi núi, địa hình đồi núi có độ cao trung bình là +120 m, địa hình đồng bằng có độ cao trung bình là +3 m.

Xã Ninh Giang có Quốc lộ 1A chạy nên xã bị chia cắt thành 2 hơp tác xã (HTX) riêng biệt: HTX Trung Bãi Trữở phía Tây đường Quốc lộ 1A và HTX Đông Giang ở phía đông đường quốc lộ 1A

4.1.1.3. Khí hậu đặc trưng

Xã Ninh Giang huyện Hoa lư nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa (nóng ẩm, mưa nhiều) thuộc khu vực đồng bằng bắc bộ hàng năm có 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông )

Nhiệt độ không khí :

- Nhiệt độ trung bình hang năm là 27,80C, tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm là tháng 6 với mức nhiệt lên đến 36,80C, tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng chạp và tháng giêng có ngày xuống tới 50C.

- Hướng gió hàng năm thịnh hành là Nam và Đông Nam, nhưng thay đổi theo mùa. Mùa Đông là gió Bắc sau đó chuyển dần sang hướng Đông , mùa hạ

thường chịu ảnh hưởng của gió Lào ( gió Tây) kết hợp với nắng nóng gây tác động xấu đến cây trồng và vật nuôi

37

- Độẩm không khí tương đối cao trung bình trong năm 85%, có tháng độ ẩm rất cao lên đến >90%, có tháng độẩm lại thấp <30%

Lượng mua

- Mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10

-Lượng mưa trung bình hàng năm là 1628,8 mm

- Tháng mưa nhiều nhất là tháng 8 (20 ngày) lượng mưa 270,0 mm - Tháng mưa ít nhất là tháng 12 với lượng mưa 41,25 mm

Gió, bão

- Hướng gió chủđạo mùa hạ : Gió Đông Nam - Hướng gió chủđạo mùa đông : Gió Đông Bắc - Tấc độ gió lớn nhất : 40 m/s

- Bão thường xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 10, nhiều nhất vào tháng 8, bão cấp 12 tần suất 20 năm

4.1.2. Các ngun tài nguyên

4.1.2.1. Tài nguyên đất

Đất đai của xã Ninh Giang là vùng đất màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa nước

Trong đó: Đất nông nghiệp 377,79 ha chiếm 58,38% Đất phi nông nghiệp 249,67 ha chiếm 38,54% Đất chưa sử dụng 19,89 ha chiếm 3,07%

4.1.2.2. Tài nguyên nước

- Nguồn nước mưa: Lượng mưa tại khu vực là tương đối lớn nhưng do đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ mưa nhiều vào các tháng 7,8,9 nên việc tận dụng nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất còn hạn chế

- Nguồn nước mặt : Chủ yếu do hệ thống sông, kênh mương cung cấp, rất phong phú và dồi dào, cung cấp đầy đủ cho sinh hoạt của nhân dân và sản xuất nông nghiệp,

- Nước ngầm: Theo các tài liệu khoan thăm dò ở độ sâu 70 m nguồn nước ngầm có thể sử dụng được.[11]

38

4.1.2.3. Tài nguyên nhân văn

Xã Ninh Giang có truyền thống cần cù trong lao động anh dũng trong chiến tranh chống phong kiến, chống giặc ngoại xâm, sáng tạo và thông minh trong tiến trình xây dựng quê hương, đất nước, xã được phong danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nếp sống văn hóa ngày càng được củng cố, các sinh hoạt, phong tục tập quan lành mạnh, lễ hội truyền thống vaanc được nhân dân bảo tồn và phát triển.[11]

4.1.2.4. Cảnh quan môi trường

Cùng với việc dân số ngày càng đông, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh và ý thức bảo vệ môi trường của một số người dân còn hạn chế dẫn

đến môi trường đất, nước, không khí đang dần bị ô nhiễm và có thể nghiệm trọng hơn nếu như không có các biện pháp bảo vệ tốt trong thời gian tới

Nguồn ô nhiễm không khí hiện nay chủ yếu do 2 nguyên nhân hoạt động giao thông và hoạt động sinh hoạt của người dân trong xã: Việc vứt rác thải sinh hoạt bừa bãi và việc xử lý chưa được triệt để.[11]

4.1.3. Điu kin kinh tế - xã hi và thc trng nông thôn mi

4.1.3.1. Thực trạng phát triển kinh tế - Tăng trưởng kinh tế:

Tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển. Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc tăng trưởng kinh tế với bộ mặt xã hội của Xã. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 9% (của huyện Hoa Lư đạt 12%). Trong hoạt động của 3 nhóm ngành chính thì ngành công nghiệp - TTCN và hoạt

động thương mại có tốc dộ tăng trưởng theo nhóm ngành lớn. Thể hiện ở giá trị gia tăng của mỗi ngành trong từng năm. Năm 2014 thu nhập bình quân đầu người của xã là 13,2 triệu đồng/năm.[8]

Nhìn chung, Xã có tốc độ tăng trưởng trung bình và ổn định tuy nhiên trong thời gian tới cần khai thác tối đa những lợi thế vào trong hoạt động thương mại, dịch vụ - du lịch.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Cơ cấu kinh tế của xã Ninh Giang giai đoạn 2010 - 2014 đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ

39

trọng các ngành nông, lâm nghiệp. Trong những năm gần đây, sự phát triển của ba ngành kinh tế lớn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Xã theo hướng ưu tiên cho công nghiệp và dịch vụ các ngành nông ngiệp có xu hướng giảm, song có sự thay đổi cơ

chế làm nông, thực hiện dồn điền đổi thửa để nâng cao năng suất và cải thiện đời sống người dân. Cụ thể, tỷ trọng của dịch vụ năm 2014 là 39% tăng 13,8 so với năm 2010, cùng với đó tỉ trọng của ngành CN+XD cũng tăng với 28,0% năm 2014, tăng 4,9% so với năm 2010. Tỷ trọng CN+XD, dịch vụ tăng đồng nghĩa với việc tỷ trọng ngành nông, lâm, nghiệp giảm dần.

Bảng 4.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã Ninh Giang giai đoạn 2010 - 2014 Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012 2013 2014 Cơ cấu GDP % 100 100 100 100 100 - CN+XD % 23,1 25,5 27 27,6 28,0 - Nông, lâm, ngư % 41,7 39,2 36,8 34,2 33,0 - Dịch vụ % 35,2 35,3 36,2 38,2 39,0

(Nguồn:UBND xã Ninh Giang)

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 2010 2011 2012 2013 2014 Nông, lâm, ngư CN-XD Dịch vụ

Linear (Nông, lâm, ngư)

Linear (Dịch vụ) Linear (CN-XD)

Hình 4.1. Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã Ninh Giang giai đoạn 2010 - 2014

40

Xét theo ba ngành kinh tế lớn, tỷ trọng ngành dịch vụ tăng nhanh qua các năm và đóng góp nhiều nhất cho tổng tỷ trọng của xã, ngành công nghiệp cũng có xu hướng tăng nhưng giá trị tăng thấp hơn gia trị ngành dịch vụ. Với sự tăng trưởng của 2 ngành trên thì ngành nông nghiệp lại có xu hướng giảm từ 41,7% năm 2010 xuống còn 33,0% năm 2014

4.1.3.2. Dân số và nguồn nhân lực

* Hiện trạng dân số

Cơ cấu dân số của xã Ninh Giang trong giai đoạn 2010 - 2014 được thể hiện qua bảng 4.1. Qua bảng cho thấy, đến năm 2014 tổng dân số trên địa bàn Xã là 7.284 người, tăng 0,7 % so với năm 2013. Tốc độ phát triển dân số trung bình của Xã tương đối đều qua các năm. Điều này chứng tỏ rằng công tác tuyên truyền kế

hoạch hóa gia đình của xã điễn ra sôi nổi và đạt hiệu quả cao. Như vậy, trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại xã Ninh Giang đã có tác động tích cực đến vấn đề

dân số của xã.

Bảng 4.1. Tình hình biến động dân số của xã Ninh Giang giai đoạn 2010-2014

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 2011 2012 2013 2014 1 Tổng số hộ Hộ 2261 2270 2278 2281 2292 2 Tổng số khẩu Người 7083 7132 7182 7233 7284 Nam Người 3348 3350 3405 3462 3.519 Nữ Người 3362 3362 3427 3482 3.564 3 Tỷ lệ gia tăng dân số % 0,7 0,7 0,7 0,7 4 Mật độ dân số Người/Km2 1036 1037 1055 1072 1088

(Nguồn: UBND xã Ninh Giang)

Quan tâm giải quyết việc làm cho người lao động, tạo thuận lợi cho các dự án phát triển sản xuất được vay vốn sản xuất. Hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng trên 100 lao động, tổ chức học nghề đào tạo cho 332 lao động. Khuyến khích các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển, chuyển dần lao động nông nghiệp sang hoạt động lĩnh vực phi nông nghiệp.

41

Năm 2014 thu nhập bình quân đầu người của Xã là 1.100.000 đồng/tháng. Xã đã thực hiện tốt chương trình xoá đói, giảm nghèo. Vận động nhân dân đóng góp “Đền ơn đáp nghĩa” được trên 186 triệu đồng, giảm tỷ lệ hộ nghèo, đến nay cơ bản xã không còn hộ nghèo (theo tiêu chí nghèo giai đoạn 2005 - 2010).

* Dự báo dân số

Bảng 4.2. Dự báo dân số, lao động xã Ninh Giang đến năm 2020

TT Chỉ tiêu Đơn vị Hiện trạng 2010 Dự báo năm 2015 Dự báo năm 2020 Tổng số Tăng Tổng số Tăng 1 Tổng dân số Ng.người 7083 7335 252 7595 512 2 Tỷ lệ gia tăng dân số % 0,70 0,70 Tỷ lên tăng tự nhiên % 0,70 0,70 Tỷ lệ tăng nhân tạo % 0,00 0,00 3 Số hộ Hộ 2261 2324 63 2389 65

(Nguồn: UBND xã Ninh Giang)

4.1.4. Đánh giá thun li và khó khăn ca điu kin t nhiên, kinh tế - xã hi đến s phát trin kinh tế - xã hi và nông thôn mi xã Ninh Giang đến s phát trin kinh tế - xã hi và nông thôn mi xã Ninh Giang

Trên cơ sở điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội hiện trạng của xã, dựa vào vị trí

địa lý và hiện trạng kinh tế xã hội của xã Ninh Giang có những thuận lợi và khó khăn sau.

* Thun li

Địa hình tương đối bằng phẳng đất đai chủ yếu là phù sa cổ của 3 hệ thống

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ẢNH HƯỞNG của NÔNG THÔN mới tới sủ DỤNG đất NÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn xã NINH GIANG, HUYỆN HOA lư, TỈNH NINH BÌNH GIAI đoạn 2010 2014 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)