Thực tiễn nông thôn mới ở Việt Nam

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ẢNH HƯỞNG của NÔNG THÔN mới tới sủ DỤNG đất NÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn xã NINH GIANG, HUYỆN HOA lư, TỈNH NINH BÌNH GIAI đoạn 2010 2014 (Trang 29)

Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 26- NQ/TW, ngày 5-8-2008 “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” nhằm “không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, bảo đảm hài hòa giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn; nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới. Xây dựng nền

22

nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trịở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường. Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”(1).

Đại hội XI của Đảng tiếp tục nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới: “Quy hoạch phát triển nông thôn gắn với đô thị và bố trí các điểm dân cư. Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường. Triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể vững chắc trong từng giai đoạn; giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của nông thôn Việt Nam. Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Tạo môi trường thuận lợi để khai thác mọi khả năng đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn, nhất là đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thu hút nhiều lao động…”

Với Nghị quyết của Đảng, những quyết sách của Chính phủ và sự vào cuộc mạnh mẽ với quyết tâm chính trị cao của các bộ, ban, ngành ở Trung ương, các cấp chính quyền ở cơ sở, việc xây dựng nông thôn mới theo đúng lộ trình thực sự trở thành một cuộc vận động cách mạng của đất nước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Những kết quả bước đầu trong triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới

Ngay trong những năm đầu triển khai, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào của cả nước, các nhiệm vụ về xây

23

dựng nông thôn mới được xác định rõ trong nghị quyết đại hội Đảng các cấp từ tỉnh đến huyện và xã. Ban Bí thư Trung ương khóa X đã trực tiếp chỉ đạo Chương trình thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới cấp xã tại 11 xã điểm ở 11 tỉnh, thành phốđại diện cho các vùng, miền.[14]

Bộ máy quản lý và điều hành Chương trình xây dựng nông thôn mới đã được hình thành từ Trung ương xuống địa phương. 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 84,7% huyện và 52% số xã trên toàn quốc đã thành lập được Ban Chỉ đạo. Các bộ, ngành đã ban hành 25 loại văn bản hướng dẫn địa phương về tổ chức bộ máy quản lý, điều hành, quy hoạch nông thôn mới. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã triển khai cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới”. Ngày 8-6-2011, Thủ tướng Chính phủđã chính thức phát động thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”.[14]

Dự toán hằng năm trình Quốc hội về bảo đảm chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn có tốc độ tăng cao hơn chi chung của cả nước. Riêng năm 2011 cao gấp 2,21 lần so với năm 2008. Tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn trong 3 năm 2009-2011 chiếm khoảng 52% tổng vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ của cả nước, trong đó đầu tư cho phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 37% tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn. Vốn tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tiếp tục được ưu đãi. Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn được ưu tiên theo Nghịđịnh 61/2010/NĐ-CP của Chính phủ.[14]

Riêng năm 2011, Nhà nước đã bố trí 1.600 tỉ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương cho Chương trình để tập trung vào 5 nội dung, gồm quy hoạch, đào tạo, tuyên truyền, phát triển sản xuất và xây dựng một số hạng mục kết cấu hạ tầng thiết yếu. Nhiều địa phương, như Hà Tĩnh, Lào Cai, Hải Dương, Vĩnh Long, Phú Thọ, Nam Định, Thái Bình, Sóc Trăng còn chủđộng bổ sung kinh phí lên tới 5.664,8 tỉ đồng từ nguồn ngân sách địa phương cho các xã để triển khai chương trình ngay trong năm 2011. 10/13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tự túc ngân sách giai đoạn 2011-2015.

24

Với sự vào cuộc tích cực, khẩn trương của các bộ, ban, ngành ở Trung ương, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương và bản thân người dân nông thôn, trong gần ba năm qua, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng nông nghiệp, nông thôn đã vững vàng vượt qua khó khăn, duy trì được tăng trưởng, góp phần ổn định kinh tế - xã hội đất nước.

Năm 2010, nông nghiệp nước ta đạt mức tăng GDP là 2,78%, sản lượng lúa tăng thêm 1,17 triệu tấn (đạt 39,9 triệu tấn); sản lượng thịt các loại tăng 725 ngàn tấn, đạt 4,02 triệu tấn; tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản tăng 990 ngàn tấn, đạt 5,12 triệu tấn; sản lượng muối tăng 340 ngàn tấn, đạt 1,18 triệu tấn; tỷ lệ che phủ rừng tăng 1,2%, đạt 39,5% diện tích. Tổng kim ngạch xuất khẩu các loại nông, lâm, thủy sản đạt 19,53 tỉ USD (tăng 3,46 tỉ USD so với năm 2008).[14]

Giao thông nông thôn được coi là khâu đột phá trong xây dựng hạ tầng nông thôn. Trong 2 năm, 2009 và 2010 đã huy động gần 33 ngàn tỉ đồng, trong đó nhân dân đóng góp khoảng 11,2% và trên 24 triệu ngày công lao động; các nguồn khác chiếm 14,4%; ngân sách nhà nước hỗ trợ 74,4% mở mới và nâng cấp hơn 40 nghìn ki-lô-mét đường; xây dựng khoảng 4.200 cầu bê tông, cầu liên hợp, cầu dầm sắt, cầu treo, cầu gỗ và gần 50 nghìn cống. Hạ tầng thương mại ở nông thôn mở rộng, tăng nhịp độ và tần suất giao thương. Nâng cấp và mở rộng hệ thống điện, nâng tỷ lệ số xã lên 97,8% với 95,4% hộ sử dụng điện. Hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin về cơ bản đã phát triển đến các xã vùng sâu, vùng xa. Khoảng 70% số xã có điểm truy cập in-tơ-nét công cộng và 97% số xã có điện thoại công cộng.[14]

Cơ cấu kinh tế nông thôn có bước chuyển biến tích cực. Công nghiệp và dịch vụđã chiếm xấp xỉ 60% cơ cấu kinh tế nông thôn. Trên 40 tỉnh hoàn thành việc xây dựng quy hoạch phát triển làng nghề nông thôn. Số lượng làng nghề tăng lên, hiện có trên 2.971 làng nghề theo tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu đã tập trung xây dựng kịch bản về tác động của biến đổi khí hậu tới cấp huyện. Thể chế, chính sách, chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu và kế hoạch hành động quốc gia, huy động được hơn 1,2 tỉ USD từ cam kết tài trợ quốc tế. Năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai tiếp tục được tăng cường.

25

Về nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, nhất là vùng khó khăn được tập trung ưu tiên như xuất khẩu lao động nông thôn; tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho nông dân thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp; Các chính sách và giải pháp xóa đói giảm nghèo được triển khai đồng bộ trên cả 3 phương diện: (i) Giúp người nghèo tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ công cộng, nhất là về y tế, giáo dục, dạy nghề, trợ giúp pháp lý, nhà ở, nước sinh hoạt; (ii) Hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua các chính sách về bảo đảm đất sản xuất, tín dụng ưu đãi, khuyến nông - lâm - ngư, phát triển ngành nghề; (iii) Phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn được hưởng ứng mạnh và được cộng đồng quốc tếđánh giá cao.

Các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả đang được triển khai mạnh mẽ. Đặc biệt, mô hình kinh tế trang trại theo đơn vị hộ nông thôn đang có xu thế phát triển và tiếp tục là đơn vị sản xuất kinh doanh chủ lực ở nông thôn. Ngày càng xuất hiện những mô hình hợp tác xã đa dạng, mở ra triển vọng mới.

Công tác nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực và công tác khuyến nông ngày càng được coi trọng để hỗ trợ cho nông dân phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa. Đội ngũ cán bộ khuyến nông ở các địa phương được bổ sung một số lượng lớn. Sau 1 năm, cả nước đã đào tạo nghề cho 345.140 lao động nông thôn, tỷ lệ có việc làm sau học nghề đạt khoảng 70%. Việc thí điểm dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và nâng cao mức sống ở 11 xã điểm xây dựng mô hình nông thôn mới; mô hình dạy nghề gắn với doanh nghiệp bước đầu thu được kết quả tích cực. Việc huy động các nguồn lực, tăng mạnh đầu tư ngân sách nhà nước cho nông nghiệp, nông thôn được đổi mới mạnh.

Hạn chế và vấn đề đặt ra trong triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới

Bên cạnh việc ghi nhận những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng sau hơn 20 năm mà đất nước, nhất là khu vực nông thôn đã đạt được, Nghị quyết số 26 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X cũng nhấn mạnh: hiện nay “những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng,

26

lợi thế và chưa đồng đều giữa các vùng. Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt nguồn lực cho phát triển sản xuất; nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán; năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng nhiều mặt hàng thấp. Công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề phát triển chậm, chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn. Các hình thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh sản xuất hàng hoá. Nông nghiệp và nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm; năng lực thích ứng, đối phó với thiên tai còn nhiều hạn chế. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, nhất là vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa; chênh lệch giàu, nghèo giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng còn lớn, phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc”.

Sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam hiện nay chưa có sức cạnh tranh cao, chưa đủ khả năng nâng vị thế quốc gia trên trường quốc tế về nông phẩm hàng hóa.

Trong quá trình xây dựng nông thôn mới chúng ta đang gặp phải 2 mâu thuẫn lớn là: mâu thuẫn giữa sản xuất nhỏ với thị trường lớn; mâu thuẫn giữa hiệu quả thấp với rủi ro cao. Cần có chính sách, biện pháp giải quyết tốt các mâu thuẫn nêu trên để thu hút doanh nghiệp về nông thôn, đó là cách tốt nhất để huy động nguồn lực và tạo ra cầu nối nông dân - doanh nghiệp - thị trường.

Phải tạo cơ hội thế nào cho cư dân nông thôn tham gia đầu tư không chỉ cho sản xuất của riêng mình, mà còn chia sẻ lợi ích, thành quả hoạt động sản xuất kinh doanh với cộng đồng?

Các cơ chế chính sách, các nội dung cụ thể của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, lộ trình và cách thực hiện… trong một thời gian khá dài nên không chỉ phía trước mà ngay trong hiện tại cũng đang đặt ra nhiều khó khăn, thách thức, nhiều bất cập rất cần được khảo sát, đánh giá, bàn thảo

27 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vấn đề quan trọng hàng đầu với nông nghiệp, nông dân, nông thôn là đất đai. Nhiệm vụ được coi là cấp bách đối với xây dựng nông thôn mới hiện nay là sớm hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2003. Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá cần được sử dụng hiệu quả nhất, hợp lý nhất.

Đểđạt được 19 tiêu chí theo quy định của Thủ tướng Chính phủ là không dễ dàng, nhưng chúng ta đều thống nhất cao: việc xây dựng nông thôn mới là tạo ra những giá trị mới của nông thôn Việt Nam, một nông thôn hiện đại phải hàm chứa những giá trị kinh tế mới, có văn hóa nông thôn văn minh, hiện đại nhưng vẫn gìn giữ, bảo tồn được bản sắc văn hóa dân tộc. Vì vậy, xây dựng nông thôn mới phải gắn liền với phát triển văn hóa. Làm sao để nông thôn vừa là nơi bảo vệ, lưu giữ, vừa là môi trường tốt đẹp nhất tiếp tục tạo ra những giá trị văn hóa mới văn minh và hiện đại. Ở đó những người nông dân vừa là chủ thể sáng tạo, vừa được thụ hưởng các giá trị văn hóa mới để họ có ý thức hơn trong việc bảo tồn giá trị, các trầm tích văn hóa của cha ông.[14]

Đề xuất những giải pháp đột phá, khả thi vừa cơ bản lâu dài, vừa cấp bách trước mắt nhằm tập trung nỗ lực, triển khai hiệu quả các nhiệm vụ đã nêu trong Nghị quyết số 26 của Trung ương Đảng, Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Chương trình xây dựng nông thôn mới của Chính phủ về các nội dung:

- Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, đồng thời phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụở nông thôn;

- Xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn cả đồng bằng, miền núi và ven biển.

- Đẩy mạnh triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới để nâng cao nhanh, rõ rệt hơn đời sống vật chất tinh thần của cư dân nông thôn, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị;

- Tiếp tục nỗ lực xóa đói giảm nghèo nhanh, bền vững;

- Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả của các hình thức tổ chức sản xuất theo hướng chú trọng phát triển hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp, nông thôn;

28

- Tăng mạnh nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, bảo đảm đầu tư từ ngân sách nhà nước sau 05 năm để có thể tăng gấp đôi như mục tiêu Chương trình đã đề ra;

- Phát triển nhanh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, tạo đột phá để hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa nông thôn;

- Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, phát huy sức mạnh của các đoàn thể chính trị - xã hội

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ẢNH HƯỞNG của NÔNG THÔN mới tới sủ DỤNG đất NÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn xã NINH GIANG, HUYỆN HOA lư, TỈNH NINH BÌNH GIAI đoạn 2010 2014 (Trang 29)