Điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG tác ĐĂNG ký đất ĐAI, cấp GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN sửa DỤNG đất TRÊN địa bàn HUYỆN GIA VIỄN NINH BÌNH GIAI đoạn 2010 2014 (Trang 28 - 31)

4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Gia Viễn là huyện đồng chiêm trũng nằm ở của ngõ phía bắc của tỉnh Ninh Bình có tổng diện tích 178,5 km². Trong đó có 2.218 ha núi đá vôi, 9.382 ha đất nông nghiệp, còn lại là sông ngòi. Địa hình không bằng phẳng được chia thành 3 vùng rõ dệt: Vùng núi đá vôi, vùng bán sơn địa và vùng đồng bằng. Núi chiếm khoảng 1/4 diện tích tập trung nhiều ở phía bắc huyện thuộc các xã Gia Hưng, Gia Hòa,Gia Vân, Gia Lập, Gia Tân, Gia Thanh và tập trung ở cực nam huyện thuộc xã Gia Sinh. Các vùng khác chủ yếu là đồng bằng chiêm trũng như đầm Cút và các bãi sông Hoàng Long Gia Viễn gồm có thị trấn Me và 20 xã: Gia Xuân, Gia Tân, Gia Trấn, Gia Lập, Gia Vân, Gia Hòa, Gia Thanh, Liên Sơn, Gia Vượng, Gia Phương, Gia Thắng, Gia Tiến, Gia Trung, Gia Sinh, Gia Phong, Gia Minh, Gia Lạc, Gia Hưng, Gia Phú, Gia thịnh.

Huyện có diện tích 178,5 km² và dân số lên tới 119.248 người (thống kê năm 2013).

Địa giới hành chính như sau:

-Phía tây giáp huyện Nho Quan. -Phía nam giáp huyện Hoa Lư.

-Phía bắc giáp huyện Lạc Thủy của tỉnh Hòa Bình và huyện Thanh Liêm của tỉnh Hà Nam.

-Phía đông giáp huyện Ý Yên của tỉnh Nam Định qua sông Đáy.

Do là một huyện được thiên nhiên ưu ái có nhiều danh thắng lại nằm ngay cửa ngõ phía bắc của tỉnh, tiếp giáp với nhiều huyện nhiều tỉnh, đã tạo điều kiện cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa, đẩy mạnh các hoạt động thương mại, và nhất là hoạt động xây dựng và du lịch phát triển rất mạnh mẽ trên địa bàn huyện.

4.1.1.2. Khí hậu thời tiết

Gia Viễn có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, có mùa hè nóng ẩm nhưng mùa đông phi nhiệt đới lạnh và khô. Đặc trưng khí hậu của vùng là mùa đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa này cũng là mùa khô. Mùa xuân có tiết mưa phùn. Điều kiện về khí hậu của vùng tạo thuận lợi cho việc tăng vụ trong năm vụ đông với các cây ưa lạnh, vụ xuân, vụ hè thu và vụ mùa.

Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.000mm.

Độ ẩm không khí bình quân từ 82-84% thích hợp cho sự phát triển của con người cũng như đối với vật nuôi cây trồng.

Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 25°C.

4.1.1.3. Địa hình,địa mạo

Gia Viễn là huyện chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng. Vì thế địa hình của huyện tương đối phức tạp. Địa hình không bằng phẳng được chia thành 3 vùng rõ dệt: Vùng núi đá vôi, vùng bán sơn địa và vùng đồng bằng.

Núi chiếm khoảng 1/4 diện tích tập trung nhiều ở phía bắc huyện thuộc các xã Gia Hưng, Gia Hòa, Gia Vân, Gia Thanh và tập trung ở phía nam huyện thuộc xã Gia Sinh.

Các vùng khác chủ yếu là đồng bằng chiêm trũng như đầm Cút và các bãi sông Hoàng Long.

4.1.1.4. Thủy Văn

Huyện Gia Viễn có hệ thống sông ngòi khá dày đặc như sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Bản Đông, sông Bôi và sông Rịa... tạo thành mạng lưới giao thông đường thủy khá thuận lợi cho việc giao thương trong và ngoài tỉnh.

Ngoài ra hệ thống kênh, mương, sông, suối nhỏ phân bố đều khắp các xã trong toàn huyện.

4.1.1.5. Các nguồn ài nguyên của huyện Gia Viễn - Tài nguyên đất:

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 178,5 km² với các loại đất phù sa ( đất phù sa trung tính ít chua cơ giới nhẹ, đất phù sa trung tính ít chua glay nông, đất phù sa ít chua kết von nông...), đất Feralitic.

Bao gồm tài nguyên nước mặt và tài nguyên nước ngầm;

+ Tài nguyên nước mặt: Khá dồi dào, thuận lợi cho việc tưới, phát triển sản xuất nông nghiệp và dịch vụ giao thông vận tải thuỷ. Gia Viễn có mật độ các hệ thống sông, suối ở mức trung bình. Bên cạnh đó, trong tỉnh còn có 2 hồ chứa nước lớn như Đầm Cút, Hồ Thông năng lực tưới cho 538 ha.

+ Nguồn nước ngầm: Nước ngầm ở huyện Gia Viễn không được dồi dào và thuận lợi như nguồn nước mặt, chủ yếu để phục vụ cho bà con nhân dân vào nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.

Về tổng thể thì tài nguyên nước của huyện khá dồi dào, riêng chỉ có nguồn nước ngầm còn hạn chế, cần phát triển đưa vào khai thác nguồn nước sạch này để phục vụ cho nhu cầu của bà con nhân dân.

- Tài nguyên rừng:

Tỉnh Ninh Bình có nguồn tài nguyên rừng lớn nhưng không tập trung tại huyện Gia Viễn mà chủ yếu là ở các huyện Nho Quan ( rừng Cúc Phương ), thị xã Tam Điệp, huyện Kim Sơn.

Theo số liệu thống kê đất đai đến năm 2013 của huyện Gia Viễn có đất rừng toàn huyện là 3095,18 ha chiếm 17,34% diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Trong đó rừng đặc dụng chiếm 2204,34 ha, rừng phòng hộ 758,13 ha, rừng sản xuất chiếm 132,71 ha. ( Nguồn : Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình ).

Nhìn chung tài nguyên rừng toàn huyện là không đáng kể chủ yêu là rừng đặc dụng. Và tiềm năng về rừng là không lớn và chưa được trú trọng.

Ngoài tài nguyên rừng, trên địa bàn còn có diện tích của nhiều vườn cây ăn quả lâu năm có tác dụng che phủ.

- Tài nguyên khoáng sản:

Gia Viễn là một huyện nghèo về khoáng sản, chỉ có đá vôi, đất sét và cát sông Hoàng Long ( cát rất ít ) và một số tài nguyên khoáng sản khác nhưng số lượng không đáng kể, ngoài ra có thể còn nhiều khoáng sản khác chưa được tìm thấy và khai thác.

Hiện nay trên địa bàn huyện mới chỉ đưa vào khai thác vật liệu xây dựng tại một số điểm như mỏ đá Gia Vượng, mỏ đá Gia Minh và nhiều mỏ khai thác đá nhỏ khác rải rác trên khắp địa bàn huyện.

- Tài nguyên nhân văn:

Huyện Gia Viễn là địa phương có nhiều danh lam, thắng cảnh, có nguồn nhân văn phi vật thể với nhiều di tích lịch sử, mang nhiều nét văn hóa đặc trưng của vùng, miền.

4.1.1.6. Thực trạng môi trường sinh thái của huyện Gia Viễn

Bảo vệ môi trường đang là vấn đề cấp bách mang tính đồng bộ và đang được quan tâm.

Huyện Gia Viễn đã thực hiện xong quy hoạch hệ thống bãi chôn lấp rác thải rắn, trên cơ sở đó mỗi xã đều có mô hình thu gom rác thải.

Trong quá trình hoạt động khai thác đất đá, kinh doanh phát triển xây dựng và phục vụ cho hoạt động công nghiệp cùng tập quán sinh hoạt chưa hợp lý của người dân địa phương đã gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sinh thái, cụ thể là những hoạt động phục vụ cho khai thác tại các mỏ đá, vận tải trên địa bàn huyện đã ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường không khí và gây ô nhiễm tiếng ồn, cùng với đó là ý thức của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh chung. Cùng với việc sử dụng các loại phân bón hóa học phục vụ sản xuất nông nghiệp chưa khoa học, chất thải sinh hoạt và chăn nuôi ngày càng nhiều nên đã ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường trên địa bàn huyện. Tuy nhiên ở mức độ ô nhiễm cho phép.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG tác ĐĂNG ký đất ĐAI, cấp GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN sửa DỤNG đất TRÊN địa bàn HUYỆN GIA VIỄN NINH BÌNH GIAI đoạn 2010 2014 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)