- Tham khảo ý kiến chuyên gia để tìm hiểu những giải pháp nhằm đẩy nhanh
Phần IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tình hình cơ bản của huyện Gia Viễn
4.1.1. Điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên
4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Gia Viễn là huyện đồng chiêm trũng nằm ở của ngõ phía bắc của tỉnh Ninh Bình có tổng diện tích 178,5 km². Trong đó có 2.218 ha núi đá vôi, 9.382 ha đất nông nghiệp, còn lại là sông ngòi. Địa hình không bằng phẳng được chia thành 3 vùng rõ dệt: Vùng núi đá vôi, vùng bán sơn địa và vùng đồng bằng. Núi chiếm khoảng 1/4 diện tích tập trung nhiều ở phía bắc huyện thuộc các xã Gia Hưng, Gia Hòa,Gia Vân, Gia Lập, Gia Tân, Gia Thanh và tập trung ở cực nam huyện thuộc xã Gia Sinh. Các vùng khác chủ yếu là đồng bằng chiêm trũng như đầm Cút và các bãi sông Hoàng Long Gia Viễn gồm có thị trấn Me và 20 xã: Gia Xuân, Gia Tân, Gia Trấn, Gia Lập, Gia Vân, Gia Hòa, Gia Thanh, Liên Sơn, Gia Vượng, Gia Phương, Gia Thắng, Gia Tiến, Gia Trung, Gia Sinh, Gia Phong, Gia Minh, Gia Lạc, Gia Hưng, Gia Phú, Gia thịnh.
Huyện có diện tích 178,5 km² và dân số lên tới 119.248 người (thống kê năm 2013).
Địa giới hành chính như sau:
-Phía tây giáp huyện Nho Quan. -Phía nam giáp huyện Hoa Lư.
-Phía bắc giáp huyện Lạc Thủy của tỉnh Hòa Bình và huyện Thanh Liêm của tỉnh Hà Nam.
-Phía đông giáp huyện Ý Yên của tỉnh Nam Định qua sông Đáy.
Do là một huyện được thiên nhiên ưu ái có nhiều danh thắng lại nằm ngay cửa ngõ phía bắc của tỉnh, tiếp giáp với nhiều huyện nhiều tỉnh, đã tạo điều kiện cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa, đẩy mạnh các hoạt động thương mại, và nhất là hoạt động xây dựng và du lịch phát triển rất mạnh mẽ trên địa bàn huyện.
4.1.1.2. Khí hậu thời tiết
Gia Viễn có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, có mùa hè nóng ẩm nhưng mùa đông phi nhiệt đới lạnh và khô. Đặc trưng khí hậu của vùng là mùa đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa này cũng là mùa khô. Mùa xuân có tiết mưa phùn. Điều kiện về khí hậu của vùng tạo thuận lợi cho việc tăng vụ trong năm vụ đông với các cây ưa lạnh, vụ xuân, vụ hè thu và vụ mùa.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.000mm.
Độ ẩm không khí bình quân từ 82-84% thích hợp cho sự phát triển của con người cũng như đối với vật nuôi cây trồng.
Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 25°C.
4.1.1.3. Địa hình,địa mạo
Gia Viễn là huyện chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng. Vì thế địa hình của huyện tương đối phức tạp. Địa hình không bằng phẳng được chia thành 3 vùng rõ dệt: Vùng núi đá vôi, vùng bán sơn địa và vùng đồng bằng.
Núi chiếm khoảng 1/4 diện tích tập trung nhiều ở phía bắc huyện thuộc các xã Gia Hưng, Gia Hòa, Gia Vân, Gia Thanh và tập trung ở phía nam huyện thuộc xã Gia Sinh.
Các vùng khác chủ yếu là đồng bằng chiêm trũng như đầm Cút và các bãi sông Hoàng Long.
4.1.1.4. Thủy Văn
Huyện Gia Viễn có hệ thống sông ngòi khá dày đặc như sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Bản Đông, sông Bôi và sông Rịa... tạo thành mạng lưới giao thông đường thủy khá thuận lợi cho việc giao thương trong và ngoài tỉnh.
Ngoài ra hệ thống kênh, mương, sông, suối nhỏ phân bố đều khắp các xã trong toàn huyện.
4.1.1.5. Các nguồn ài nguyên của huyện Gia Viễn - Tài nguyên đất:
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 178,5 km² với các loại đất phù sa ( đất phù sa trung tính ít chua cơ giới nhẹ, đất phù sa trung tính ít chua glay nông, đất phù sa ít chua kết von nông...), đất Feralitic.
Bao gồm tài nguyên nước mặt và tài nguyên nước ngầm;
+ Tài nguyên nước mặt: Khá dồi dào, thuận lợi cho việc tưới, phát triển sản xuất nông nghiệp và dịch vụ giao thông vận tải thuỷ. Gia Viễn có mật độ các hệ thống sông, suối ở mức trung bình. Bên cạnh đó, trong tỉnh còn có 2 hồ chứa nước lớn như Đầm Cút, Hồ Thông năng lực tưới cho 538 ha.
+ Nguồn nước ngầm: Nước ngầm ở huyện Gia Viễn không được dồi dào và thuận lợi như nguồn nước mặt, chủ yếu để phục vụ cho bà con nhân dân vào nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
Về tổng thể thì tài nguyên nước của huyện khá dồi dào, riêng chỉ có nguồn nước ngầm còn hạn chế, cần phát triển đưa vào khai thác nguồn nước sạch này để phục vụ cho nhu cầu của bà con nhân dân.
- Tài nguyên rừng:
Tỉnh Ninh Bình có nguồn tài nguyên rừng lớn nhưng không tập trung tại huyện Gia Viễn mà chủ yếu là ở các huyện Nho Quan ( rừng Cúc Phương ), thị xã Tam Điệp, huyện Kim Sơn.
Theo số liệu thống kê đất đai đến năm 2013 của huyện Gia Viễn có đất rừng toàn huyện là 3095,18 ha chiếm 17,34% diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Trong đó rừng đặc dụng chiếm 2204,34 ha, rừng phòng hộ 758,13 ha, rừng sản xuất chiếm 132,71 ha. ( Nguồn : Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình ).
Nhìn chung tài nguyên rừng toàn huyện là không đáng kể chủ yêu là rừng đặc dụng. Và tiềm năng về rừng là không lớn và chưa được trú trọng.
Ngoài tài nguyên rừng, trên địa bàn còn có diện tích của nhiều vườn cây ăn quả lâu năm có tác dụng che phủ.
- Tài nguyên khoáng sản:
Gia Viễn là một huyện nghèo về khoáng sản, chỉ có đá vôi, đất sét và cát sông Hoàng Long ( cát rất ít ) và một số tài nguyên khoáng sản khác nhưng số lượng không đáng kể, ngoài ra có thể còn nhiều khoáng sản khác chưa được tìm thấy và khai thác.
Hiện nay trên địa bàn huyện mới chỉ đưa vào khai thác vật liệu xây dựng tại một số điểm như mỏ đá Gia Vượng, mỏ đá Gia Minh và nhiều mỏ khai thác đá nhỏ khác rải rác trên khắp địa bàn huyện.
- Tài nguyên nhân văn:
Huyện Gia Viễn là địa phương có nhiều danh lam, thắng cảnh, có nguồn nhân văn phi vật thể với nhiều di tích lịch sử, mang nhiều nét văn hóa đặc trưng của vùng, miền.
4.1.1.6. Thực trạng môi trường sinh thái của huyện Gia Viễn
Bảo vệ môi trường đang là vấn đề cấp bách mang tính đồng bộ và đang được quan tâm.
Huyện Gia Viễn đã thực hiện xong quy hoạch hệ thống bãi chôn lấp rác thải rắn, trên cơ sở đó mỗi xã đều có mô hình thu gom rác thải.
Trong quá trình hoạt động khai thác đất đá, kinh doanh phát triển xây dựng và phục vụ cho hoạt động công nghiệp cùng tập quán sinh hoạt chưa hợp lý của người dân địa phương đã gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sinh thái, cụ thể là những hoạt động phục vụ cho khai thác tại các mỏ đá, vận tải trên địa bàn huyện đã ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường không khí và gây ô nhiễm tiếng ồn, cùng với đó là ý thức của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh chung. Cùng với việc sử dụng các loại phân bón hóa học phục vụ sản xuất nông nghiệp chưa khoa học, chất thải sinh hoạt và chăn nuôi ngày càng nhiều nên đã ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường trên địa bàn huyện. Tuy nhiên ở mức độ ô nhiễm cho phép.
4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội - Tăng trưởng kinh tế.
Trong những năm qua mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, song kinh tế - xã hội năm 2013 của huyện Gia Viễn đã đạt được nhiều kết quả khả quan, trong đó, kinh tế duy trì mức tăng trưởng trên 10%, sản xuất công nghiệp cơ bản được giữ vững, khó khăn từng bước được tháo gỡ. Cơ cấu kinh tế dần chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Thực hiện chủ trương của tỉnh về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ngoài việc chỉ đạo tập trung phát triển nông nghiệp, trong những năm qua huyện Gia Viễn bắt đầu
quan tâm đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn đó như du lịch, xây dựng. Đến năm 2013 hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ trên địa bản huyện Gia Viễn đã dần dần đi vào ổn định, chủ yếu là hoạt động của các cơ sở may mặc, đồ mộc dân dụng xuất khẩu, du lịch, khái thác sản xuất vật liệu xây dựng như đá, gạch, xi măng...cùng với đó là hoạt động của các công ty xí nghiệp xây dựng,...
- Thực trạng phát triển các nghành.
Nghành nông, lâm nghiệp
+ Trồng trọt: Trong những năm gần đây thời tiết ít nhiều cũng ảnh hưởng xấu tới tình hình phát triển nông nghiệp chung trong toàn huyện, đặc biệt là do bão lũ, áp thấp liên tục sảy ra trên địa bàn huyện đã làm cho việc trồng trọt chở nên khó khăn, tuy nhiên nhờ sợ chỉ đạo hướng của Đảng bộ, nhân dân huyện Gia Viễn đã biến nông nghiệp, từ một nền sản xuất nông nghiệp mang nặng tính tự cung tự cấp, đến nay, sản xuất nông nghiệp của Gia Viễn đã đảm bảo được an ninh lương thực, đồng thời phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Diện tích trồng lúa 2 vụ luôn được duy trì gần 12.000 ha. Năng suất và sản lượng hàng năm đều tăng.
+ Chăn nuôi: Đi đôi với trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng phát triển nhanh theo hướng sản xuất trang trại, gia trại tập trung với quy mô, số lượng đàn lớn, nhất là việc khai thác và đưa vào nuôi nhiều loại con nuôi đặc sản, đạt hiệu quả kinh tế cao như nhím, hươu, baba, cá trắm đen....
+ Lâm nghiệp: Toàn huyện có 3095,18 ha đất lâm nghiệp, trong đó đất rừng sản xuất là 132,71 ha, rưng phòng hộ là 758,13 ha, rừng đặc dụng là 2204,34 ha.
Huyện đã quan tâm chỉ đạo các xã có rừng, các hộ dân nhận khoán rừng, chăm sóc rừng, khoán nuôi tái sinh rừng. Chỉ đạo các cơ quan đơn vị trồng được 500.000 cây phát tán, đạt 100% kế hoạch.
+ Xây dựng kết cấu hạ tầng:
Được sự quan tâm và đầu tư của Trung Ương, và Đảng bộ tỉnh Ninh Bình nên các chương trình, dự án được triển khai trên địa bàn huyện ngày càng phát triển, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đã được làm mới và nâng cấp đáng kể, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, phục vụ đời sống nhân dân.
+ Tiểu thủ công nghệp:
Để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế xã hội, tăng cường thu hút, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhằm tăng giá trị sản xuất, thực hiện thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả hệ thống các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn tài chính, các giải pháp chính sách tháo gỡ khó khăn, nhất là mặt bằng sản xuất, các giải pháp đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ kỹ thuật, các giải pháp giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường đã góp phần tạo niềm tin cho các doanh nghệp hoạt động hiệu quả. Bước đầu đã tạo ra nhiều chuyển biến trên tất cả các mặt: Kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá, GDP tăng 11,99% (kế hoạch 11,5%), cơ cấu kinh tế chuyển đổi tích cực (nông nghiệp chiếm 60%; công nghiệp - xây dựng chiếm 29,6%; thương mại - dịch vụ chiếm 10,4%). Đáng chú ý, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có sự tăng trưởng về cả quy mô và tốc độ. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện năm 2013 đạt 2.630 tỷ đồng, tăng gấp 210 lần so với năm 1999. Huyện luôn quan tâm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng và đảm bảo tốt an ninh trật tự trên địa bàn, tạo môi trường thuận lợi thu hút, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt tại Khu công nghiệp Gián Khẩu, nhiều doanh nghiệp đã đi vào sản xuất ổn định, có hiệu quả như: Nhà máy xi măng The Vissai, Nhà máy ôtô Thành Công, Công ty may Đài Loan, Công ty gỗ Tài Anh… Huyện đang huy động nguồn lực đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp địa phương theo hướng tập trung vào những sản phẩm có ưu thế cạnh tranh và là thế mạnh của Huyện như đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng, thêu ren…
+ Thương mại, dịch vụ:
Thương mại - dịch vụ phát triển cũng góp phần quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế và phục vụ đời sống nhân dân với thị trường hàng hóa dồi dào, phong phú. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên thị trường tăng bình quân 18%/năm. Dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển cả bề rộng và chiều sâu, số thuê bao trên mạng tăng bình quân 26% (đạt 26 máy/100 dân) và có 1.127 thuê bao
Internet. Gia Viễn cũng là huyện triển khai hiệu quả Nghị quyết số 15 của Tỉnh ủy, Kế hoạch số 07 của UBND tỉnh về phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Hoạt động du lịch phát triển mạnh, chất lượng dịch vụ được nâng lên, công tác đảm bảo an ninh trật tự tại các khu, điểm du lịch có chuyển biến tốt. Nhiều dự án đã đi vào hoạt động có hiệu quả như Khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính, Khu du lịch sinh thái đất ngập nước Vân Long, Khu suối nước khoáng Kênh Gà… Năm 2012, có trên 2 triệu lượt khách du lịch đến Gia Viễn, gấp 20 lần so với năm 2005.
4.1.2.2. Dân số và lao động
Theo thống kê năm 2013, tổng dân số của Gia Viễn là 119.248 người, 35.368 hộ. Mật độ dân số là 660 người/km².
Phân bố dân cư của huyện không đồng đều, mật độ dân cư giữa các xã có sự trênh lệch lớn, cao nhất là thị trấn Me 1.512 người/km2, thấp nhất là xã Gia Sinh 296 người/km2
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 6,72% cao hơn nhiều so với cả nước. Đây cũng chính là nguồn cung cấp lao động dồi dào cho phát triển kinh tế xã hội của Gia Viễn và tỉnh Ninh Bình nói chung.
Gia Viễn có tháp dân số trẻ với tỷ trọng dân số ở độ tuổi lao động chiếm 63,47% (2013). Trong tổng số 75.580 lao động, số người làm việc trong ngành nông nghiệp và lâm nghiệp chiếm 67,37%.
4.1.2.3. Dân tộc
Trên địa bàn huyện Gia Viễn dân tộc sinh sống chủ yếu là dân tộc kinh chiếm 99%, 1% còn lại là các dân tộc khác, lượng dân tộc này chiếm rất ít, phân bố rải rác toàn huyện.
Bảng 4.1. Cơ cấu dân tộc huyện Gia Viễn đến hết năm 2013.
Stt Dân tộc Số lượng ( người ) Tỷ lệ (%)
1 Kinh 117.656 99%
2 Dân tộc khác 1.592 1%
Tổng 119.248 100%
Qua bảng thống kê 4.1 cho thấy dân số của huyện Gia Viễn chủ yếu là dân tộc kinh, nên đưa luật đất đai vào cho nhân dân tiếp cận cũng có đôi chút thuận lợi hơn so với những địa phương khác ( đa dân tộc ).
4.1.2.4. Văn hóa - Giáo dục
Hệ thống trường học các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông được tập trung xây dựng đàu tư theo hướng chuẩn quốc gia, phát triển giáo dục của huyện theo hình thức đa dạng hóa các loại hình trường lớp: công lập, bán công và tư thục.
Trên địa bàn huyện Gia Viễn có 3 trường THPT, 1 trường THBT, 1 trường nghề, có 20 xã, 1 thị trấn đều có trường tiểu học, trung học, và mẫu giáo, trong đó các phòng học được trang bị đầy đủ trang thiết bị dạy và học, giúp chất lượng dạy và học từng bước được nâng lên, duy trì sỹ số đạt trên 98%, tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt trên 99%, tỷ lệ lên lớp tiểu học đạt trên 98%, trung học cơ sở trên 98%, trung học phổ thông trên 96%, cơ sở trường lớp ngày càng được đầu tư và xây dựng