VII. Kế toán các nghiệp vụ liên quan đến trái phiếu: 1 Những vấn đề chung về trái phiếu
2. Kế toán phát hành và thanh toán trái phiếu:
a) Điều kiện phát hành trái phiếu: (Điều kiện đi vay bằng trái phiếu)
- Số vốn kinh doanh tính đến thời điểm đăng ký phát hành trái phiếu là 10 tỷ VNĐ.
- Kết quả kinh doanh của năm liền trước đó là dương (có lãi)
- Có phương án khả thi về việc sử dụng vốn vay gắn với kế hoạch thanh toán vốn vay
- Phải được sự chấp thuận của uỷ ban chứng khoán
b) Các trường hợp phát hành trái phiếu: (Giá phát hành bằng mệnh giá trái phần) + Trường hợp này xảy ra khi lãi suất in tên trái phiếu thống nhất với lãi suất thị trường.
+ Trường hợp phát hành dưới mệnh giá: (Chiết khấu => Discount) Trường hợp này xảy ra khi lãi suất trên trái phiếu thấp hơn lãi suất thị trường.
Chênh lệch giữa mệnh giá trái phần và giá phát hành được gọi là chiết khấu trái phiếu.
+ Trường hợp phát hành trên mệnh giá (Phụ trội = Premium)
Chú ý: Chiết khấu và phụ trội trái phiếu chỉ phát minh trong trường hợp đi vay bằng trái phiếu, và có chênh lệch giữa mệnh giá trái phần và giá phát hành sự tăng giảm lãi suát sau thời điểm phát hành trái phiếu không ảnh hưởng đến chiết khấu và phụ trội.
- Chiết khấu trái phiếu được phân bổ ghi tăng chi phí sản xuất kinh doanh hoặc vốn hoá vào giá trị tài sản.
- Phụ trội trái phiếu được phân bổ ghi giảm chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời hạn đi vay.
- Việc phân bổ chiết khấu của phụ trội trái phiếu có thể thực hiện theo 2 phương pháp: Phương pháp thực tế, Phương pháp đường thẳng.
c) Tài khoản sử dụng
TK 343: Trái phiếu phát hành -> Dùng để phản ánh số tiền đi vay bằng trái phiếu, tìm hình thức thanh toán trái phiếu, chiết khấu và phụ trội trái phiếu, và việc phân bổ chiết khấu và phụ trội trái phiếu.
+ Số tiền vay bằng trái phiếu mệnh giá + Phụ trội trái phiếu phát siinh + phân bổ chiết khấu trái phiếu SD: số tiền đi + Thanh toán trái
phiếu khi đáo hạn theo mệnh giá + Phân bổ phụ trội trái phiếu + Chiết khấu trái phiếu phát sinh
3431: Mệnh giá trái phiếu 3432: Chiết khấu trái phiếu 3433: Phụ trội trái phiếu
Chú ý: Khi lập BCĐKINH Tế, số tiền đi vay bằng trái phiếu được xác định bằng cách: Lấy mệnh giá + phụ trội - chiết khấu trái phiếu
d) Phương pháp kế toán:
+ Khi đi vay bằng trái phiếu theo mệnh giá: Nợ 111, 112
Có 3431
+ Định kỳ khi thanh toán lãi trái phiếu:
Nợ 635, 627 (vốn hoá vào giá trị sản phẩm sản xuất , 241 (vốn hoá vào giá trị công trình)
Có 111, 112
+ Trường hợp thanh toán lãi suất 1 lần khi hết thời hạn vay, thì định kỳ trên có sở số tiền vay và tỷ lệ lãi suất:
Nợ 635, 627, 241 Có 335
Kỳ cuối cùng (khi trái phiếu đến kỳ hạn thanh toán) Nợ 3431: mệnh giá
Nợ 335: tổng lãi suất Có 111, 112
+ Trường hợp thanh toán lãi suất ngay tại thời điểm vay: Nợ 111, 112: số tiềng thực nhận
Nợ 242: Tổng lãi suất Có 3431: mệnh giá
Định kỳ, kế toán phân bổ lãi suất trả trước vào chi phí kinh doanh của vốn hoá voà giá trị tài sản của kỳ kế toán tương ứng:
Nợ 635, 627, 241 Có 242
+ Khi thanh toán tiền gốc vay bằng trái phiếu: Nợ 3431
Có 111, 112
+ Chi phí phát sinh trong quá trình phát hành trái phiếu (chi phí in, xin cấp phép…)
Nợ 635, 242 Có 111, 112
* Giá phát hành < mệnh giá (chiết khấu)
- Khi đi vay bằng trái phiếu, căn cứ vào giá phát hành và mệnh giá: Nợ 111, 112: giá phát hành
Nợ 34332: chiết khấu trái phiếu Có 3431: mệnh giá
- …… tương tự như trường hợp trên
- Định kỳ kế toán phân bổ chiết khấu trái phiếu vào chi phí kinh doanh và vốn hoá vào giá trị tài sản:
Nợ 635, 627, 241 Có 3432
(Khi hết thời hạn vay phải xoá hết 3432) * Giá phát hành > mệnh giá:
+ Khi đi vay:
Nợ 111, 112: giá phát hành Có 3431: mệnh giá
Có 3433: phụ trội
+ Định kỳ phân bổ phụ trội trái phiếu, ghi giảm chi phí kinh doanh của giá trị tài sản của từng kỳ kế toán tương ứng:
Nợ 3433
Có 635, 627, 241
+ Chi …. khác tương tự như trường hợp trên. 3. Kế toán chuyển đổi trái phiếu
Trong trường hợp khi Công ty đi vay bằng trái phiếu và điều lệ phát hành có quy định trái phiếu có thể được chuyển đổi thành cổ phiếu (chuyển trái chủ thành cổ đông), thì khi chuyển đổi kế toán ghi:
Chương IV: Kế toán Công ty hợp danh I. Những vấn đề phương hướng về Công ty hợp doanh:
1) Đặc điểm:
- Công ty hợp doanh là doanh nghiệp trong đó có ít nhất 2 thành viên Hợp danh, ngoài thành viên hợp danh còn có thể có thành viên góp vốn.
- Thành viên hợp danh phải là cá nhân có trình độ chuyên môn, uy tín nghề nghiệp (tiêu chuẩn định tính).
- Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn (không có sự độc lập tổ chức giữa tài sản trong kinh doanh và tài sản ngoài kinh doanh) đối với chuyển khoản nợ phải trả Công ty.
- Thành viên hợp danh của 1 Công ty hợp danh không được đồng thời là thành viên hợp danh của Công ty hợp danh khác hay chủ doanh nghiệp tư nhân
- Không được phát hành cổ phiếu và trái phiếu