Các giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường cho sản phẩm của công ty cổ phần quà tặng sáng tạo việt nam(2) (Trang 58 - 63)

QUÀ TẶNG SÁNG TẠO VIỆT NAM.

3.3Các giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm

3.3.1.Xây dựng chiến lược phát triển thị trường cho công ty Quà tặng sáng tạo Việt Nam

Mục tiêu của giải pháp

Xây dựng chiến lược phát triển thị trường để định hướng cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, góp phần thực hiện các mục tiêu đề ra trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, làm gia tăng cả về doanh thu lẫn lợi nhuận kinh doanh, giúp doanh nghiệp phát triển ổn định, tăng thị phần và nâng cao vị thế của doanh nghiệp.

Nội dung của giải pháp

Xác định mục tiêu của chiến lược: Mục tiêu là kết quả mong muốn cuối dùng mà doanh nghiệp cần đạt tới, mục tiêu chỉ ra phương hướng cho tất cả các quyết định và hình thành những tiêu chuẩn đo lường cho việc thực hiện trong thực tế. Các mục tiêu được xác định rõ ràng, cụ thể là điều quan trọng để doanh nghiệp đạt được thành công.

Đánh giá môi tường bên ngoài và phân tích nội bộ doanh nghiệp tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty. Môi trường vĩ mô là tổng thể các yếu tố nằm bên ngoài doanh nghiệ, có ảnh hưởng tới mức cầu của ngành và tác động trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Môi trường vi mô gồm các yếu tố trong ngành và các yếu tố ngoại cảnh đối với doanh nghiệp, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành sản xuất kinh doanh đó. Phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp là việc rà soát, đánh giá các mặt của doanh nghiệp và mối quan hệ giữa các bộ phận. Bên cạnh đó còn chỉ ra các điểm mạnh cũng như điểm yếu doanh nghiệp còn mắc phải, là tiền đề cho việc phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu còn đang tồn tại trong doanh nghiệp.

Xây dựng ma trận SWOT và đưa ra phương án chiến lược: phân tích SWOT là phần tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với một doanh nghiệp.

Phân tích lựa chọn và quyết định chiến lược phát triển thị trường phù hợp với công ty CP Quà tặng sáng tạo Việt Nam. Dựa vào các căn cứ và phân tích trên ma trận SWOT, doanh nghiệp sẽ đánh giá ưu điểm, nhược điểm của mối phương án và lựa chọn cho mình một phương án phù hợp nhất.

3.3.2.Tổ chức tốt khối kinh doanh của công ty

Mục tiêu của biện pháp:

Nâng cao khả năng thâm nhập phát triển thị trường và giải quyết kịp thời các vấn đề thị trường để lực lượng phát triển thị trường của công ty làm việc hiệu quả và chuyên nghiệp hơn.

Nội dung của biện pháp:

Công ty nên bổ nhiệm phó phòng kinh doanh chuyên phụ trách thị trường, bổ nhiệm 3 tổ trưởng bán hàng phụ trách các ba vùng bán hàng chính và mỗi một cán bộ thị trường phụ trách nghiên cứu chính về một tới hai tỉnh.

Phó phòng kinh doanh phụ trách thị trường chịu trách nhiệm trước trưởng phòng kinh doanh về hoạt động quản lý nhân viên phụ trách kinh doanh, doanh số bán hàng và mối quan hệ với khách hàng tại tất cả các thị trường.

Các tổ trưởng thay mặt phó phòng giải quyết các vấn đề trên thị tường của mình quản lý.

Tăng thêm số lượng các nhân viên kinh doanh, mỗi nhân viên chỉ phụ trách từ 1 tới 2 tỉnh để quản lý và khai thác hiệu quả thị trường của mình.

3.3.3.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Mục tiêu của giải pháp:

Nhằm xây dựng và tuyển chọn một đội ngũ nhân viên năng động, hết lòng với công việc và có tinh thần trách nhiệm, nghiệp vụ chuyên môn tốt cho công ty CP Quà tặng sáng tạo Việt Nam.

Nội dung của giải pháp:

Chấn chỉnh bộ máy tổ chức của công ty theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Bố trí công việc hợp lý, từng bước chuyên môn hoá. Hàng quý, công ty nên thực hiện báo cáo để đánh giá, rút kinh nghiệm và hoàn thiện chuyên môn.

Bên cạnh đó, xấy dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên tinh nhuệ, nhiệt tình và đoàn kết. Tổ chức các khoá huấn luyện, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ và thực hiện chính sách lương theo vị trí, trách nhiện của cán bộ công nhân viên trong công ty.

Cán bộ quản lý của công ty cần đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu nguyện vọng của cán bộ công nhân viên trong công ty để đáp ứng đầy đủ yêu cầu, nguyện vọng của họ. Nhưng bên cạnh đó, công ty cũng cần phải có chế độ thưởng phạt nghiêm minh.

Công ty cũng nên thường xuyên tổ chức các cuộc thi đua để khuyến khích cán bộ công nhân viên trong công ty làm việc hăng say và yêu thích công việc hơn.

3.3.4.Nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm

Mục tiêu của giải pháp:

Giúp công ty CP Quà tặng sáng tạo Việt Nam đưa ra được những sản phẩm độc đáo và mới lạ, có sức cạnh tranh cao so với các đối thủ để từ đó có thể giúp cho việc phát trireenr thị trường của công ty đạt kết quả cao hơn.

Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm thì việc nghiên cứu tìm kiếm những sản phẩm mới cũng là một vấn đề cần được quan tâm. Trong giai đoạn trước công ty cũng đã chú ý tới vấn đề này nhưng chưa thực sự hiệu quả. Cụ thể là trên thị trường công ty chưa có sản phẩm nào hoàn toàn nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh. Trong giai đoạn tới công ty cần bổ sung thêm kinh phí và nhân lực để hoạt động này có hiệu quả hơn nữa.

Thực hiện đa dạng hoá sản phẩm theo hai hướng:

Không ngừng cải tiến, đa dạng hoá sản phẩm cho phù hợp với từng địa hình, khu vực, mở rộng danh mục sản phẩm của công ty.

Nghiên cứu mở rộng những mặt hàng trên thị trường chưa được cung cấp đủ, có sức cạnh tranh thấp để cung ứng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.5.Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại

Mục tiêu của giải pháp:

Nhằm thúc đẩy, tìm kiểm các cơ hội cung ứng hàng hoá, dịch vụ tới khách hàng. Hoạt động này đưa thương hiệu và sự uy tín của Công ty đến với khách hàng ngày càng gần hơn. Điều này góp phần giúp công ty ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong ngành.

Nội dung của giải pháp

Công ty thực hiện đầy mạnh hoạt động khuyến mãi nhằm kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy các đối tượng khách hàng đặt nhiều hàng hoặc sự dụng dịch vụ in ấn của công ty.

Bên cạnh đó, công ty cũng phải tăng cường thực hiện quảng cáo thương mại nhằm giới thiệu với khách hàng hoạt động kinh doanh của mình thông qua các bảng, biển, pa-nô, áp phích, các trang mạng xã hội như zalo, facebook…

Ngoài ra, công ty nên tăng cường các chuyến công tác ngoại tỉnh để có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Khi đó, sẽ có nhiều cơ hội để thuyết phục khách hàng đặt mua sản phẩm của mình.

KẾT LUẬN

Hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung luôn cần tồn tại song song với việc phát triển thị trường. Một doanh nghiệp muốn ổn định và phát triển thì phải đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, mẫu mã, hình thức, phương thức trao đổi, phương thức thanh toán…

Qua thực tế hoạt động của công ty Cố phần Quà tặng sáng tạo Việt Nam cho thấy công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể đó là: Công ty đã đáp ứng được yêu cầu của khách hàng về chất lượng, phương thức bán hàng thì tuỳ theo yêu cầu của khách hàng. Những nỗ lực của công ty đã giúp cho thị trường của công ty ngày càng mở rộng, doanh thu ngày càng tăng cao. Nếu những giải pháp trên được thực hiện tốt thì công ty có thể củng cố và phát triển thêm thì trường của mình.

Qua nghiên cứu lý thuyết và tìm hiểu thực trạng phát triển thị trường của công ty CP Quà tặng sáng tạo Việt Nam, tôi nhận thấy hoạt động phát triển thị trường của công ty đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ nhưng bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều những khó khăn và hạn chế tồn tại. Cần có những giải pháp thiết thực để đưa các sản phẩm của công ty CP Quà tặng sáng tạo Việt Nam chiếm lĩnh được thị trường hơn nữa.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường cho sản phẩm của công ty cổ phần quà tặng sáng tạo việt nam(2) (Trang 58 - 63)